Tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề

Ở các làng nghề, nhu cầu tín dụng của các cơ sở thường lớn hơn so với hộ và ngân hàng cũng dễ dàng chấp nhận các khoản vay với quy mô lớn của các cơ sở sản xuất hơn so với hộ vì các cơ sở sản xuất có tư cách pháp nhân, trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh cao hơn nên họ có thể ký kết được các hợp đồng về nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm với quy mô lớn hơn. Đối với khách hàng là hộ sản xuất ở các làng nghề, tài sản đảm bảo thường là nhà đất, máy móc thiết bị, còn đối với các doanh nghiệp thì tài sản đảm bảo thường là hàng tồn kho, các khoản phải thu và động sản khác mà ngân hàng có khả năng kiểm soát chặt chẽ và không để các chủ nợ khác giành quyền đảm bảo từ các tài sản đó.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY

Đặc điểm của các làng nghề ở Hà Tây

Tuy nhiên một vấn đề đặt ra cho các làng nghề hiện nay là tình trạng sử dụng hoá chất và một số nguyên liệu trong quá trình sản xuất đã gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là ở các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ nhựa, vật liệu xây dựng: nhuộm vải ở Vạn Phúc, La Phù; chế biến lương thực, thực phẩm Dương Nội, Dương Liễu. Nguyên liệu các làng nghề sử dụng chủ yếu được khai thác ngay tại địa phương và trong nước, hầu hết là lấy trực tiếp từ thiên nhiên nhưng việc tổ chức, khai thác, cung ứng một số nguyên liệu chưa tốt (như gỗ, song mây) nên các hộ, cơ sở ngành nghề phải mua lại từ nhiều nguồn, chủ yếu là nguồn cung ứng gián tiếp, thậm chí từ nguồn cung ứng bất hợp pháp nên phải mua với giá cao làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Thực trạng tín dụng đối với làng nghề tại NHCT Hà Tây

Phương thức cho vay chủ yếu được áp dụng với các hộ và cơ sở sản xuất ở làng nghề chủ yếu là cho vay từng lần do đặc điểm sản xuất kinh doanh của làng nghề là quy mô nhỏ, số lượng hộ sản xuất kinh doanh chiếm đa số, nhu cầu tín dụng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ nên mang tính thất thường. Những làng nghề có quan hệ tín dụng thường xuyên với Ngân hàng và đang có xu hướng tăng mạnh cũng là những làng có vị trí gần với thị xã Hà Đông - nơi tập trung các phòng giao dịch của Ngân hàng, đó là các làng La Phù, Vạn Phúc, Dương Liễu, Dương Nội, Trường Yên, Phú Vinh, Bích Hoà với các ngành nghề chủ yếu là dệt lụa, dệt kim, chế biến nông sản, thực phẩm, mây tre đan.

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay làng nghề thời kỳ 2000 - 2002   tại NHCT Hà Tây.
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay làng nghề thời kỳ 2000 - 2002 tại NHCT Hà Tây.

Nợ quá hạn

Mặc dù doanh số cho vay đối với các làng nghề của Ngân hàng khá cao nhưng dư nợ lại chiếm tỷ trọng thấp trên tổng dư nợ do dư nợ ngắn hạn chiếm đa số nên nhiều khoản nợ được thu hồi ngay trong năm, làm cho doanh số thu nợ cao và dư nợ nhỏ. Với phương châm hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh nợ quá hạn, Ngân hàng đã thường xuyên chấn chỉnh hồ sơ, kiểm soát điểm hàng ngày, đẩy mạnh thu hồi nợ đến hạn và quá hạn nên tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ làng nghề rất thấp, đến ngày 31/12/2002, nợ quá hạn đối với làng nghề chỉ còn 46 triệu đồng, chiếm 1,69% tổng nợ quá hạn của ngân hàng.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY

Thành tựu và nguyên nhân

Khách hàng có nhu cầu vay vốn mà đặc biệt là các hộ và cơ sở ở làng nghề rất quan tâm đến vấn đề này nên khi Ngân hàng hạ mức lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn lãi suất cho vay địa bàn nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tây thỡ khả năng cạnh tranh của Ngõn hàng đó tăng lờn rừ rệt. - Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ và cơ sở ở làng nghề khá cao: so với các loại hình doanh nghiệp khác, vốn đầu tư và chi phí cho một chỗ làm việc ở làng nghề thấp hơn; mặt khác, thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề trong những năm gần đây có những dấu hiệu khả quan dẫn đến thời gian thu hồi vốn của họ nhanh hơn, đồng thời các khoản vay ngân hàng cũng được thanh toán đúng hạn.

Những hạn chế và nguyên nhân

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, cơ sở thiếu tính pháp lý: Các hộ phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm ( nhất là đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh bánh kẹo, chế biến lương thực, thực phẩm..), các cơ sở còn phải có thêm giấy phép thành lập doanh nghiệp trong bộ hồ sơ vay vốn. Việc mua bán trao tay không có hoá đơn, chứng từ cũng gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong khâu kiểm tra việc sử dụng tiền vay vì không có đủ cơ sở pháp lý để biết các hộ và cơ sở có sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không, số tiền mà người mua, người bán ghi trên giấy biên nhận có phù hợp với thực tế hay không.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH Trong những năm qua, sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa

Đồng thời tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch các dự án phát triển sản xuất, chấn chỉnh bộ máy quản lý, củng cố xây dựng trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị xã, thành lập các hội nghề nghiệp ở các làng nghề, có chính sách khuyến khích, động viên các nghệ nhân, các hộ, cá nhân sản xuất giỏi. Và điều quan trọng là phải gắn việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với việc xây dựng nông thôn mới: xây dựng làng văn hoá, khu phố văn minh; thực hiện tốt các chính sách xã hội; phát triển giáo dục, y tế; bảo đảm vệ sinh môi trường và xã hội hoá việc bảo vệ môi trường.

CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY

Các giải pháp trực tiếp

Nếu nguồn là các khoản uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: Cho vay đúng đối tượng, theo đúng mức lãi suất được uỷ thác; nếu mức lãi suất này không thấp hơn mức lãi suất hiện hành, Ngân hàng có thể đề nghị giảm lãi suất đối với các hộ và cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín, sản phẩm được thị trường ưa thích hoặc nằm trong danh mục khuyến khích phát triển của Nhà nước. Do đó với khu vực làng nghề, Ngân hàng nên tăng mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với các dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao lên 20 triệu đồng; còn với các hộ, cơ sở làm ăn tốt hoặc đã có quan hệ tín dụng lâu dài, Ngân hàng am hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh của họ thì có thể cho vay mà không cần tài sản đảm bảo.

Các giải pháp gián tiếp

- Với những khách hàng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, Ngân hàng có thể tư vấn cho họ những thông tin cần thiết về tiêu chuẩn hàng hoá (chất lượng, tính xã hội của sản phẩm), các hình thức thanh toán trong quan hệ xuất nhập khẩu, thông tin về thị trường quốc tế, những quy định của Nhà nước, những thủ tục, giấy tờ cần thiết. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, cán bộ tín dụng phụ trách việc cho vay đối với các làng nghề còn phải có những hiểu biết về nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất các sản phẩm, thị hiếu, bản thân các sản phẩm truyền thống, những quy định của chính quyền về đất đai, nhà ở, các văn bản pháp luật.

KIẾN NGHỊ

Kiến nghị với Nhà nước

Nhà nước nên giao cho một cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm chung về sự phát triển của các làng nghề, tránh để tình trạng có nhiều cơ quan cùng quản lý làng nghề nhưng lại không có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của nó như hiện nay. Vì thế, để đảm bảo nguồn vốn cho các làng nghề, Nhà nước nên có những chính sách thiết thực để hỗ trợ Ngân hàng như: cấp bù lãi suất, theo đó Nhà nước chỉ định Ngân hàng cho vay làng nghề với một mức lãi suất ưu đãi, sau đó sẽ cấp cho Ngân hàng một khoản tiền bằng phần chênh lệch lãi suất nhân với số tiền cho vay để đảm bảo Ngân hàng không bị lỗ.

Kiến nghị với UBND tỉnh

Do vậy, tỉnh nên có quy hoạch lại đối với các làng nghề, tạo điều kiện cho các hộ xây dựng nhà xưởng, sản xuất tập trung thành một khu vực riêng biệt, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường cho các làng. Có như vậy, các làng nghề mới có thể phát triển lâu dài và phát triển được hình thức du lịch thăm quan làng nghề và đặc biệt là đáp ứng được mặt xã hội của sản phẩm đối với các cơ sở có hoạt động xuất khẩu.

Kiến nghị với NHCT Hà Tây

Các hộ thường tận dụng ngay nơi ở làm nơi sản xuất, không có nhà xưởng riêng biệt. Điều này gây ra tình trạng ô nhiễm, gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến những hộ xung quanh.