Tạo việc làm cho thanh niên bị mất đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

MỤC LỤC

Thanh niên và vai trò của thanh niên trong công cuộc CNH, ĐTH

Thanh niên trong diện giải tỏa đất nông nghiệp do quá trình CNH – ĐTH là lực lượng lao động nằm trong độ tuổi từ 15 – 29 tuổi, trong các hộ gia đình thuộc diện bị giải tỏa đất nông nghiệp, giải phóng mặt bằng phục vụ CNH - ĐTH. Chính vì vậy lao động thanh niên là nguồn chủ yếu cung cấp cho yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp,…Ngày nay, lao động thanh niên ngày càng tham gia nhiều vào thị trường lao động quốc tế nên dễ dàng tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công nghệ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn.

Cơ chế tạo việc làm cho người lao động

Đối với Nhà nước thì trong cơ chế này Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường pháp lý, thuận lợi để kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất thông qua việc tạo hành lang pháp lý, chính sách luật lệ liên quan… Vai trò của nhà nước ngày càng quan trọng trong việc điều tiết sự phát triển của thị trường lao động. Tùy vào từng thời kì khác nhau, nhà nước sẽ đề ra các chính sách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, các chính sách mở rộng hay thu hẹp việc làm của ngành này hay ngành khác, các chính sách tạo môi trường cho người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau,…, của mỗi quốc gia, mỗi địa phương là khác nhau.

Sự cần thiết của vấn đề tạo việc làm cho thanh niên

Với những ưu thế trên lao động thanh niên là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc, phát triển nền kinh tế quốc dân và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của lực lượng lao động, của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế, Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động qua việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng vào thực tiễn. Công tác tạo việc làm cho lao động thanh niên thuộc diện bị giải tỏa đất nông nghiệp là phù hợp với xu thế hiện đại, xu thế phát triển chung của cả nước, đó là giảm tỉ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, lao động thanh niên rất phù hợp cho các ngành nghề này.

Kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên trong diện giải toả đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở một số tỉnh

Chính quyền thành phố đã kết hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các chính sách đền bù hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm miễn phí, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động phổ thông, hỗ trợ tiền ăn tiền học cho hộ nghèo trong diện mất đất. Tỉnh cần học tập các kinh nghiệm của các tỉnh đã thực hiện tốt vấn đề giải tỏa và đền bù cho nhân dân như của Bắc Ninh để gắn lợi ích của cá nhân, của doanh nghiệp với lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội, hay chính sách tiền hỗ trợ đền bù, hỗ trợ học nghề theo diện tích đất bị giải tỏa của Thành Phố Hà Nội, tỉnh cần tham khảo và đưa ra mức riêng phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương trong tỉnh.

Những đặc điểm ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động thanh niên trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

Do số lượng lao động lớn không thể điều tra hết, nhằm đưa ra giải pháp tạo việc làm cho số lao động này, tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Trung tâm Dân Số Lao Động Việc Làm, Viện Khoa Học Lao Động Xã Hội, Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã hội đã thực hiện dự án giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện bị giải tỏa đất nông nghiệp, thực hiện điều tra mẫu, khảo sát bằng bảng hỏi trên địa bàn các huyện có đất nông nghiệp thu hồi. Theo số liệu điều tra trên ta có thể thấy trình độ học vấn của lực lượng lao động này khá cao so với các tỉnh khác trong cả nước, tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp THCS, THPT chiếm tỷ lệ cao (68,75%), không có sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn giữa nam và nữ có được kết quả như trên là nhờ vào sự nỗ lực của chính quyền và các ban ngành địa phương trong giáo dục cũng như nâng cao đời sống cho nhân dân.

Bảng 2.2: Điều tra dân số hoạt động kinh tế theo các chỉ tiêu qua các năm
Bảng 2.2: Điều tra dân số hoạt động kinh tế theo các chỉ tiêu qua các năm

Phân tích thực trạng việc làm và tao việc làm cho lao động thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tỉnh

Biểu đồ 2.3: Thực trạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất nông nghiệp theo giới tính trước thời điểm thu hồi đất. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là hầu hết các vùng bị giải tỏa đất nông nghiệp là những vùng nông thôn có năng suất lao động không cao, trình độ lao động nữ thấp, thường lấy chồng sớm và ở nhà nội trợ. Lao động nữ lại có trình độ thấp không có tay nghề nên không đáp ứng được yêu cầu công việc, đây là nguyên nhân khiến tỷ lệ lao động nữ bị thất nghiệp cao hơn so với lao động nam.

Thực trạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất nông nghiệp theo nhóm tuổi trước thời điểm thu hồi đất nông nghiệp.

Thất nghiệpĐang làm việc

Đánh giá khái quát thực trạng tạo việc làm cho thanh niên bị mất đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tỉnh Khánh Hòa

Nội dung chủ yếu của các chủ trương, chính sách trên là: tiếp tục giải phóng tiềm năng lao động, đất đai khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo động lực mới cho nông dân phát triển kinh tế, tạo ra thêm nhiều việc làm, nhất là việc làm trong kinh tế hộ gia đình, làng nghề, kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn,.., nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sức cạnh tranh của lao động nông thôn, nhất là vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong luật đất đai mới ngày 26 tháng 11 năm 2003, vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp, bố trớ việc làm mới được ghi rừ ở khoản 4 điều 45 về bồi thường và tỏi định cư cho người có đất bị thu hồi có nội dung như sau: Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho tiếp tục sản xuất thì được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất được Nhà nước hỗ trợ để ổn định cuộc sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới. Nếu ngườì bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở nào khác thì trong thời gian chờ giao đất hoặc nhà tái định cư, được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ thuê nhà ở như sau: Các hộ gia đình, cá nhân nằm trong diện bị giải tỏa toàn bộ đất và giao mặt bằng giải tỏa đúng thời hạn quy định trong khi chưa được đất ở mới hoặc nhà tái định cư thì được xét hỗ trợ tiền thuê nhà với các mức như sau: đối với các hộ gia đình, các cá nhân thuộc khu vực thị trấn, thị xã, thành phố là 500.000 đồng/tháng cho hộ có từ 05 nhân khẩu trở xuống, hộ từ 6 nhân khẩu trở lên mỗi nhân khẩu được hỗ trợ tăng thêm 100.000 đồng /tháng.

Hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu như các hộ, các cá nhân đó không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở, trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì thời gian được hỗ trợ tối đa là 12 tháng. Xây dựng chính sách dạy nghề cho đối tượng là lao động nông thôn nói chung và lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng thành một chính sách cụ thể, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, theo đó đối tượng ưu tiên là đối tượng lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, của từng vùng và của cả nước, gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo quỹ đất tái định cư, quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các khu công nghiệp”1, đồng thời phải xây dựng và trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ cho người lao động bị thu hồi đất về dạy nghề và việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, từng vùng trong cả nước.

Bảng  2.18     :   Tỷ lệ trình độ chuyên môn kỹ thuật trước và sau khi thu hồi đất nông   nghiệp của thanh niên  tỉnh Khánh Hoà tại thời điểm điều tra (2007)
Bảng 2.18 : Tỷ lệ trình độ chuyên môn kỹ thuật trước và sau khi thu hồi đất nông nghiệp của thanh niên tỉnh Khánh Hoà tại thời điểm điều tra (2007)

Các quan điểm về vấn đề tạo việc làm cho thanh niên bị mất đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Khánh Hoà

CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH NIÊN THUỘC DIỆN BỊ MẤT ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ. Các quan điểm về vấn đề tạo việc làm cho thanh niên bị mất đất nông.