MỤC LỤC
Tuy nhiên trên thực tế đa phần các nước đều xem xét vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước trong các mối quan hệ sau: Doanh nghiệp Nhà nước trong mối quan hệ với các chính sách phát triển kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế; Tương quan của doanh nghiệp Nhà nước trong hệ thống các giải pháp, công cụ kinh tế mà Nhà nước lựa chọn để điều tiết, thúc đẩy và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế; Tương quan của doanh nghiệp Nhà nước với hệ thống doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Cụ thể như sau: Thứ nhất các doanh nghiệp Nhà nước là nơi giải quyết các vấn đề kinh tế bức bách của Nhà nước cho xã hội; Thứ hai các doanh nghiệp Nhà nước là các tâm điểm thực thi công nghệ và chính sách phát triển kinh tế xã hội, đi đầu trong việc bảo vệ môi trường sinh thái; Thứ ba các doanh nghiệp Nhà nước trực tiếp tạo ra của cải và tích luỹ cho xã hội, việc làm cho nhân dân; Thứ tư các doanh nghiệp Nhà nước còn là chất men góp phần đổi mới cơ cấu kinh tế, đô thị hoá nông thôn, giảm sự chênh lệch về kinh tế và xã hội.
Tổ chức sắp xếp lại Tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam thành tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. Thứ hai là Bộ công nghiệp mạnh dạn đẩy nhanh quá trình đổi mới và sắp xếp, đồng thời hoạch định chiến lược và phương hướng cụ thể cho doanh nghiệp sau khi được đổi mới và sắp xếp.
Có thể nói, trước sự quan tâm và giúp đỡ của các cấp, các Bộ, ban ngành từ TW đến địa phương, kể từ năm 1997 đến nay nền kinh tế Bắc Cạn liên tục phát triển và tăng trưởng cao qua các năm, nộp ngân sách cho TW năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn này, tỉnh Bắc Cạn đã thực hiện nhiệm vụ tập trung phát triển công nghiệp, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, thực hiện quy hoạch ngành công nghiệp giai đoạn 2001 – 2010, quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện giai đoạn 2001 – 2005, xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đến năm 2010 có xét đến năm 2020;.
Giai đoạn 2001 – 2005, do nhu cầu cần phải đổi mới và đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế địa phương, UBND tỉnh Bắc Cạn đã có những chính sách thông thoáng hơn, tạo ra hành lang pháp lý cho phép các doanh nghiệp Nhà nước tại địa phương tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính, đồng thời UBND tỉnh giao vốn cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả và phát triển vốn của Nhà nước. Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu với UBND tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước; Giúp UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài chính doanh nghiệp: Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà nước, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước, dự báo khả năng động viên tài chính từ doanh nghiệp trên địa bàn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán tại các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Giúp UBND tỉnh quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý; Tổng hợp phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp doanh nghiệpđịa phương thành lập hoặc góp vốn.
Tóm lại, là một tỉnh có nền kinh tế sinh sau đẻ muộn so với cả nước, cho nên muốn xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững thì các cấp các ngành của địa phương cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho hệ thống doanh nghiệp Nhà nước nói riêng và cả nền kinh tế của địa phương nói chung về vốn và công nghệ để giúp các doanh nghiệp Nhà nước đứng vững trong cơ chế thị trường, khi đó sự phát triển của doanh nghiệp Nhà nước sẽ là chất xúc tác thúc đảy sự phát triển đối với các thành phần kinh tế khác của địa phương. Khu vự DNNN thuộc tỉnh 0,006 0,015 0,018 0,020 0,027 Nhận xét: Từ khi được đổi mới và sắp xếp, các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Bắc Cạn quản lý không những khắc phục được những khó khăn về vốn, công nghệ, nguồn lao động, thị trường tiềm năng.v.v., mà các doanh nghiệp còn tự chủ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, kích thích tốc độ phát triển của kinh tế địa phương, đóng góp vào ngân sách của trung ương năm sau luôn cao hơn năm trước.
Nhìn chung công tác đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước tại Bắc Cạn tiến triển tốt, trong 5 năm từ 2001 đến 2005 tỉnh Bắc Cạn đã thực hiện đổi mới và sắp xếp được 20 công ty Nhà nước với tổng số vốn điều lệ là 73.200 triệu đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 45.112 triệu đồng các cổ đông trong và ngoài công ty nắm giữ 28.088 triệu đồng, thay thế 7 giám đốc thuộc các doanh nghiệp cũ bằng các giám đốc mới có năng lực chuyên môn cao hơn; Giải quyết công ăn việc làm cho 2.357 người lao động tại địa phương; Đầu tư 2.300 triệu đồng cho các doanh nghiệp hoạt động công ích và giải ngân được 7.425 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ quốc gia đầu tư chiều sâu, mở rộng các doanh nghiệp Nhà nước nhóm I và II. Tuy nhiên, công tác thực hiện đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước tai Bắc Cạn vẫn còn nhiều hạn chế, chưa cụ thể hoá được các hình thức đổi mới (tức là chưa áp dụng triệt để các hình thức của quá trình đổi mới và sắp xếp; mới chỉ thực hiện được 3 hình thức là cổ phần hoá, sáp nhập và giải thể, còn các hình thức khác như bán, cho thuê, khoán kinh doanh chưa sử dụng, điều này đã khiến cho quá trình đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước tại địa phương không mang lại hiệu quả cao), công việc thực hiện còn chậm, rời rạc, một số doanh nghiệp và công ty hoạt động không hiệu quả như công ty Xuất nhập khẩu và du lịch Bắc Cạn, Công ty chế biến lâm sản Bắc Cạn; mặt khác hiệu quả huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư của các doanh nghiệp được cổ phần hoá không cao.
Cần phải đổi mới cơ chế quản lý để doanh nghiệp Nhà nước tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo pháp luật. Do đó cần phải khai thác triệt để các phòng ban, phân xưởng, đồng thời phải tạo dựng sự liên kết hợp lý giữa những người tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát huy tốt vai trò của những nhà trực tiếp quản lý doanh nghiệp, vạch ra phương hướng, kế hoạch và chiến lược phát triển cụ thể cho doanh nghiệp, mặt khác phải tạo lập tính dân chủ trong doanh nghiệp.v.v.
Cơ chế bán cổ phần theo giá sàn cho người lao động trong doanh nghiệp cũng được xoá bỏ thay vào đó sẽ áp dụng bán cổ phần ưu đãi cho người lao động với mức giá giảm 40% so với giá đấu bình quân.Đồng thời thực hiện các chính sách thu hút thêm các nhà đầu tư chiếm lược trong nước, cho phép họ được mua tối đa là 20% số cổ phần bán ra ngoài và ưu đãi giảm giá 20% so với giá bình quân thị trường. Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh: Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các ngành, vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển; Đối với các doanh nghiệp hoạt độc trong lĩnh vực độc quyền cần có quy định kiểm soát giá và điều tiết lợi nhuận; Đổi mới chế độ kế toán, kiểm toán, chế đọ báo cáo, thong tin, thực hiện công khai hoạt động kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.
Phát huy vai trò lãnh đạo của tỉnh; Tăng cường tuyên truyền và hướng đẫn về việc đổi mới và sắp xếp đến mọi thành phần, chủ thể có khả năng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế tại địa phương. Cần phải bồi dưỡng thêm cán bộ có chuyên môn về công tác đổi mới và sắp xếp, đồng thời phải tăng cường học hỏi kinh nghiệp từ những địa phương khác như Hà Nội, Hải Phòng, Thái nguyên,.