MỤC LỤC
Dịch vụ cung cấp nước của tỉnh Vĩnh Phúc hiện tại do 2 công ty cấp nước quản lý đó là công ty cấp thoát nước và môi trường số 1, số 2 (viết tắt là WSSEC1 và WSSEC2) với tổng công suất cấp nước sạch là 36.000m3/ngày. Trong khi WSSEC2 lại cung cấp nước cho thị xã Phúc Yên, huyện Mê Linh và khu vực phía Đông của tỉnh với tổng diện tích cung cấp nước là 406,76km2 ứng với 32 xã, phường, thị trấn.
Tỉnh mới chỉ đầu tư vốn để xây dựng 2 bãi rác ở Núi Bông cách Vĩnh Yên 7Km và ở xã Nam Viêm cách Phúc Yên 6Km mà chủ yếu chỉ là xây tường bao che chắn, làm rãnh thoát nước. Việc phát triển hạ tầng hệ thống xử lý nước thải và rác thải bị tụt hậu so với sự phát triển của khu đô thị và khu công nghiệp.
Khu vực Phúc Yên, Mê Linh chất lượng phủ sóng tương đối tốt, khu vực này có 3 trạm BTS của Vinaphone, 1 trạm của Mobifone và 1 trạm Viettel Mobile. Năm 2005 EVN Telecom đã triển khai lắp đặt thiết bị mạng thông tin di động công nghệ CDMA băng tần 450Mhz tại Vĩnh Phúc, dự kiến phủ sóng đến tất cả các huyện.
Từ năm 1997 đến nay các công trình thuỷ lợi được tỉnh đầu tư 154 tỷ đồng cho việc hoàn thành một số trạm bơm như trạm bơm Thanh Điền, trạm bơm Đại Thịnh, kênh Liễn Sơn…và hàng trăm trạm bơm nhỏ khác góp phần tăng năng lực tưới lên 1 vạn ha và trên 9.000ha được tưới bổ sung. Nhưng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế và cần thu hút các nguồn vốn đầu tư hơn nữa cho cơ sở hạ tầng đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Đó là do năm 2005 và 2006 theo như quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc một số công trình trọng điểm đã đi vào thực hiện, không như giai đoạn trước các tuyến đường chỉ sửa chữa nhỏ hoặc bảo dưỡng, giai đoạn này nhiều công trình trọng điểm được đầu tư với khối lượng vốn đầu tư rất lớn: QL2A - tuyến đường xương sống trong mạng lưới giao thông của tỉnh được nâng cấp lên tổng cộng 8 làn xe trong đó mở rộng từ 2 làn xe lên 6 làn xe được đầu tư theo hình thức BOT và 2 làn dành cho xe máy và xe thô sơ do ngân sách của tỉnh thực hiện;dự toán được duyệt là 394 tỷ trọng đồng thực hiện từ năm 2005 đến năm 2007 hoàn thành; tiến độ thực hiện của các công trình: đường vào KCN Bình Xuyên, Hạ tầng ngoài hàng rào KCN Thiện Kế, triển khai thi công đường vào KCN Kim Hoa, Cải tạo và nắn chỉnh QL2C với dự án được duyệt là 46 tỷ đồng thực hiện từ năm 2005 đến 2006, Cải tạo nâng cấp QL2B với dự án được duyệt 179 tỷ đồng khởi công năm 2005….cùng nhiều tuyến đường quan trọng khác nữa đang được triển khai bước chuẩn bị đầu tư. Đến giai đoạn này bên cạnh tập trung vào đầu tư hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải ở Thành phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên, tỉnh đã tiến hành đầu tư nhiều dự án ở các khu vực khác trong đó có khu vực nông thôn: hệ thống cấp nước tập trung tại huyện Yên Lạc, huyện Tam Dương, huyện Mê Linh, huyện Lập Thạch, Huyện Vĩnh Tường và Hệ thống cấp nước tại thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên…đảm bảo cung cấp đủ lượng nước sạch phục vụ nhu cầu của nhân dân các khu vực trong toàn tỉnh.
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thường cần khối lượng vốn rất lớn trong khi khả năng thu hồi vốn đầu tư là rất lâu, hiệu quả tài chính lại không cao nên tư nhân rất ít khi đầu tư vào lĩnh vực này và Nhà nước vẫn phải đảm nhiệm vai trò chính trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chính vì vậy mà tỷ trọng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật từ Ngân sách nhà nước thường cao. Một số dự án lớn đã áp dụng hình thức này như: dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc; dự án hệ thống cấp nước Vĩnh Yên được đầu tư bằng nguồn vốn ODA Đan Mạch đến nay đã hoàn thành và đi vào sử dụng, tổng vốn đầu tư là 100,8 tỷ đồng, dự án hệ thống cấp nước Mê Linh đầu tư bằng nguồn vốn ODA Italia hiện đang bắt đầu triển khai, hệ thống thoát nước Vĩnh Yên và Phúc Yên đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư để kêu gọi vốn ODA.
Đặc biệt gắn kinh tế trung ương với kinh tế địa phương, gắn phát triển công nghiệp tại khu vực đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ của tỉnh sẽ tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ mới, học hỏi kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ lao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi năng lực tích luỹ tăng lên nhờ nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho tỉnh có thể năng động tăng tỷ lệ chi cho đầu tư cho phát triển (chi đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, vấn đề xã hội.. là những lĩnh vực tăng cường khả năng nội lực của tỉnh trong việc thu hút nguồn vốn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế), mức đầu tư ngân sách của tỉnh có thể còn cao hơn nữa, nhất là trên quan điểm vốn ngân sách có vai trò tạo chất xúc tác, kích thích tăng các nguồn vốn khác.
Tất cả các xã đều có điểm phục vụ và máy điện thoại, khả năng tiếp cận dịch vụ trên địa bàn tỉnh tương đối dễ dàng…Tuy nhiên so với các tỉnh khác, các chỉ tiêu của Vĩnh Phúc ở mức thấp, gần như thấp nhất so với các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc bộ, mật độ người sử dụng và chất lượng dịch vụ thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước; dịch vụ Internet băng rộng chưa đáp ứng nhu cầu thị trường; số người sử dụng dịch vụ viễn thông ở nông thôn và thành thị còn chênh lệch khá lớn. Đầu tư phát triển hạ tầng mạng ít, thực hiện theo kế hoạch dài hạn, thường bị động, chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt và thiên về mục đích kinh doanh, lợi nhuận dẫn đến sự bất cập về mạng chuyển mạch và phát triển hạ tầng mạng nội hạt, đã có một số trường hợp không đáp ứng được nhu cầu phát triển điện thoại; mạng chuyển mạch còn nhiều tổng đài độc lập, gây khó khăn cho mở rộng và nâng cấp; dịch vụ Internet băng rộng còn hạn chế về thiết bị, đường truyền nên mới cung cấp cho một số khách hàng là các cơ quan Nhà nước và một số doanh nghiệp lớn, chưa đáp ứng yêu cầu của các tổ chức và công dân.
Thứ nhất do tỉnh Vĩnh Phúc mới tái lập nên yêu cầu về đầu tư phát triển là rất lớn trong khi nguồn vốn đầu tư còn hạn chế lại phải phân phối đầu tư cho nhiều vùng, nhiều lĩnh vực nên không thể tránh khỏi đầu tư dàn trải, dù xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tỉnh chú trọng đầu tư số một thì khối lượng vốn đầu tư không thể đủ để đáp ứng tất cả các nhu cầu. Thứ ba công tác quản lý đầu tư xây dựng chưa phát huy được tác dụng là do lực lượng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, về tư vấn giám sát đầu tư năng lực còn yếu dẫn đến chất lượng dự án không cao, có khi thẩm định còn sai sót, thời gian kéo dài, giám sát không chặt chẽ dẫn đến việc có công trình phải phá đi làm lại hay tuổi thọ của công trình không như kế hoạch.
Thứ năm, việc Vĩnh Phúc được Chính Phủ phê duyệt trở thành một trong 8 tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ đã nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Hồng và trên cả nước; tương lai sẽ là địa bàn phát triển quan trọng của vùng KTTĐ Bắc Bộ, mang thêm các chức năng cấp vùng và trở thành thành phố vệ tinh của Hà Nội. Thứ ba, đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp còn ít, hạn chế khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tăng thu nhập của đại bộ phận nông dân ; chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt lợi thế phát triển dịch vụ, du lịch và thương mại; chưa phát huy lợi thế gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (liên kết về hạ tầng, chuyển giao công nghệ, phối hợp đào tạo nguồn nhân lực và phối hợp phát triển dịch vụ du lịch thương mại).
Cải cách hành chính nhà nước, hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành hiệu lực, hiệu quả; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội nhằm tạo tiền đề vật chất quan trọng để Vĩnh Phúc phát triển là tỉnh có các yếu tố cơ bản là tỉnh công nghiệp vào trước năm 2020 và xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành thành phố vào những năm 2020. - Số lao động được giải quyết việc làm khoảng 24–25 ngàn người/năm - Cơ cấu lao động của Vĩnh Phúc đến năm 2010 chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng - dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thuỷ sản, thứ tự là 45% - 55%.
Trong điều kiện nền kinh tế tỉnh phát triển như dự kiến với tốc độ tăng trung bình năm 14,4%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2010, khối lượng hàng hóa vận chuyển của tỉnh trung bình năm phất đấu đạt 14,4%, luân chuyển là 12,1%, trong đó, khuyến khích vận tải hàng hóa bằng vận tải đường sông và đường sắt; vận tải hành khách bằng đường bộ đạt tốc độ tăng bình quân 16%/năm, luân chuyển là 13%. - Xây dựng mới: để đáp ứng nhu cầu liên kết kinh tế Vĩnh Phúc với Hà Nội và với các tỉnh trong vùng, cải thiện bộ mặt văn minh của đô thị đặc biệt là thị xã Vĩnh Yên, từ nay đến năm 2010 cần triển khai xây dựng mới mới đường cao tốc Hà Nội - Việt Trì đoạn qua Vĩnh Phúc theo tiêu chuẩn đường cao tốc mỗi bên có 2 làn xe mặt cắt 26m.
Trong giai đoạn này một số công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ được đầu tư đặc biệt là giao thông vận tải với nhiều công trình quan trọng:Xây dựng và hoàn thiện các trục giao thông chính trên địa bàn ; Cải tạo QL 23 (18km), QL 2C (43km) thành đường cấp III đồng bằng; Nâng cấp và hoàn chỉnh các tuyến đường nội thị Vĩnh yên, Phúc Yên đạt tiêu chuẩn đường phố với đầy đủ hệ thống đèn tín hiệu đảm bảo an toàn giao thông ; Dự án xây dựng và hoàn thiện các bến xe khách và các điểm đỗ xe trong tỉnh ; Xây dựng cầu và cảng Vĩnh Thịnh ; Xây dựng đường cao tốc hướng tâm (70km)..Dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy nước Vĩnh Yên và nhà máy nước Mê Linh giai đoạn II ; dự án xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải thị xã Vĩnh Yên, Phúc Yên, Xuân Hoà. Nguồn vốn được huy động để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng rất phong phú, không chỉ là vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước..mà tỉnh còn chủ trương tăng cường kêu gọi hỗ trợ thêm từ các nguồn vốn khác như vốn JBIC, vốn ADB (cho một số dự án giao thông,. năng lượng nông thôn, Điện nông thôn..),các dự án nâng cấp cải tạo tuyến đường Quốc lộ trên địa bàn tỉnh được cho phép đầu tư theo hình thức BOT, BT với tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng ; Nguồn vốn ODA được huy động cho một số dự án cấp nước của Vĩnh Yên và Mê Linh, hệ thống thoát nước Vĩnh Yên, Phúc Yên và một số huyện với tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng, dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất rắn Vĩnh Phúc vốn đầu tư là 20 triệu USD từ nguồn vốn ODA Hàn Quốc ; dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh.
Trong đó hết sức quan tâm và ưu tiên đầu tư nhằm thu hút mạnh các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp…do hiện nay Vĩnh Phúc chưa thể dồn toàn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà còn nhiều lĩnh vực khác cần đầu tư; để nhanh chóng tiếp thu vốn và kỹ thuật của nước ngoài thì cần tiếp tục phát triển các đặc khu kinh tế như: khu chế xuất, khu công nghiệp…với quy mô hợp lí để có thể huy động tài lực tập trung vào xây dựng một kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại và phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Để huy động được nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một vấn đề thực sự nan giải vì đầu tư cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, tính sinh lời thấp nên đã hạn chế sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư do đó bên cạnh nguồn vốn nhà nước giữ vai trò chủ đạo cần phải có chính sách huy động mọi nguồn vốn trong dân, từ phía các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước: Nguồn vốn ODA; Phát hành trái phiếu Chính phủ (trong nước), trái phiếu quốc tế để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phải đảm bảo nguồn vốn hoàn trả; Cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp chuyên tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, hoặc sử dụng quỹ đất để kêu gọi đầu tư theo hình thức đổi đất lấy công trình; Xã hội hoá lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông qua việc hình thành những đơn vị chuyên ngành đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng có đủ năng lực tài chính và chuyên môn, cũng như khả năng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.