MỤC LỤC
Ở nước ta hiện nay các doanh nghiệp nhà nước vấn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nguồn vốn của họ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng vốn vay từ các ngân hàng thương mại và từ nước ngoài. Trong trường hợp đầu tư nhà nước không đúng hướng,không phù hợp hoặc sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả sẽ gây hiệu ứng ngược lại cho đầu tư tư nhân và khiến cho tổng đầu tư xã hội giảm sút, kéo nền kinh tế đi xuống.
Đầu tư nhà nước chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thâm hụt ngân sách, nợ nước ngoài, các quy hoạch kinh tế xã hội, tỷ lệ thất thoát, tham nhũng, tốc độ giải ngân vốn, các thủ tục khi sử dụng vốn nhà nước. Trong một thế giới mở cửa và hội nhập,việc cải thiện môi trường đầu tư hoặc hướng tới một môi trường kinh doanh lành mạnh, đủ sức cạnh tranh là đích đến để phát triển kinh tế xã hội của bất kì quốc gia nào.
Môi trường thuận lợi thì các doanh nghiệp, doanh nhân mới toàn tâm, toàn ý tập trung trí tuệ, vốn và kĩ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Thuế thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nên chính phủ cần đưa ra chính sách thuế hợp lý nhằm khuyến khích và nâng cao hiệu quả của chi tiêu đầu tư nhưng vẫn phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở hai giả thuyết này, Keynes đề xuất tư tưởng kích cầu theo nguyên lý sau: Dịch chuyển sức mua từ khu vực dân cư và tư nhân vào tay chính phủ để tăng cầu hiệu lực, đưa nền kinh tế ra khỏi cái bẫy đình đốn do thiếu sức mua. Ra đời trong giai đoạn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, học thuyết kinh tế của Keynes đã chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế học hiện đại và có ảnh hưởng sâu rộng trong chính sách kinh tề ở nhiều quốc gia trên thế giới cho đến hiện nay.
Vì thế để thoát khỏi suy thoái thì cần có một lượng cầu đủ lớn. Xuất phát từ giả thuyết thứ hai, Keynes cho rằng chỉ có chính phủ mới dám chi tiêu mạnh tay khi nền kinh tế đang suy thoái.
Kích cầu đúng đối tượng là việc kích cầu hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùng nhanh hơn khoản tài chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sẽ sớm gây ra tác động lan tỏa tới tổng cầu hơn, đồng thời gướng tới những chủ thể kinh tế nào bị tác động bất lợi hơn cả bởi suy thoái kinh tế, thường đó là những chủ thể kinh tế có thu nhập thấp hơn. Tóm lại, mức độ “đúng đối tượng” (well-targeted) của gói kích cầu của Chính phủ phụ thuộc vào: (i) mức độ chi tiêu của các đối tượng nhận được thu nhập nhờ có gói kích cầu thông qua tác động lan tỏa diễn ra trong nhiều vòng như mô tả ở trên; và (ii) mức độ “rò rỉ” ra hàng ngoại nhập của các chi tiêu đó ở trong mỗi vòng của tác động lan tỏa.
Tuy nhiên các sáng kiến của các nước này lại khá đa dạng, bao gồm các biện pháp cụ thể như cấp tiền trực tiếp hoặc phát phiếu tiêu dùng cho người dân (Nhật), hoàn thuế cho người dân, gia đình có thu nhập thấp, trợ cấp cho các gia đình có trẻ em (Mỹ, Hàn Quốc), trợ cấp cho người nghèo, người thất nghiệp (Mỹ, Đài Loan), cũng như hỗ trợ đối với các đối tượng khó khăn trong hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế (hỗ trợ người mua nhà gặp khó khăn ở Mỹ, Australia, Đài Loan; hỗ trợ cho ngư dân, người già ở Hàn Quốc, hỗ trợ cho nông dân ở Trung Quốc, Thái Lan; trợ cấp tiêu dùng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và ít ô nhiễm ở Đài Loan). Thông thường các biện pháp kích thích tăng đầu tư đối với khu vực doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc giảm thuế dưới nhiều hình thức cho các doanh nghiệp - không trợ cấp hoặc cấp vốn trực tiếp.Ví dụ như cho phép khấu hao nhanh các khoản đầu tư (Mỹ), cho nợ thuế, ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động và sử dụng thêm lao động mới (Mỹ, Nhật), tăng hoàn thuế XK đối với một số mặt hàng sử dụng nhiều lao động (Trung Quốc), bỏ thuế đánh vào lãi trên vốn (capital gain) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Mỹ), giảm thuế tạm thời cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Australia), giảm thuế đối với các dự án đầu tư mới (Đài Loan) khuyến khích ngân hàng cho vay đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trung Quốc).
Nhà nước có nhiều dự án xây dựng nhà máy điện nhỏ, vừa và lớn, đặc biệt là thuỷ điện Sơn La khởi công năm 2005, nguồn vốn xây dựng nó bao gồm vốn vay các ngân hàng thương mại (17.000 tỷ đồng); vốn vay Ngân hàng Đầu tư phát triển (4.000 tỷ đồng) và vay ngoại tệ từ nguồn vốn Chính phủ thông qua Ngân hàng Đầu tư phát triển (400 triệu USD) để nhập khẩu thiết bị công nghệ. FDI ở Vịêt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhiều phương diện của nền kinh tế: vốn, việc làm, Chuyển giao công nghệ, nâng cao khả năng thương maị quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham gia vào các thị trường quốc tế, Tác động lên tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước …. Tiềm năng của Việt Nam đó là một nước có tốc độ tăng trường kinh tế cao, có dân số đông, là một thị trường lớn và có nguồn lao động rẻ, là một thị trường mới và cú nhiều cơ hội kinh doanh… Với chớnh sỏch rừ ràng về đầu tư, luật hoỏ về quyền tài sản của các nhà đầu tư, không quốc hữu hóa doanh nghiệp và khả năng hồi hương về vốn.
Kết quả ngăn ngừa lạm phát: Do Chính phủ và các cấp, các ngành ngay từ đầu năm đã chủ động phòng ngừa tái lạm phát cao trở lại, triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm khôi phục và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhất là tập trung phát triển thị trường trong nước; chỉ đạo, điều hành tài chính, tiền tệ linh hoạt nên mức lạm phát năm 2009 không cao. Trong trường hợp này, việc mở rộng khối tiền cung ứng ban đầu có thể làm cho lãi suất giảm xuống nhưng sau đó tỷ giá tăng lên, hiện tượng di chuyển tiền gửi VND sang tài sản ngoại tệ sẽ xảy ra nhanh chóng và các ngân hàng buộc phải điều chỉnh lãi suất tiền gửi VND trở về mức cũ nhằm hạn chế tình trạng di chuyển tiền gửi (hiện tượng này đang diễn ra tại các NHTM) và ảnh hưởng tới toàn bộ mặt bằng lãi suất. Việc không thực hiện được kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ sau 7 tháng năm 2009 (tỷ lệ trúng thầu là 2469,7 tỷ đồng/19.000 tỷ đồng chỉ đạt 13%) một phần phản ánh sự thiếu hấp dẫn của trái phiếu Chính phủ do lãi suất trúng thầu thấp so với lãi suất đăng ký nhưng mặt khác, phản ánh phần nào tình trạng căng thẳng thanh khoản trên thị trường vốn hiện nay và cảnh báo sự thiếu hụt nguồn để cân bằng ngân sách.
Số liệu của Trung Quốc cho thấy trong khi tình hình việc làm tiếp tục xấu đi trong khu vực xuất khẩu và cũng ảm đạm trong khu vực công nghiệp (do một số ngành công nghiệp như xi măng, sắt thép, nhôm có dấu hiệu dư thừa công suất và buộc chính phủ phải “can thiệp”), việc làm mới được tạo ra nhiều trong khu vực dịch vụ, xây dựng và khu vực nhà nước. Trong khi đó, mô hình tăng trưởng của Việt Nam lại bị ảnh hưởng nhiều bởi tổng cầu nước ngoài do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, do đó bản thân Việt Nam không lựa chọn tăng tổng cầu nội địa mà chọn duy trì nhân tố được chính phủ đánh giá là quan trọng của nền kinh tế là các doanh nghiệp sản xuất trong nước (mà phần không nhỏ là các DNNN) và doanh nghiệp nhắm về xuất khẩu. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế giống như kiểu một trận đấu đang bế tắc, Trung Quốc và Mỹ lựa chọn tìm kiếm giải pháp tấn công mới, mô hình hỗ trợ (tạo tăng trưởng GDP mới), khai thông thế trận mới, trong khi Việt Nam lựa chọn phòng thủ và duy trì lối chơi truyền thống (mô hình tăng trưởng vẫn dựa vào xuất khẩu), chờ đợi cơ hội.