MỤC LỤC
Đối mặt với suy giảm kinh tế và nguy cơ khủng hoảng kinh tế, một gói các giải pháp đồng bộ là rất cần thiết để đưa nền kinh tế thoát khỏi đà suy thoái trước mắt, đồng thời kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại, từng bước thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Mục đích của gói giải pháp tài chính trong ngắn hạn là hỗ trợ về mặt tài chính. Gói giải pháp tài chính có thể nhằm hỗ trợ để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu (vốn, thị trường, tỷ giá, thuế,…); kích cầu đầu tư và tiêu dùng (đầu tư nhà nước và doanh nghiệp); thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ (tỷ giá, lãi suất, các chính sách thuế); tái cấu trúc nhằm làm lành mạnh hóa hệ thống các trung gian tài chính (sáp nhập, mua lại, cơ cấu lại nợ…).
Gói giải pháp tài chính phải được thực hiện song song với các chính sách an sinh xã hội. Ngoài ra, công tác tổ chức điều hành, giám sát thực hiện và can thiêp của nhà nước cũng rất quan trọng (dự báo nắm chắc tình hình, các thủ tục (đầu tư XDCB, nhất là đất đai, hoàn thuế…).
- Các quy định kế toán mới: Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) có thẩm quyền đình chỉ các tiêu chuẩn kế toán điều chỉnh theo thị trường – các quy định đòi hỏi các công ty định giá tài sản của họ tại mức giá thị trường hiện tại, thay vì giá dự kiến. Các tập đoàn ở Phố Wall đã phàn nàn rằng quy định này là phi thực tế vì buộc họ phải định giá hàng tỷ USD nợ xấu bất động sản ở mức bèo bọt, khiến thị trường mất niềm tin nghiêm trọng vào ngành tài chính, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Sau một tháng thực hiện, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra quyết định thay đổi kế hoạch giải ngân gói 700 tỷ USD để giải cứu hệ thống tài chính Mỹ , theo đó Bộ Tài chính Mỹ sẽ duy trì khoản 250 tỷ USD để mua cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ, tiếp tục bơm tiền vào hệ thống tài chính để hỗ trợ khối này, đồng thời sẽ hỗ trợ thị trường tín dụng tiêu dùng, bơm vốn cho các khoản vay mua ôtô và cho sinh viên vay.
Mục đích của gói giải pháp kích thích kinh tế này của Malaysia là củng cố và kích thích tăng trưởng kinh tế, gây dựng niềm tin trong công chúng ở thời điểm thách thức suy thoái kinh tế là lớn nhất đối với nước này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á cách đây một thập kỷ. Các hoạt động dự kiến triển khai thuộc phạm vi gói kích thích tăng trưởng tập trung chủ yếu vào các dự án phát triển, cải thiện doanh nghiệp tư nhân trong ngành công nghiệp xi măng, sắt thép xây dựng và ngành sản xuất vốn đã bị chậm phát triển và cạnh tranh khiến cho mờ nhạt trong thời gian qua. Trong khoản kích thích kinh tế cả gói, 400 tỷ Yên sẽ được sử dụng để thúc đẩy chương trình bảo đảm tín dụng của Chính phủ nhằm tăng quỹ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện chiếm khoảng 99% tổng số doanh nghiệp ở Nhật Bản.
Chính phủ cũng hỗ trợ việc làm cho 600.000 người không có việc làm ổn định, bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp tuyển những người này, đồng thời, cắt giảm thuế cho các khoản cho vay nhà đất; đề nghị các công ty phục vụ công giảm mức tăng phí; tăng ngân sách và nhân sự cho việc chăm sóc người già và trẻ em; mở rộng đảm bảo tín dụng khẩn cấp cho các doanh nghiệp nhỏ lên 20.000 tỷ yên; mở rộng các khoản cho vay khẩn cấp của các tổ chức tài chính của chính phủ lên 10.000 tỷ yên; thực hiện chương trình cải cách thuế trung hạn nhằm bảo đảm chi phí an sinh xã hội trong bối cảnh số người già tăng nhanh. Để huy động nguồn tài chính cho chương trình kích thích kinh tế trên, Chính phủ Nhật sẽ tránh phát hành trái phiếu bù lấp thâm hụt ngân sách, nhằm không làm trầm trọng thêm những khó khăn về tài chính mà sẽ dựa vào dự trữ lấy từ ngân sách đặc biệt để cung cấp tài chính cho gói kích thích kinh tế này. Theo đánh giá của các nhà kinh tế khu vực tư nhân, gói kích thích kinh tế mới sẽ có tác dụng làm dịu bớt những ảnh hưởng ngay lập tức của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Nhật Bản, nhưng không thể thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế về lâu dài.
Tuy nhiên, để đạt được sự tăng trưởng lâu dài, Nhật Bản cần thực hiện các biện pháp như thực hiện chính sách thuế ưu đãi đối với các công ty nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển, khuyến khích đầu tư vốn doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty. Chính phủ Nhật Bản cũng dự định sẽ thực hiện cắt giảm thuế và các biện pháp kích thích kinh tế khác trong vòng 3 năm tới, sau đó tiến hành cải cách hệ thống thuế, bao gồm tăng thuế tiêu dùng từ mức 5% hiện nay, nhằm bảo đảm nguồn thu cần thiết. Nhận thức sâu sắc những hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với thị trường tài chính-ngân hàng, Chính phủ Hàn Quốc, song song với việc triển khai gói cứu trợ kinh tế, đã có giải pháp thiết thực hỗ trợ thị trường bảo hiểm và ngân hàng, mạch máu của nền kinh tế.
- Tám là, thực hiện kích cầu tiêu dùng thông qua việc nâng cao thu nhập dân cư tại khu vực nông thôn và thành thị thông qua việc tăng trợ cấp bảo hiểm, nâng cao mức lương cơ bản và trợ cấp sinh hoạt cho người thu nhập thấp. Với định hướng không chỉ giải quyết khó khăn trước mắt mà còn tính toán đến cơ sở phát triển lâu dài, một phần không nhỏ trong gói giải pháp dành cho việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và các lĩnh vực được lựa chọn là các lĩnh vực nóng bỏng đối với công cuộc phát triển bền vững của Trung Quốc hiện nay.
75 năm hoạt động, FDIC đã xây dựng được một quỹ BHTG lên tới 52 tỷ USD. Tuy nhiên, với việc xử lý hàng loạt ngân hàng đổ vỡ, hiện tại số dư quỹ chỉ còn 35 tỷ USD. Điều này cho thấy trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, quỹ BHTG dù lớn nhưng không thể tự mình giải quyết đổ vỡ ngân hàng.
Tổ chức BHTG cần nhận được sự hỗ trợ tài chính của các cơ quan có thẩm quyền nhằm thực hiện tốt vai trò bảo vệ người gửi tiền, xử lý đổ vỡ hiệu quả trong trường hợp hệ thống tài chính gặp khó khăn. Các quốc gia Châu Âu cũng có những phản ứng hết sức mau lẹ và tích cực. Ngày 7/10/2008, các Bộ trưởng tài chính 27 nước thuộc liên minh Châu Âu (EU) đã họp và nhất trí tăng giá trị bảo hiểm tiền gửi, theo đó hạn mức bảo hiểm tối thiểu được nâng lên 50.000 EUR, đồng thời cam kết hỗ trợ các định chế tài chính để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.
Đối với các nước Châu Á, đơn cử như Đài Loan, CDIC Đài loan đã lập tức tăng hạn mức bảo hiểm gấp đôi lên 3 triệu Đài tệ (khoảng 90.000USD) khi có dấu hiệu khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Một thời gian ngắn sau đó, Đài Loan công bố chính sách bảo đảm toàn bộ cho các khoản tiền gửi ngân hàng nhằm trấn an dân chúng. Hạn mức BHTG mới sẽ được giữ nguyên ngay cả sau khi chính sách bảo đảm toàn bộ cho các khoản tiền gửi của khách hàng tại các nhà băng tư nhân và trong nước hiện nay hết hiệu lực vào 31/12/2009.
Nhiều nước khác trong khu vực cũng nâng hạn mức bảo hiểm như Indonexia (tăng cao gấp 20 lần lên 200.000USD), Singapore và Malayxia bảo hiểm toàn bộ cho các khoản tiền gửi ngân hàng đến hết 2010. Trong giai đoạn hiện nay, nâng cao niềm tin công chúng vừa là yêu cầu trước mắt, vừa mang mục tiêu dài hạn. Thông tin đến với công chúng phải nhất quán và minh bạch, tạo sự tin tưởng của người dân vào các cơ quan Chính phủ cũng như vào hệ thống ngân hàng và cơ quan bảo vệ người gửi tiền.
THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI GểI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH.