Ảnh hưởng của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam

MỤC LỤC

Tác động của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

    Kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy rằng con đường tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng, lãnh thổ. Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, nhằm phát huy nội lực của nền kinh tế trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực. Đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư vào từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hay thấp… đều ảnh hướng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo điều kiện tiền đề vật chất cho sự phát triển các ngành mới…do đó làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành.

    Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng da dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu. Chuyển dịch của khu vực công nghiệp theo hướng hình thành, phát triển một số ngành và sản phẩm mới thay thế nhập khẩu cung cấp cho thị trường nội địa, nhiều mặt hàng có chất lượng cao đã chiếm lĩnh thị trường trong nước. Đối với các ngành nông lâm nghiệp, đầu tư tác động nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn bằng cách xây dựng kết cấu kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, tăng cường khoa học công nghệ….

    Đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị…. Đầu tư vào những vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy đươc thế mạnh và tiềm năng của vùng, bên cạnh đó chính phủ còn có những hoạt động hỗ trợ đầu tư cho những vùng kém phát triển nhằm cải thiện đời sống nhân dân và giảm chênh lệch kinh tế. Phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động về nhiều mặt: giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tạo ra cạnh tranh - động lực của tăng trưởng; thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội; là con đường xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

    Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế

    Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và khu vực. Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đa dạng về hình thức sở hữu.

    Đặc biệt là sự đổi mới thành phần kinh tế nhà nước, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Bên cạnh đó còn có sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, sự liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được chú trọng. % thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành nào đó/ tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu so với kỳ trước.

    Chỉ tiêu này cho biết, để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầu tư cho ngành thêm bao nhiêu. Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành. % thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành nào đó/ tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu so với kỳ trước.

    THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

    Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi GDP. % thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước. % thay đổi tỷ trong GDP của ngành trong tổng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước.

    II - Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

    • Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
      • Một số hạn chế trong hoạt động đầu tư chuyển dich cơ cấu kinh tế ở Việt nam và nguyên nhân

        Thực hiện đường lối CNH-HĐH của Đảng, cơ cấu đầu tư của nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, chú ý đầu tư phát triển nông nghiệp hợp lý vì nước ta hiện nay nông dân vẫn chiếm phần lớn trong dân số và nông nghiệp nông thôn có vi trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt, đầu tư tác động giúp đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, cơ cấu sản xuất nông nghiệp được xây dựng hợp lý, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn…. Ngành trồng trọt vẫn chiếm 78,6% năm 2005, ngành chăn nuụi hàng năm chỉ tạo ra được 24,1% giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp, một tỷ trọng rất nhỏ so với tiềm năng sẵn có, do chăn nuôi vẫn chủ yếu có quy mô nhỏ, phân tán khó phòng chống được dịch bệnh và áp dụng các phương pháp chăn nuôi tiên tiến.

        Khu vực công nghiệp và xây dựng chuyển dịch theo hướng tích cực và ngày càng hợp lý hơn, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông lâm thủy sản, da giày, may mặc…;. Khu vực dịch vụ nhìn chung không tăng được tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, chủ yếu là do những ngành tạo ra nhiều lợi nhuận chưa được tập trung đầu tư thích đáng, chưa được đầu tư theo chiều sâu: Ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, du lịch. Khu vực dịch vụ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nước ta, chính vì vậy tại nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu tăng trưởng dịch vụ bình quân hàng năm là 7% và phấn đấu đến năm 2010 giá trị gia tăng thêm của khu vực dịch vụ phải chiếm từ 42- 43% tổng sản phẩm trong nước.

        Các ngành dịch vụ kinh doanh( thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng, kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn liên quan) nhìn chung có mức tăng trưởng cao, đây đều là những ngành có rất nhiều tiềm năng đề phát triển trong giai đoạn tới. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế ngoài nhà nước thường chiếm 46-47% giá trị tổng sản phẩm trong nước và những năm gần đây có xu hướng giảm xuống do khu vực kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng 2/3 khu vực kinh tế ngoài nhà nước nhưng chỉ tăng bình quân hàng năm là 6,26%. Chính vì vậy trong những năm gần đây, với các chủ trương được thông qua tại các kỳ đại hội Đảng, nguồn vốn đầu tư đã có sự chuyển dịch sang các vùng trước đây kém phát triển hơn nhằm khai thác những thế mạnh vốn có của các vùng này, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.

        Hơn nữa, có những nghị định của Chính phủ mâu thuẫn lẫn nhau, như một nghị định quy định điều chỉnh dự án trong trường hợp biến động bất thường của giá nguyên vật liệu nhưng lại có nghị định khác không quy định về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư trong trường hợp có biến động bất thường về giá nguyên vật liệu nên làm chủ đầu tư lúng túng. Theo báo cáo về môi trường kinh doanh toàn cầu vừa được công bố(2006), để hoàn thành một thủ tục đăng kí kinh doanh ở Việt nam cần gần 50 ngày, trải qua 3 thủ tục và 6 thủ tục phát sinh đi kèm khác, với chi phí bằng 50% thu nhập bình quân đầu người, trong khi đó ở Canada, để thành lập một doanh nghiệp chỉ mất 3 ngày qua 2 thủ tục với chi phí bằng 0,9% thu nhập bình quân đầu người một năm, còn ở Úc, chỉ mất 2 ngày / 2 thủ tục và 1,9% thu nhập bình quân đầu người.

        Bảng 7. Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế giai đoạn  2001-2005.
        Bảng 7. Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2005.