Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Đông Hà Nội

MỤC LỤC

Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM Để đánh giá hiệu quả của một hoạt động kinh tế , thì không chỉ xem xét

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

Đối với chỉ tiêu này cần đề cập đến mối quan hệ lượng hoá giữa doanh số TTQT với số dư tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng, hay doanh số TTQT và số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế là như thế nào. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mọi nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài hoặc chi ngoại tệ để thanh toán cho nước ngoài, các NHTM đều phải thực hiện thông qua tài khoản NOSTRO – tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình tại nước ngoài.

Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM

    Môi trường kinh tế bao gồm: Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, hệ số mở cửa nền kinh tế (Tỷ lệ dân số XNK/GDP), môi trường đầu tư nước ngoài, sự linh hoạt, mức độ mở cửa và độ liên kết của thị trường tài chính trong nước với thị trường tài chính quốc tế, tầm cỡ trung tâm tài chính quốc tế của Quốc gia; thị trường tài chính, tiền tệ. trong nước, cán cân TTQT……. Môi trường kinh tế ổn định sẽ giúp cho các NHTM tránh được những rủi ro trong quá trình hoạt động. Pháp chế nội địa và quốc tế trong lĩnh vực TTQT. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay, vấn đề môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT của ngân hàng nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng, tác động mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM nói riêng. Vai trò của môi trường pháp lý đối với hoạt động TTQT được thể hiện ở chỗ: nó tạo cơ sở pháp lý để hạn chế rủi ro và giải quyết tranh chấp trong TTQT, tạo cơ sở pháp lý để các bên trong nước thực hiện nghĩa vụ và giải quyết tranh chấp, tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện tốt hoạt động TTQT. Môi trường pháp lý ở đây liên quan đến các đạo luật và tập quán quốc tế, những hạn chế và kẽ hở của chúng cũng như các mâu thuẫn giữa luật quốc gia và luật pháp, tập quán quốc tế……. Bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào vượt ra ngoài biên giới một quốc gia đều phải chịu sự chi phối của luật pháp trong nước và luật pháp của nước sở tại – nơi hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành. Hoạt động TTQT của NHTM cũng là một hoạt động kinh tế. Nó không những chịu sự chi phối của luật pháp trong nước và quốc tế, mà còn phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực, thông lệ quốc tế…….của từng loại hình nghiệp vụ phát sinh. Rủi ro trong TTQT. Rủi ro trong TTQT là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện TTQT liên quan đến các giao dịch quốc tế. Nguyên nhân phát sinh từ mối quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán như: Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các ngân hàng, các tổ chức cá nhân và các tác nhân trung gian, hoặc do những nhân tố khách quan khác gây nên như thiên tai, chính trị, kinh tế.. Như vậy, rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem lại. những hiệu quả mà chúng ta không thể dự đoán được. Đặc biệt trong hoạt động TTQT, liên quan đến các giao dịch thương mại quốc tế. Rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế cũng như rủi ro trong giao dịch thương mại trong nước, nhưng khoảng cách về địa lý, những khác biệt về văn hoá, luật pháp làm tăng thêm các khoản liên quan đến giao dịch quốc tế. Có ba loại rủi ro thường gặp trong hoạt động TTQT là: rủi ro về tác nghiệp, rủi ro về đạo đức, và rủi ro về tín dụng. Trong thu thế hội nhập quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, vấn đề hiện đại hoá công nghệ ngân hàng càng trở nên bức xúc đối với các NHTM Việt Nam. Và trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thì một trong những yếu tố quyết định thắng lợi là áp dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh ngân hàng. Công nghệ ngân hàng càng hiện đại càng giúp ngân hàng thu thập được nhiều thông tin nhanh chóng, chính xác, giúp ngân hàng ra các quyết định kịp thời, đúng đắn. Công nghệ ngân hàng tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng thể hiện qua các mặt: tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tốc độ thanh toán và lưu chuyển tiền tệ, quản lý tập trung và sử dụng đồng vốn kinh doanh hiệu quả..Hiện nay, hầu hết các NHTM đã thấy sự cấp thiết và đang từng bước cố gắng hiện đại hoá công nghệ thanh toán của ngân hàng và coi đây là một trong những cột trụ chính để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững. Nhiều hệ thống ngân hàng và phần mềm tiên tiến đã được áp dụng để xử lý các nghiệp vụ của hoạt động TTQT của ngân hàng hiện đại. Trình độ nguồn nhân lực của các NHTM. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy, trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất của cán bộ là một trong những yếu tố quyết định đến số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ và sự thành công của hoạt động ngân hàng. Nhân tố con người, đặc biệt là cán bộ nhân viên thanh toán có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động TTQT. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhân viên thanh toán phải có kiến thức sâu rộng về hoạt động này, đảm bảo các nghiệp vụ được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn, tránh những rủi ro có thể xảy ra. Uy tín và mạng lưới đại lý của NHTM. a) Uy tín của NHTM trong nước và trên trường quốc tế. Hoạt động của một ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT của một ngân hàng nói riêng có được mở rộng hay không tuỳ thuộc rất nhiều và uy tín của ngân hàng đó ở trong nước và trên thế giới. Điều này quyết định lượng khách hàng mà ngân hàng đó thu hút được. Uy tín của ngân hàng được thể hiện trên các mặt: khả năng thanh toán, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ, thời gian thanh toán, khả năng đáp ứng các phương tiện thanh toán, sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ..Một ngân hàng có uy tín tốt trên thị trường sẽ là điều kiện đầu tiên để khách hàng lựa chọn mua các sản phẩm dịch vụ. b) Mạng lưới đại lý của NHTM. Những khách hàng doanh nghiệp này là những khách hàng có quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài, do đó đòi hỏi họ phải có trình độ hiểu biết cao về lĩnh vực kinh tế, am hiểu luật pháp trong nước và nước ngoài – nơi mà hoạt động kinh doanh của họ hướng tới, có năng lực trong lĩnh vực TTQT, có khả năng giao tiếp với khách hàng nước ngoài, biết nắm bắt cơ hội làm ăn..Khi ngân hàng thu hút được những khách hàng có trình độ hiểu biết cao, có năng lực kinh doanh thì hoạt động của ngân hàng sẽ có hiệu quả cao hơn, hạn chế bớt được những rủi ro trong hoạt động TTQT.

    THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI

    Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Đông Hà Nội

      Hiểu rừ tầm quan trọng về nhận thức của mỗi cá nhân trong tổ chức là rất quan trọng đối với quá trình phát triển của Chi nhánh Đông Hà Nội nên công tác đào tạo nhận thức cũng như việc liên tục đào tạo nhằm trau dồi kiến thức, kỹ năng tác nghiệp dược Ban Lãnh đạo Chi nhánh Đông Hà Nội cùng toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên luôn cố gắng tạo môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp, thân thiện để mỗi thành viên tự giác cống hiến hết khả năng giúp cho chi nhánh phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo ổn định thị trường ngoại tệ trong nước, đầu năm 2007 NHNN đã ban hành quyết định về quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối, trong đó NHNN cho phép các TCTD được ấn định tỷ giá mua, bán với đồng USD không được vượt quá biên độ +/-0,5% với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do NHNN thông báo.

      2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của AGRIBANK  Đông Hà Nội
      2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của AGRIBANK Đông Hà Nội

      Một số nhận xét về thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của NHNo& PTNT Đông Hà Nội

        - Tận dụng thế mạnh là một chi nhánh có địa bàn hoạt động nằm tại khu vực trung tâm, phòng đã đề xuất với lãnh đạo cử các đoàn cán bộ tại các bàn giao dịch trực tiếp đi học tập nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ mặt và séc du lịch tại chi nhánh Sóc sơn đồng thời xây dựng quy trình nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ mặt và séc du lịch theo tiêu chuẩn ISO để chuẩn hoá nghiệp vụ này trong toàn ngân hàng Đông Hà nội đồng thời góp phần tăng thêm dịch vụ ngân hàng. Trong năm 2007, lượng cán bộ làm thanh toán quốc tế tại Hội sở và Chi nhánh Bà Triệu nghỉ theo chế độ bảo hiểm tăng đột xuất, những cán bộ còn lại phải đảm đương khối lượng công việc nhiều, và phải nỗ lực lớn để có thể ho- Tuy trong năm 2007, doanh số hoạt động và phí thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của toàn Chi nhánh nói chung có.

        GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI

        Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đông Hà Nội

          Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác TTQT Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thì vấn đề sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của mỗi người là điều hết sức cần thiết, vì nó sẽ giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT. - Ba là: Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác TTQT nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ có kỹ năng sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ, có khả năng quản trị công nghệ hiện đại, có phẩm chất tốt về đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, có sức cạnh tranh trên thị trường và đủ khả năng hội nhập vào hệ thống tài chính khu vực và thế giới.

          Một số kiến nghị - Kiến nghị với NHNN

          Thông thường, ngân hàng đại lý phải là ngân hàng có quy mô, hoạt động mạnh, có uy tín lớn trên thị trường quốc tế và thị trường nơi muốn đặt quan hệ đại lý phải có tiềm năng phát triển kinh tế trong hiện tại và tương lai và phải có lượng khách hàng tham gia thường xuyên trong mua bán quốc tế. Về mối quan hệ giữa các bên tham gia quan hệ TTQT cũng cần có văn bản cụ thể để thống nhất một nguồn luật khi đã được quy định bằng văn bản pháp luật, Ngân hàng có thể giảm bớt thủ tục như hiện nay và tránh được sự chồng chéo về trách nhiệm, nghiệp vụ của các Ngân hàng tham gia quy trình thanh toán.