MỤC LỤC
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [24]. - Theo Tiến sĩ Hoàng Minh Thao và Tiến sĩ Hà Thế Truyền: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp qui luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng [28].
Trong trường phải có các tổ chức đoàn thể và hội đồng trong nhà trường được tổ chức và hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường và phải chấp hành đầy đủ sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương và của Phòng Giáo dục và Đào tạo như: thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng liên quan đến giáo dục tiểu học, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, đồng thời chủ động tham mưu cho cấp bộ Đảng và chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể lãnh đạo hoạt động của nhà trường theo mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học; thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, báo cáo kịp thời tình hình giáo dục tiểu học ở địa phương cho Phòng Giáo dục và Đào tạo. Điều quan trọng là tỉ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 95%; tỉ lệ học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học (hoặc được xếp loại hạnh kiểm tốt và khá tốt) đạt ít nhất 95%; tỉ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi đạt ít nhất 10 %, học sinh đạt tiên tiến đạt ít nhất 40%; tỉ lệ học sinh xếp loại học lực môn loại yếu (đối với những môn đánh giá bằng điểm số) và loại chưa hoàn thành (đối với những môn đánh giá bằng nhận xét) không quá 5%;.
Sơn Trà nằm trong vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch…tài nguyên biển và ven biển của Đà Nẵng sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của quận, thiên nhiên đã dành cho Sơn Trà nhiều địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng như: suối Đá, bãi Bụt, bãi Nam, bãi Bắc, bờ biển từ Thọ Quang đến Mỹ Khê… Sơn Trà còn có các làng nghề cá truyền thống lâu đời còn lưu giữ một nền văn hóa dân gian độc đáo với những lễ hội nghinh ông, cầu ngư và các hoạt động thể thao hấp dẫn như đua ghe, lắc thúng… đây là những điều kiện thuận lợi cho Sơn Trà phát triển. Chiến lược phỏt triển giỏo dục 2001-2010 của Chớnh phủ đó khẳng định rừ các yêu cầu tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa trên các mặt mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xã hội hóa giáo dục, phổ cập giáo dục và tiêu chuẩn về hiệu quả, chất lượng giáo dục nhằm cụ thể hóa các yêu cầu về giáo dục mà Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu ra.
Các trường đã đạt chuẩn quốc gia đều có đầy đủ các phòng chức năng và trang thiết bị dạy học như đàn Organ, dụng cụ thể dục thể thao..diện tích khuôn viên các trường ngày càng được mở rộng như trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh được UBND phường giải thể 2 hợp tác xã giao thêm cho trường 6.500m2, trường tiểu học Trần Quốc Toản giải tỏa mồ mã mở rộng thêm 1.500m2 cho nhà trường, trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng xây dựng khuôn viên mới 3.100m2 và mở rộng thêm các cơ sở lẻ ở trường tiểu học Hai Bà Trưng, Tiểu La..đến nay có 78.952m2 bình quân 6,4m2/ 1học sinh. - Tích cực tham mưu với Sở GD&ĐT, UBND quận hàng năm đầu tư xây dựng, kinh phí theo chương trình mục tiêu cho các trường tiểu học và có kế hoạch chia tách các trường tiểu học có qui mô lớn trên 30 lớp thành 2 trường để có điều kiện đầu tư xây dựng nhà trường từng bước đạt các tiêu chuẩn quy định như trường tiểu học Chi Lăng được chia tách thành 2 trường tiểu học Chi Lăng và trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng; Trường tiểu học Tô Vĩnh Diện chia tách thành 2 trường tiểu học đó là trường tiểu học Hai Bà Trưng và trường tiểu học Tô Vĩnh Diện; tách trường tiểu học Ngô Gia Tự thành 2 trường tiểu học Nguyễn Thái Học và trường tiểu học Ngô Gia Tự; tách trường tiểu học Ngô Mây thành 2 trường tiểu học Nguyễn Văn Thoại và trường tiểu học Ngô Mây; tách trường tiểu học Nguyễn Tri Phương thành 2 trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh và trường tiểu học Nguyễn Tri Phương.
Thông qua phương pháp này Phòng GD&ĐT đã thuyết phục và làm cho đội ngũ CBGVNV các trường tiểu học thấy được cái đúng, cái sai và cái lợi, cái hại của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tự giác làm việc và sự gắn bó với tổ chức để tập trung nguồn lực xây dựng trường chuẩn của mỗi CBGVNV và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; thuyết phục bằng lý trí, tình cảm xây dựng lòng tin giưa cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường về vấn đề xây dựng trường chuẩn; hình thành niềm tự hào, niềm tin của mỗi CBGVNV trong việc đầu tư công sức để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn. Thực hiện chia tách các trường tiểu học có qui mô lớn trên 30 lớp thành 2 trường để có điều kiện đầu tư xây dựng nhà trường từng bước đạt các tiêu chuẩn quy định như trường tiểu học Chi Lăng thuộc phường An Hải Tây được chia tách thành 2 trường tiểu học Chi Lăng và trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng; Trường tiểu học Tô Vĩnh Diện thuộc phường Nại Hiên Đông chia tách thành 2 trường tiểu học đó là trường tiểu học Hai Bà Trưng và trường tiểu học Tô Vĩnh Diện; tách trường tiểu học Ngô Gia Tự thuộc phương An Hải Đông thành 2 trường tiểu học Nguyễn Thái Học và trường tiểu học Ngô Gia Tự; tách trường tiểu học Ngô Mây thuộc phường Phước Mỹ thành 2 trường tiểu học Nguyễn Văn Thoại và trường tiểu học Ngô Mây; tách trường tiểu học Nguyễn Tri Phương thuộc phường Thọ Quang thành 2 trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh và trường tiểu học Nguyễn Tri Phương.
Huy động được sự đóng góp về vật lực và tài lực của các tổ chức, cá nhân và gia đình để xây dựng cơ sở vật chất để tăng thêm phương tiện thiết bị phục vụ việc dạy và học; có kế hoạch động viên khen thưởng giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi và hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập. Nguyên nhân của thực trạng này là do cơ sở vật chất trường lớp, diện tích đất chưa đạt yêu cầu và nằm trong khu vực đông dân cư khó sắp xếp quy hoạch; số giáo viên năng khiếu như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học vẫn còn thiếu do không có chỉ tiêu biên chế tuyển dụng hằng năm ; kinh phí mua sắm sửa chữa bổ sung trang thiết bị-kỹ thuật phục vụ dạy học còn hạn chế.
- Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông [25]. Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Quyết định số 117/QĐ-UB ngày 07 thỏng 7 năm 2004 của UBND thành phố đó chỉ rừ" xõy dựng hệ thống cỏc trường tiểu học, THCS và THPT, đảm bảo mỗi xã phường có ít nhất một trường tiểu học hoặc một trường THCS; mỗi quận, huyện có ít nhất một trường THPT công lập được xây dựng kiên cố, trang bị các thiết bị theo hướng chuẩn hoá, đồng bộ và hiện đại".
- Phòng GD&ĐT tổ chức các hoạt động tuyên truyền với các ngành, các cấp chính quyền địa phương về đường lối đổi mới công tác giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển GD&ĐT trong tình hình mới của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT theo quyết định xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và của địa phương nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển sự nghiệp GD&ĐT nói chung và xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong tình hình mới. Các trường học và cơ quan quản lý giáo dục các cấp cần tham mưu để Đảng ủy, UBND, HĐND các cấp có văn bản chỉ đạo việc tổ chức Đại hội giáo dục các cấp, theo đó phải làm tốt công tác tham mưu để những nội dung quan trọng cần thiết của địa phương đưa vào thảo luận trong Đại hội và tìm cách giải quyết như: Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, huy động học sinh đến lớp, hạn chế thấp nhất học sinh bỏ học, không có các lớp học ca 3, tăng cường học 2 buổi/ ngày đối với học sinh tiểu học.
Điều này thể hiện rừ nhận thức và vai trũ trỏch nhiệm của các cấp chính quyền và đội ngũ CBQL giáo dục các cấp trong việc định hướng chủ trương và thực hiện các nội dung quản lý xây dựng trường chuẩn theo 5 tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT rất quan trọng. Các biện pháp nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương, công tác xã hội hóa giáo dục, công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học cũng được đánh giá mức độ khả thi nhưng còn phụ thuộc nhiều yếu tố, do đó cần nỗ lực rất lớn trong công tác tích cực tham mưu của các cấp quản lý giáo dục tiểu học.
- Thời gian đến, nếu được tiếp tục thực hiện sẽ có cơ hội để hoàn thiện và khắc phục những khiếm khuyết làm cho các biện pháp này ngày càng phù hợp và mang lại hiệu quả thiết thực trong việc quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng. - Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham mưu với các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương quan tâm đầu tư xây dựng nhà trường, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục phấn đấu xây dựng có hiệu quả trường chuẩn quốc gia.