Giải pháp huy động vốn hiệu quả cho các dự án của công ty Cổ phần Lilama 10

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10

Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng và huy động vốn .1.Nhân tố khách quan

Nhân tố pháp lý: Pháp lý là nhân tố được hiểu là những qui định của pháp luật và nhà nước trong hoạt động huy động vốn của công ty cổ phần Linama 10, vì công ty cổ phần Linama 10 chịu sự điều tiết của luật Doanh nghiệp, chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước – mà ở đây là Tổng công ty, do đó quá trình huy động vốn của công ty cổ phần Linama 10 chịu sự chi phối và quản lý của nhà nước, cụ thể về nguồn huy động, lượng vốn huy động, vì vậy môi trường pháp lý là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn. Quá trình huy động vốn của công ty cổ phần Linama 10 cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của thị trường tài chính, một thị trường tài chính phát triển cao với đầy đủ chức năng cung cấp cho công ty cổ phần Linama 10 đầy đủ những công cụ để huy động vốn và ngược lại nếu một thị trường tài chính kém phát triển thì việc huy động vốn thông qua phát hành một số công cụ huy động vốn như trái phiếu, cổ phiếu là khó khăn do tính thanh khoản của những công cụ trên thị trường này thấp.

Thực trạng huy động vốn của công ty cổ phần Lilama 10 .1 Tình hình sử dụng vốn của công ty cổ phần Lilama 10

Năm 2005 là năm công ty tiếp tục đầu tư tiền của vào xây dựng nhà xưởng đầu tư thêm phương tiện sản xuất làm việc nâng vốn cố định tăng so với năm 2004 là 9,592 tỷ đồng, sang đến các năm sau do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, công ty cũng có sự phát triển vượt bậc khi vốn cố định đầu tư để mở rộng sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. Khoản nợ phải trả đã liên tục tăng qua các năm, điều này chứng cho thấy công ty có nhu cầu vốn lớn và các tổ chức tín dụng đã thực sự tin tưởng bởi uy tín, trách nhiệm mà công ty lắp máy Lilama 10 đã tạo dựng được trong những năm qua, thỡ nay lại được chứng minh rừ nột hơn khi mà nợ phải trả chiếm tỷ trọng ngày càng giảm đi trong tổng nguồn vốn điều đó khẳng định sự phát triển đi lên của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sang đến năm 2007, nợ phải trả của công ty không tăng hơn nhiều so với năm trước đó chưa cổ phần hóa, nhưng tổng nguồn vốn lại tăng rất lớn, điều này có được là do vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh và làm giảm cơ cấu nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của công ty xuống từ 84.6% năm 2006 còn 62.3% năm 2007, sang đến năm 2008, sau khi đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, tổng nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng và đạt con số hơn 355 tỷ đồng, nợ phải trả của công ty tiếp tục tăng và cơ cấu nợ trên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng lên một chút, đó là do tình hình kinh tế trong nước bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khiến tình hình sản xuất trong nước của công ty không được thuận lợi như mong muốn.

Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần Lilama 10 đã thực hiện nhiều phương thức huy động vốn được pháp luật cho phép như đi vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, vốn do nhà nước cấp, vốn huy động từ chủ sở hữu, vốn đầu tư dự án… Tuy nhiên mức độ huy động của các nguồn này là hết sức khác nhau do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm của công ty Lilama 10 Trong 2 năm 2004 – 2005, mức lợi nhuận giữ lại nhằm tái đầu tư của công ty rất ít, hầu như không đáng kể, sang đến năm 2006 khoản lợi nhuận tái đầu tư này bắt đầu phát sinh, dù mới ở mức trên 2 tỷ không hề lớn đối với một công ty nhà nước lớn như công ty Lilama 10, nhưng nó chứng tỏ công ty đã bắt đầu chú ý đến hình thức huy động thêm vốn đầu tư cho các năm sau bằng cách huy động thêm khoản lợi nhuận chưa phân phối này. Lượng tín dụng vay được còn tiếp tục tăng đều qua các năm đến năm 2007, với mức tăng năm sau so với năm trước tuy có thấp hơn nhưng xét về số tuyệt đối thì lượng vốn vay được vẫn rất lớn, đến năm 2007 công ty vay được của các tổ chức tín dụng tới hơn 183 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với mức 77 tỷ đồng có thể vay được năm 2004 và mức vốn chủ sở hữu 90 tỷ kỷ lục mà công ty huy động được trong năm.

Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm (ĐVT: triệu đồng)
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm (ĐVT: triệu đồng)

Đánh giá thực trạng vấn đề huy động vốn

Nguyên nhân của vấn đề này một phần nằm ở cơ cấu các thành phần nợ là chưa hợp lý do hoạt động của công ty chưa phát triển các phương thức huy động vốn có chi phí thấp hơn như phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn điều lệ… Đặc biệt là việc sử dụng vốn chủ còn hạn chế do công ty vẫn còn bị phụ thuộc vào Tổng công ty. - Chưa có nhiều các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sản xuất các thiết bị chuyên dùng và phụ tùng thay thế, cải tạo các máy móc thiết bị không còn phù hợp thành công nghệ mang tính phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với thế mạnh về mặt hàng sản xuất của mình bởi phát huy tối đa năng lực của bản thân công ty cũng chính là tạo ra khả năng huy động vốn từ nội bộ công ty. - Sự hỗ trợ vốn từ NSNN hầu như không có, công ty phải tự huy động thêm nếu có nhu cầu sử dụng (chủ yếu huy động từ vay CB-CNV, vay ngân hàng), việc vay vốn nhiều khi gặp khó khăn hoạc nếu có vay được thì khối lượng vốn thường nhỏ nên không đủ khả năng đầu tư đồng bộ thiết bị, hoạt động đầu tư thường mang tính chắp vá, tình thế hơn là tăng cường năng lực sản xuất cho tương lai.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác cũng chi phối và ảnh hưởng tới việc huy động vốn tại công ty như: Tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển thấp ( 50% lợi nhuận sau thuế) trong khi số dư tại quỹ đầu tư phát triển thấp, tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ chưa thật hợp lý, thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển hoàn thiện, ..v.v.

Bảng 15: Bảng cân đối kế toán qua các năm (ĐVT: triệu đồng)
Bảng 15: Bảng cân đối kế toán qua các năm (ĐVT: triệu đồng)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10

    Các ngân hàng thương mại chấp nhận cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư chiều sâu, với điều kiện doanh nghiệp phải lập được dự án đầu tư có tính khả thi, phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật ,.Đối với công ty cổ phần Lilama 10 hiện nay là phải lập được dự án và thuyết trình dự án vay vốn sao cho nêu bật được tính khả thi và hiệu quả của dự án để được cơ quan quản lý cấp trên chấp nhận, thuyết phục được ngân hàng đồng ý cho vay. Trong việc xác định trị giá vốn góp liên doanh của bên đối tác cần phải thành lập hội đồng đánh giá tài sản với sự có mặt của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, tốt nhất nên yêu cầu sự tham gia của các tổ chức kiểm toán có uy tín ở trong nước và quốc tế để đánh giá chính xác giá trị vốn góp của các bên, mức độ tiên tiến của công nghệ do bên đối tác góp vào liên doanh. Giải pháp thứ ba: Việc xây dựng bản điều lệ hoạt động của liên doanh phải được xây dựng chặt chẽ, có khoa học, khắc phục tối đa hiện tượng bên đối tác liên doanh dựa vào những điểm hạn chế của công ty trong quá trình hoạt động để tạo ra những tác động không tốt đối với liên doanh như yêu cầu tăng thêm vốn điều lệ khi liên doanh gặp khó khăn về vốn, thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý tại liên doanh..v.v.

    Điều này không thể dễ dàng làm được do tình hình kinh tế trong nước luôn luôn biến động, dự báo lãi suất có thể không chính xác cùng với tâm lý của các tổ chức cá nhân cho vay vốn thường bị dao động theo tình hình thị trường, vì vậy trong thời gian tới, công ty cần tích cực xây dựng được những chính sách vay vốn và đưa ra mức dự báo hợp lý, tập hợp được đội ngũ cán bộ chuyên trách có chuyên môn nghề nghiệp cao để thực hiện được nhiệm vụ này. Thứ hai: Tổng công ty có kế hoạch hỗ trợ các hoạt động của công ty cổ phần Linama 10, do khi hoạt động công ty còn gặp và phải sử lý những khó khăn chồng chất , nên tổng công ty cần có những biện pháp giúp đỡ làm hạn chế bớt những khó khăn, bằng uy tín của mình công ty cần hỗ trợ công ty cổ phần Linama 10 tìm kiếm các đối tác, các dự án, những hỗ trợ trong công tác huy động vốn. Qua nghiên cứu tình hình thực tế tại công ty, em cho rằng việc huy động vốn cho các dự án của công ty phải kết hợp nhiều nguồn vốn, trong đó quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn từ bên trong công ty, các nguồn vốn khác như vay CB-CNV trong công ty, vay ngân hàng, tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng công ty Lilama Việt Nam là các nguồn vốn kết hợp với nguồn vốn bên trong để có thể huy động phục vụ cho các dự án của công ty trong thời gian tới.