Đầu tư vật chất cho việc học tập của con cái của cha mẹ ở Hà Nội

MỤC LỤC

Kết quả nghiên cứu

Sự đầu tư vật chất cho việc học tập của con cái của cha mẹ

Xu hướng ngày nay cho thấy rằng phần đông các bậc phụ huynh ai ai cũng muốn cho con cái mình có được một môi trường học tập tốt nhất chính vì vậy mà khi được phỏng vấn, đa số các bậc phụ huynh đều cho rằng việc tạo điều kiện cho con cái mình học một cách tốt nhất là rất quan trọng. Tiền kiếm đựơc ngoài chi tiêu hàng ngày thì tiền dành ra đầu tư cho con học cũng chiếm khá nhiều, việc chi phí cho tiền học thêm của con hàng tháng chú phải chi khoảng 300.000đ,con chú học lớp 9….Đời mình đã không có điều kiện thì phải cố gắng mà đầu tư cho con cái.” (phỏng vấn sâu 4). Tuy nhiên có thể thấy được một thực tế hiển nhiên rằng dù không có điều kiện thuê gia sư về nhà dạy trực tiếp con mình học, nhưng những bậc cha mẹ có hoàn cảnh kinh tế không đựơc khá giả họ cũng cố gắng cho con được đi học thêm ở trường hay học ở nhà cô giáo..Điều đó cho thấy mức độ quan tâm đầu tư về vật chất cho việc học tập của con cái là khá nhiều.

Hay theo như vợ chồng cô D : “ Hai đứa nhà cô cũng phải thuê gia sư về nhà dạy đấy, cô thuê hai gia sư về dạy hai anh em nhà nó, thằng lớn thì chỉ dạy toán và anh, còn thằng nhỏ học lớp 2 nên thuê dạy kèm tất cả các môn, tiền đóng cho gia sư cũng chóng mặt cháu ạ. Ngoài việc học thêm ở trường, học gia sư ở nhà thì một số gia đình còn cho con em đi học ở những trung tâm có uy tín chất lượng, theo cha mẹ có học như thế các em mới có được một lượng kiến thức chuẩn bị cho việc thi vào đại học, một lượng kiến thức quan trọng có tính chất quyết định cho việc lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em.

Đđầu tư của cha mẹ về thời gian và tinh thần

“ Có như vậy ta mới có thể tạo cho con tính tự lập và phong thái tự tin ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hơn nữa khi con cái lớn hơn một chút thì các em đã có được sự tự ý thức về việc học tập của mình, vì vậy mà cha mẹ ít trực tiếp hướng dẫn con học mà chỉ kiểm tra, nhắc nhở chúng học tập là chính.” ( Cô D- phỏng vấn sâu số6). “Công việc học tập là công việc của cả đời người, con cái lớn rồi cần tạo cho con một thời gian tự lập, nếu cứ hướng dẫn và kiểm tra con như vậy thì sẽ tạo ra một sự nhàm chán, con cảm thấy không thoải mái khi tự học ở nhà, chính vì vậy mình chỉ cần dành ra từng ấy thời gian là đủ cho việc quan tâm tới tình hình học tập của cái mỗi ngày.”(phỏng vấn sâu số 6). Song cũng có một số ý kiến cho rằng: có thể dành hơn 3 giờ thậm chí nhiều hơn nữa cho việc định hướng cho con cái học tập, bởi họ cho rằng những gia đình có trình độ học vấn thấp thì việc dành thời gian ít như vậy cho việc hướng dẫn con cái học tập là điều đương nhiên, do trình độ học vấn thấp nên một số bậc cha mẹ không có khả năng giúp đỡ và hướng dẫn con học..bởi vậy đa số cá bậc cha mẹ chỉ dùng biện pháp nhắc nhở hoặc kiểm tra việc học tập của con cái.

Từ những phân tích sơ bộ như trên chúng ta có thể nhận thấy, trong giai đoạn kinh tế thị trường ngày nay tuy các gia đình đầu tư nhiều thời gian vào việc lo làm giàu, lo đáp ứng nhu cầu vật chất, nhưng số đông các bậc cha mẹ vẫn dành thời gian để quan tâm đến việc học hành của con cái. Như vậy ngoài việc phụ giúp cho gia đình trong một khoảng thời gian nào đó thì con cái luôn được bố mẹ dành thời gian cho công việc đọc báo, xem tivi hay đi chơi với bạn bè….nhiều gia đình còn tạo điều kiện cho con cái được tiếp xúc với những lĩnh vực nghệ thuật như học hát, học vẽ, học đàn…Điều này chứng tỏ rằng cha mẹ đã nhận thức được đó chính là những hoạt động có thể mang lại nhiều thông tin có ích làm phong phú vốn sống cũng như vốn kiến thức cho con cái, nên ngoài việc mong muốn con cái giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình, thì cha mẹ vẫn luôn chú ý khuyến khích và tạo điều kiện cho con tiếp xúc với những hoạt động khác nhằm bổ trợ cho công việc học tập.

Tần suất liên hệ của cha mẹ với các nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và gia sư dạy kèm

“ Tiền đóng góp cho việc học thêm không quan trọng mà điều cốt yếu là nó giúp con mình được nâng cao kiến thức một cách có hệ thống và có tính khoa học với sự hướng dẫn của thày cô, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho con cái mình. Theo ý kiến của một số hộ gia đình được phỏng vấn thì việc liên hệ với nhà trường một cách thường xuyên là không cần thiết, họ cho rằng con cái mình học hành chăm chỉ, không làm gì thì không cần thiết phải liên hệ thường xuyên. Việc thường xuyên liên hệ với các thầy cô giáo trong trường hạn hẹp về thời gian là như vậy, nhưng việc thường xuyờn theo dừi tỡnh hỡnh học, thời gian học thêm của con ở bên ngoài của các bậc cha mẹ cũng lỏng lẻo không kém.

Nói tóm lại, do sự phát triển không ngừng của xã hội, con người bị xoáy vào vòng quay thời gian, mặc dù điều kiện kinh tế không quá khó khăn nhưng điều kiện về thời gian vô cùng hạn hẹp, nên việc sắp xếp hợp lý để có được sự quan tâm dành cho con mình thông qua nhà trường, thày cô giáo chủ nhiệm là khó, thậm chí nhiều gia đình đã phó mặc cho gia sư về tình hình học tập của con cái. Với những hộ gia đình như vậy thì ngoài thời gian học ở nhà, phần lớn các em học ở trường, ở lớp , chính vì vậy àm cha mẹ không làm sao biết được con mình học yếu môn gì, và khả năng tiếp thu kiến thức của con cái đến đâu mà kịp thời đIều chỉnh và nâng dần các môn học yếu.

Hình thức thưởng phạt của cha mẹ với việc học tập của con

Cũng câu hỏi tương tự như vậy nhưng chị B- phỏng vấn sâu số2 lại có một ý kiến khác, chị cho rằng : “…chị thì chỉ biết động viên con học tập thôi, mới lại chị nghĩ là không nên hứa và đưa ra những hình thức thưởng phạt như vậy, sẽ tạo cho con nó một thói quen hay đòi hỏi, hình thức thưởng đành rằng là hình thức động viên con học nhưng nó cũng sẽ tạo cho con một thói quem được nuông chiều. Gia đình chị cũng không thể thường xuyên thưởng cho con như nhìêu gia đình khá giả khác, nhưng cứ đến cuối kỳ mà kết quả học tập tốt thì chị lại tổ chức cho cháu đi chơi, hoặc mua sắm quần áo, sách vở. Và ý kiến của chị H- phỏng vấn sâu số 1 cũng vậy, chị cho rằng : “ không nên khen thưởng cho con bằng tiền, vật chất mà chỉ nên tỏ thái độ với con là được, không phải nhất thiết khi con học tốt thì mới thưởng mà trong quá trình học,ngoài việc động viên con bằng lời thì thi thoảng lắm chị mới mua quà cho cháu, còn khi con học không tốt chị cũng thông cảm vì con học nhiều quá nên cũng không trách mắng mà chỉ nói rằng mẹ buồn vì con học không tốt.

Nếu như cha mẹ không khéo léo trong việc thưởng phạt thì chắc chắn sẽ gây cho con một sức ép về mặt tâm lý, dẫn đến hành động phản kháng không tốt, các em vẫn chấp nhận ngồi vào bàn học song sự chấp nhận đó là đối phó. Song việc lựa chọn biện pháp nào đi chăng nữa thì các bậc cha mẹ hiện nay cũng đã biết cách phối hợp hình phạt với khen thưởng cho hợp lý, cho phù hợp với tâm lý, tính cách và hành động của con cái.

Mối liên hệ giữa sự đầu tư của cha mẹ và hiệu quả của sự đầu tư đó

Hơn nữa hiện nay do sự cạnh tranh vào những trường chuyên, những trường có danh tiếng, hay việc ganh đua thi vào đại học, cao đẳng rất gắt gao nên cha mẹ nào cũng hối thúc con học tập tốt hơn, đầu tư cho con nhiều hơn. Trong giai đoạn này thì sự kỳ vọng của cha mẹ đối với các em không chỉ thuần tuý về học tập nữa mà đã bắt đầu thể hiện mong muốn của cha mẹ về sự thành đạt của các em đối với nghề nghiệp sau này. Đa số những các em ngoài thời gian học tập chính khoá ở trường, các em phải đi học thêm ngoài giờ ở nhiều lớp học khác để chuẩn bị cho việc học tập được tốt hơn, đồng thời cũng để phục vụ cho những kỳ thi sắp tới, như kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học.

Điều đó thật dễ hiểu bởi vì như phân tích trên chúng tôi đã chỉ ra rằng, phần lớn các bậc cha mẹ hiện nay chỉ chú trọng vào việc đầu tư cho con học, học thầy giỏi, trường học có uy tín, hay thuê những gia sư dạy giỏi về nhà kèm con học. Họ cho rằng con họ sẽ học tốt hơn, thậm chí đạt thành tích cao hơn các bạn khác nếu chăm học hơn, nếu họ có điều kiện giám sát chặt chẽ thời gian học, vui chơi,và nghỉ ngời của con hơn…từ đó họ buộc con cái phải đi học thêm nhiều hơn để nâng cao trình độ hiểu biết, học thêm để ngoan hơn…Tuy nhiên nếu kỳ vọng và sự đầu tư quan tâm của cha mẹ không dựa trên thực tế năng lực, trí tuệ, sức khoẻ sở thích cũng như nguỵên vọng của con mình thì tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể sẽ hình thành ở con những phản ứng chống đối.

NỘI DUNG CHÍNH