MỤC LỤC
Tuyển nổi có thể đặt ở giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý cơ bản, bể tuyển nổi có thể thay thế cho bể lắng, trong dây chuyền nó đứng trước hoặc sau bể lắng, đồng thời cũng có thể ở giai đoạn xử lý bổ sung sau xử lý cơ bản. Phương pháp này được dùng làm sạch nước nói chung, trong đó có nước thải, loại ra khỏi nước các ion như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, V, Mn…cũng như các hợp chất chứa asen, photphot xyanua và cả chất phóng xạ.
Để làm sạch nước thải người ta có thể sử dụng các chất oxy hóa như clo ở dạng khí và hóa lỏng, dioxyt clo, clorat canxi và natri, penmanganat kali, bicromat kali, peoxythydro (H2O2), oxy của không khí, ozon,. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn các tác nhân hóa học, do đó quá trình oxy hóa hóa học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng những phương pháp khác.
Phương pháp này xảy ra trong điều kiện không có oxy, các chất hữu cơ có thể bị phân hủy nhờ vi sinh vật và sản phẩm cuối cùng của quá trình này là các chất khí như: CH4, CO2, NH3, H2S….Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ nhờ vi khuẩn kị khí chử yếu diễn ra theo nguyên lý lên men qua các giai đoạn sau đây. Dưới tác dụng của các enzim thủy phân Hydrolaza của vi sinh vật, các hợp chất hữu cơ phức tạp như: Gluxit, Lipit, Protein…được phân giả thành các chất hữu cơ đơn giản, dễ tan trong nước như: đường, Peptit, Glyxerin, axit hữu cơ, axit amin… khi đó các chất này đóng vai trò là nguồn thức ăn và năng lượng cho các vi sinh vật sống và hoạt động.
+ Trong pha axit, các vi khuẩn tạo axit (bao gồm các vi khuẩn tùy tiện và vi khuẩn kị khí) hóa lỏng các chất rắn hữu cơ sau đó lên men các chất hữu cơ phức tạp đó tạo thành các axit bậc thấp như axit béo, cồn, axit amin, amoniac, glyxerin, axeton, dihydrosunfua, CO2, H2. Ngoài ra phải kể đến ảnh hưởng của dòng vi khuẩn, thời gian lưu cần thiết để đủ đảm bảo hiệu suất khử các chất gây ô nhiễm và điều kiện không chứa các hóa chất độc, đặc biệt là các kim loại nặng (Cu, Ni, Zn…), hàm lượng NH3 và sunfua quá dư cùng một số hợp chất hữu cơ khác như các nhân tố được trình bày ở bảng 2.2.
Mức độ xử lý phụ thuộc vào thành phần và tính chất của bùn cặn, yêu cầu vệ sinh, điều kiện đất đai, khí hậu, vốn đầu tư và chi phí quản lý… Sơ đồ tổng quát các quá trình xử lý bùn cặn nước thải như hình 2.4. Công đoạn tách nước sơ bộ đây là quá trình làm giảm độ ẩm cặn để các khâu xử lý tiếp theo diễn ra được ổn định và giảm được khối lượng xây dựng các công trình cũng như tiết kiệm được hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý. Đây là quá trình chuẩn bị sơ bộ bùn cặn trước khi làm mất nước hoặc trước khi sử dụng nhằm mục đích giảm độ khoáng lọc riêng và tăng khả năng nhả nước của cặn bằng cách thay đổi cấu trúc và dạng liên kết của nước.
Đầu tiên cặn từ thùng định lượng và phân phối đi vào đoạn đầu của băng tải, ở đoạn này nước được lọc qua băng tải theo nguyên tắc lọc trọng lực, đi qua cần gạt để san đều trên toàn chiều rộng băng rồi đi qua các trục ép có lực ép tăng dần.
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÙ HỢP CHO THÀNH PHỐ DU LỊCH.
Điều kiện địa hình, vị trí, đặc điểm của địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng khu vực… là yếu tố quan trọng để lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải cũng như giải pháp thiết kế và biện pháp xây dựng thích hợp. Đại đa số các lưu vực thoát nước độc lập trong các thành phố không có đủ diện tích để xây dựng một trạm xử lý nước thải theo đúng quy định của 20 TC 51 – 84. Thành phần và tính chất của nước thải thành phố cho thấy phương pháp xử lý hiệu quả và kinh tế nhất là phương pháp sinh học kết hợp với tách cát và bùn cặn tại các công trình cơ học trước đó.
+ Phải kết hợp được trước mắt và lâu dài, đầu tư xây dựng theo khả năng về tài chính, nhưng phải bám sát được một dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh nhằm từng bước hoàn thiện công nghệ hiện đại trong tương lai.
Do khoa học và công nghệ phát triển, trên cơ sở mô hình truyền thống người ta đã tiến hành nghiên cứu, thiết kế nhiều loại và dạng công trình xử lý nước thải khác nhau để ứng dụng nó trong các trường hợp cụ thể. Theo nghiên cứu của Công ty cấp thoát nước và môi trường Việt Nam, Viện môi trường và tài nguyên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Viện công nghệ môi trường - Viện khoa học và công nghệ Việt Nam,…. Nước thải đô thị với có các đặc tính như: nồng độ các chất hữu cơ tương đối cao, chất dinh dưỡng đầy đủ và có khả năng dư thừa, pH gần như trung tính, ít các chất nguy hại….
Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải là tổ hợp các công trình, trong đó nước thải được xử lý từng bước theo thứ tự từ thô đến tinh, xử lý những chất không hòa tan đến những chất keo và hòa tan, cuối cùng là quá trình khử trùng.
Các bậc này được bố trí xen kẽ nhau, nước thải cần xử lý được đưa vào bậc xử lý thiếu khí thứ nhất, sau đó đi sang tiếp bậc xử lý hiếu khí thứ nhất, rồi đi vào bậc xử lý thiếu khí thứ hai và cuối cùng nước thải dẫn sang bậc hiếu khí thứ hai, sau đó đi vào bể lắng thứ cấp để tách bùn cặn. Sau khi nước thải được xử lý ở bậc thiếu khí và hiếu khí đầu tiên lại tiếp tục đi qua bậc xử lý thiếu khí thứ hai và qua bậc xử lý hiếu khí thứ hai, sau cùng mới dẫn sang bể lắng thứ cấp. Nước thải đi vào bậc xử lý kị khí, ở đây xảy ra quá trình khử Photpho sinh học, nước thải sau khi qua bậc kị khí được dẫn đến bậc xử lý thiếu khí, ở bậc này xảy ra quá trình khử Nitrat và sau đó nước thải được đưa sang bậc hiếu khí để thực hiện quá trình khử các chất bẩn hữu cơ, rồi tiếp đến là bể lắng thứ cấp để làm sạch nước thải.
Mỗi công nghệ sinh học nêu trên đều có những ưu điểm và đồng thời cũng có những nhược điểm riêng, thích hợp dùng để xử lý đối với từng loại nước thải, đặc biệt là nước thải của các thành phố.
Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phù hợp thành phố du lịch.
Còn lượng nước thu được từ máy lọc ép được bơm về đầu trạm xử lý để xử lý tiếp.
+ Chiều dài đoạn mương dùng để đặt song chắn rác (LXD), tức là từ chỗ mở rộng đến chỗ thu hẹp. Tổn thất áp lực ở song chắn rác, tổn thất này phụ thuộc vào mức độ thu hẹp của diện tích thấm ướt, tỷ lệ giữa chiều dày và chiều rộng của khe hở của thanh làm song chắn, góc nghiêng đặt song chắn và nó còn phụ thuộc đặt tính riêng của rác, [1].
Do đó các thông số lựa chọn để tính toán thiết kế bể lắng cát ở trên có thể chấp nhận được.
Bể điều hòa được xây dựng có dạng hình chữ nhật nhằm mục đích điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn của nước thải.
Hiệu quả khử trùng bằng dung dịch natri hypoclorit nó phụ thuộc vào liều lượng clo hoạt tính, pH của nước thải, thời gian tiếp xúc, hàm lượng và đặc điểm chất bẩn hữu cơ,. Vậy với thời gian lưu nước t = 1,07 phút đảm bảo cho quá trình xáo trộn theo tiêu chuẩn, cho nên các thông số lựa chọn để tính toán thiết kế ở trên là chấp nhận được. + Nước thải sau khi xử lý ở bể tiếp xúc rồi được dẫn tới điểm xả bằng mương dẫn và điểm xả cách bể tiếp xúc một khoảng chiều dài lx, cho lx = 100 (m).
Bể tiếp xúc khử trùng được chọn là loại bể tiếp xúc có dạng hình chữ nhật, nước thải đưa vào khử trùng đi từ đầu bể đến cuối bể theo hình ziczăc.
So sánh ta thấy Re > Ren nên hệ số ma sát trong vùng nhám được tính theo công thức sau [11]. Thông thường người ta chọn động cơ điện có công suất lớn hơn so với công suất tính toán (lượng dự trữ vào khả năng quá tải). Vậy ta chọn bơm lý tâm để bơm nước thải từ hố thu gom lên ngăn tiếp nhận với công suất của bơm là 119 kW và công suất động cơ điện là 164 kW.