MỤC LỤC
Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được thành lập vào ngày 03/09/1975 là Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, xuất nhập khẩu dầu thô và các vật tư, thiết bị dầu khí đến vận chuyển, tàng trữ, cung cấp dịch vụ, chế biến, phân phối sản phẩm dầu khí. Số mỏ dầu đang chính thức khai thác gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Bunga Kekwa – Cái nước và đã đưa mỏ khí đầu tiên Lan Tây – Lan đỏ vào khai thác từ tháng 11/2002, sản lượng khai thác ổn định khoảng 2 triệu m3/ngày. Bên cạnh việc mở rộng hoạt động thăm dò khai thác trong nước, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã có những hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài như ký với Angiêri, ký JOC với Malasia, ký PSC với Indonesia.
Khai thác các tiềm năng khí: để tận dụng tiền năng to lớn về khí thiên nhiên, ngoài việc xây dựng đường ống Rạng Đông – Bạch Hổ và Trạm nén khí Dinh Cố nhằm nâng công suất vào bờ của hệ thống Bạch Hổ lên 6 triệu m3/ngày. Dịch vụ Dầu khí: Ngoài những dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong các khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác PetroVietnam chú trọng những dự án phát triển năng lực các loại dịch vụ, nhất là các loại dịch vụ mang tính kỹ thuật cao như: vận tải, tàu dịch vụ ngoài khơi…. - Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam là người đại diện chủ sở hữu các nguồn vốn của Tổng Công ty do Nhà nước giao, thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
Các Phó Tổng Giám đốc: Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công của hoặc uỷ quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.
Từ năm 1986, khi Việt Nam bắt đầu khai thác và xuất khẩu dầu thô thì toàn bộ khối lượng dầu thô khai thác được đều phải bán theo điều kiện FOB do ta không có phương tiện tàu dầu thô để chuyên chở (trước đây Việt Nam chỉ có 1 tàu chở dầu thô Pacific Falcon trọng tải 60.000 DWT, chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu vận chuyển) và như vậy Việt Nam mất đi cơ hội thu một lượng ngoại tệ lớn từ dịch vụ vận tải này. Hiện nay Sinopec là một Công ty Dầu khí của Trung Quốc được mua dầu tại Việt Nam và Trung Quốc có chế độ bảo hộ chặt chẽ, và phần lớn tàu hành trình từ Việt Nam tới Trung Quốc chế độ kiểm tra tàu không nghiêm ngặt, chất lượng tàu không cao do vậy Sinopec thường dùng tàu của COSCO để chở dầu mua của Việt Nam, cước phí thấp do vậy rất khó có thể cạnh tranh được với tàu đến từ Trung Quốc. Để đảm bảo cho việc khai thác và quản lý tàu dầu được an toàn, không gây ô nhiễm môi trường và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định Quốc tế đối với tàu dầu, đội tàu cần phải thoả mãn các Quy phạm, Luật lệ và Công ước Quốc tế cũng như các văn bản pháp quy do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành.
Tính đến hết tháng 10/2003, tàu POSEIDON M đã đạt được những thành tích khả quan, tổng thu cước từ khách hàng mua dầu đạt gần 7 triệu USD, khối lượng vận chuyển đạt trên 700.000 tấn, trong đó có gần 400.000 tấn dầu thô xuất khẩu từ mỏ Bạch Hổ (theo số liệu báo cáo của Công ty Thương mại Dầu khí Petechim). Từ những phân tích về nhu cầu vận chuyển, kế hoạch phát triển đội tàu và tình hình hoạt động thực tế của tàu POSEIDON M như nêu trên có thể thấy rằng nguồn hàng được đảm bảo (xuất khẩu dầu thô CFR) cho đội tàu vận tải còn rất lớn, chủ trương và kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu dầu thô là đúng đắn và có hiệu quả cao. Đây là một bước thụt lùi của ngành vận tải biển của Việt Nam trong khi Việt Nam tham gia vào thị trường chung ASEAN và đang trong tiến trình gia nhập WTO thì Việt Nam có duy nhất một con tàu chở dầu Poseidon M (theo thông tin mới nhất tàu Pacific Falcon của Việt Nam đã đề cập ở trên – đang được rao bán).
Các doanh nghiệp vận tải Việt Nam, tuy nhiên, cũng phải tự phần đấu, nhà nước cũng không thể bảo hộ những công ty hoạt động quá yếu.Tính cạnh tranh của tàu Việt Nam rất thấp; hoạt động của các công ty vận tải nào cũng gồm ba khâu: chủ tàu, quản lý tàu và là người vận chuyển, trong khi trên thế giới hiện nay có xu hướng tách ba lĩnh vực trên nhằm chuyên môn hóa lĩnh vực vận tải của họ.
Các yếu tố như sự cạnh tranh từ các hãng tàu nước ngoài, ảnh hưởng từ thời tiết, từ lượng hàng sản xuất trong nước là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của Petro Vietnam, tuy nhiên mức phản ứng hiện tại của Petro Vietnam với các yếu tố này vẫn còn ở mức thấp. Do đó bên cạnh việc phát huy những mặt mạnh, Petro Vietnam cần phải có hướng khắc phục những mặt yếu có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp như : trình độ đội ngũ nhân viên, việc thay thế thuyền viên nước ngoài bằng thuyền viên Việt Nam còn chậm. Hiện nay, các Nhà máy Lọc dầu tại Trung Quốc cũng là các khách hàng lớn mua dầu thô Bạch Hổ của Việt Nam, tuy nhiên, do chế độ bảo hộ các tàu Trung Quốc, các tàu của Trung Quốc luôn được chọn để chở hàng cho các khách hàng này (Sinopec – Sinochem, Unipec ..), hơn nữa cước chuyên chở cho các tuyến này (Ningbo, Shanghai, Zhanjiang, Huizhou ..) thường rất thấp (các tàu Trung Quốc phần đông là tàu cũ nên sức cạnh tranh của họ cao hơn các tàu mới), do đó trong phương án kinh doanh này chỉ tính các tuyến lớn như trên, trong đó chủ yếu là Melbourne, Singapore và Mizushima (xuất khẩu dầu Bạch Hổ).
Theo tính toán chi tiết kế hoạch phát triển đội tàu vận tải dầu thô Việt Nam được trình bày dưới đây và theo thực tế xuất khẩu dầu thô Bạch Hổ hiện nay, một tàu dầu thô cỡ Aframax 100.000 DWT trung bình một năm chỉ chuyên chở được tối đa khoảng 1 triệu tấn dầu Bạch Hổ xuất khẩu (khoảng 12 chuyến/năm) và cũng cỡ tàu này, nếu việc khai thác cũng như khả năng giao và nhận dầu tại Bạch Hổ và Nhà máy Lọc dầu số 1 liên tục không gián đoạn thì cũng chỉ vận chuyển được khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Do các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn kỹ thuật, ngành đóng tàu Việt Nam cần có thời gian để chuẩn bị từng bước nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng và trình độ kỹ thuật mới có thể đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra đối với tàu vận tải dầu thô. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ vận chuyển số lượng dầu thô xuất khẩu hiện nay cũng như để phục vụ nhu cầu sản xuất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất khi đi vào hoạt động từ sau năm 2003 và Nhà máy Lọc dầu số 2 từ sau năm 2007, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) phải sẵn sàng có đội tàu riêng tương đối mạnh với đội ngũ cán bộ điều hành có nghiệp vụ cao, quan hệ rộng trên thị trường, đội ngũ thuyền viên giỏi và có uy tín.
Liên doanh liên kết để tham gia vận tải dầu thô từ Trung đông vận tải cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để tận dụng, học hỏi kinh nghiệm quản lý tàu của các hãng này, giải quyết vấn đề hạn chế về tàu, nguồn hàng với các chủ tàu, các công ty dầu lớn, tham gia vào một số tổ chức nhỏ (pool) để điều phối nguồn hàng và tăng khả năng hoạt động của tàu. Để đảm bảo cho việc khai thác và quản lý tàu dầu được an toàn, không gây ô nhiễm môi trường và tuân thủ nghiêm ngặt các qui định Quốc tế chung đối với tàu dầu, đội tàu cần phải thỏa mãn các qui phạm, công ước quốc tế cũng như các văn bản pháp qui do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành. Bên cạnh đó phải duy trì hệ thống thông tin liên lạc thường xuyên và trực tiếp với các đội ứng cứu sự số tràn dầu gần nhất, cũng như luôn liên lạc với Uỷ ban Ứng cứu sự cố Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam hoặc triển khai bộ phận ứng cứu sự cố tràn dầu của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam trực tại những nơi có hoạt động dầu khí gần nhất đối với hải trình của các tàu chở dầu thô hoặc các sản phẩm dầu khí đang hoạt động.