MỤC LỤC
Nhiều cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý được Tổng công ty cử đi học tại các nước Châu Âu tại những nước có ngành Công nghiệp tàu thuỷ phát triển. Hàng năm Tổng công ty cử liên tục hàng chục công nhân đi đào tạo và làm việc tại Nhật Bản về công nghệ đóng mới và sửa chữa tàu hiện đại; nhiều công nhân của Tổng công ty đã được cấp chứng chỉ của Đăng Kiểm NK (Nhật Bản) và Đăng Kiểm Việt Nam. Nhờ có đội ngũ cán bộ, công nhân ngày càng được đào tạo theo chiều sâu nên chất lượng sản phẩm của Tổng công ty ngày càng được nâng cao.
Nhiều phương tiện đã được thi công dưới sự giám sát của Đăng Kiểm nước ngoài và đạt chất lượng quốc tế.
Nhập vật tư, trang thiết bị bao gồm các chi tiết gia công tại nhà máy và các chi tiết, thiết bị, vật tư đi mua bên ngoài. Thống kê, phân loại đánh dấu kiểm soát và lưu kho các vật tư, chi tiết, thiết bị. − Kiểm tra siêu âm, chụp phim các đường hàn,thử két.(Xem quy trình kiểm tra…).
Sơn tổng thể, đánh dấu két, kẻ mớn, phù hiệu,…(Xem Bản hướng dẫn thi công sơn). − Lắp ráp hoàn thiện các thiết bị còn lại (Nắp hầm,cầu thang,hệ thống sinh hoạt, chữa cháy trên thượng tầng…). (Xem hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ tài liệu bàn giao tàu sau đóng mới).
Giai đoạn II: Tính từ khi đuôi tàu tiếp xúc với nước tới khi đuôi tàu bắt đầu nổi lên, trong giai đoạn này một phần đuôi tàu xuất hiện lực nổi. Tải trọng phân bố cho phép trên tanh đà qmax=180T/m Tải trọng phân bố cho phép.
Thể tích thiết bị hạ thủy chìm xuống nước cùng với tàu( máng trượt hạ thủy). Khi đó tàu thực hiện hai chuyển động, chuyển động quay quanh tâm xe đỡ mũi và tịnh tiến thẳng theo phương hạ thủy. − Quá trình hạ thủy không xảy ra hiện tượng nhảy mũi do chiều chìm mũi tàu khi hạ thủy nhỏ hơn chiều chìm tại mép triền.
− Kể từ khi tàu bắt đầu dịch chuyển đến khi tàu bắt đầu nổi lái, trọng tâm của tàu không rơi ra ngoài đường tanh trượt, như vậy không có hiện tượng tàu đổ lái trong quá trình trượt ( tức hiện tượng tàu bị xoay quay điểm mút cuối của tanh đà). Khi đuổi tàu bắt đầu nổi về lý thuyến coi phản lực N của đường trượt tập trung tác dụng vào tâm của máng trượt( tức tâm của xe trượt). Giả định hai quãng đường tàu chuyển động trong giai đoạn III để tính đường cong hạ thủy.
Quãng đường thư nhất dài là 10(m) tính từ khi bắt đầu giai đoạn III Quãng đường thư hai dài là 20(m) tính từ khi bắt đầu giai đoạn III Mỗi hành trình giả định 4 giá trị mớn nước đuôi tàu. Căn cứ vào bảng tính bonjean xác định được lực nổi và vị trí tâm nổi và vị trí tâm nổi ở mỗi giá trị mớn nước đuôi của hành trình tường ứng. Xác định hành trình tàu nổi hoàn toàn tương ứng với giao của đường cong lực nổi và đường trọng lực của tàu.
Trong giai đoạn III tàu di chuyển được quãng đường là: 51,8(m) I.3.2 Mớn nước của tàu tại thời điểm tàu nổi hoàn toàn. Tại thời điểm tàu nổi hoàn toàn lực nổi và mômen lực nổi đối với xe trượt mũi bằng trọng lực của tàu và mômen trọng lực đối với tâm xe trượt mũi. Dựa vào đường cong phù trợ nổi hoàn toàn để xác định mớn nước mũi và lái tại thới điểm tàu nổi hoàn toàn.
Giai đoạn IV tính từ khi xe trượt rời khỏi đường trượt tới khi tàu dừng hẳn. Vậy tổng quãng đường chuyển động của tàu tính từ khi bắt đầu hạ thủy tới khi tàu dừng là: 540(m). Pf : là lực nén mép trước máng trượt đỡ xe trượt mũi lên đường trượt.
Mặt khác tàu được kê trên triền bằng các hàng đế kê, tàu đặt nghiêng cùng với độ nghiêng của đà trượt ( góc nghiêng là 2,86o) và trọng lượng tàu phân bố không đồng đều ( trọng lượng tập trung chủ yếu ở phần đuôi tàu, vùng mặt phẳng dọc tâm). Cách pha chế : Nấu hỗn hợp cùng một lượt đến 120o C , khuấy đều, để nguội 70oC thì đổ vào khuôn thử áp lực, để nguội đến nhiệt độ môi trường thì tiến hành thử. Giai đoạn 1 : Trước thời điểm hạ thuỷ 5 ngày, tiến hành nấu số lượng 4/5 tổng khối lượng hỗn hợp và tiến hành phết lên máng trượt, phần đà trượt sẽ được.
Vật liệu : Căn gỗ dùng để kê căn tàu trên triền và kê tàu trên máng trượt dùng căn làm bằng gỗ nhóm II (lim, sến, táu) có thể chịu được áp lực lớn nhất là 30kg/cm2 mới bị phá huỷ. Dự trự nhân công cần thiết để hoàn thành thao tác hạ thuỷ trong thời gian nhỏ hơn 60 phút (Nếu để quá lâu dẫn đến biến dạng lớp mỡ bôi trên đường trượt, máng trượt, sẽ làm tăng hệ số ma sát trượt khi hạ thuỷ tàu ). Máng trượt : Là máng dùng để đặt tàu lên trên và trượt trên đường trượt để đưa tàu xuống nước (Trong suốt quá trình trượt, máng trượt chuyển động cùng với vận tốc của tàu ).
+ Gỗ chế tạo máng phải là gỗ chịu lực tốt (Gỗ nhóm II), gồm các thanh ghép lại với nhau là liên kết bằng bulông ngang với khung thép của máng. + Máng bố trí trên mũi tàu : Là cặp máng mà trên đó để hai dầm đỡ mũi tàu, máng này yêu cầu kết cấu vững chắc chịu được áp lực 250T/m mà không bị phá huỷ. − Một số máng ở cuối và một số máng ở đầu được liên kết chắc chắn với vỏ tàu và boong bằng dây cáp Φ 30 thông qua maní và mã nâng (Có yêu cầu riêng) để đảm bảo máng trượt chuyển động liên tục cùng với vận tốc trượt của tàu và phục vụ thu hồi sau khi hạ thuỷ.
− Sự xê dịch của máng theo phương chiều rộng tàu ±100 mm (Để khe hở giữa gờ trong của máng với thành trong đường trượt là 50mm cho mỗi bên). Khi lái tàu bắt đầu nổi thì lực tác dụng lên dầm thứ nhất là lớn nhất, khi đó dầm sẽ bị biến dạng (dầm vừng xuống) sau đú sẽ giảm dần đến 0 khi tàu nổi hoàn toàn. − Hai dầm đỡ mũi cùng được đặt trên hai máng trượt để chuyển động cùng với vận tốc của tàu, chiều dài mỗi máng là 6m (Xem bản vẽ bố trí thiết bị hạ thuỷ).
Chiều rộng của lớp lớp gỗ bằng với chiều rộng của tanh đà là 1800mm, gồm nhiều thanh gỗ được liên kết với nhau bằng bulông dài bắt ecu hai đầu (Yêu cầu hai đầu ecu phải tụt vào so với mép ngoài là 10mm). Móc hãm đà trượt là một hệ thống gối đỡ dùng để giữ cho tàu cố định trên đà sau khi đã tháo hết đế kê ở đáy tàu và trước khi lệnh hạ thuỷ được ban ra. − Bánh lái tàu để ở vị trí 00 và được cố định vào thân tàu bằng các mã hàn và tăng đơ (hoặc dùng thép góc văng cố định với thân và sống đuôi ).
− Chân vịt được cố định để tránh hiện tượng trục chân vịt chuyển động dọc làm phá huỷ các ổ đỡ. − Các trang thiết bị trên tàu phải được cố định chắc chắn trên bệ gá.
Bố trí 02 cán bộ chỉ huy và 20 công nhân tháo toàn bộ căn sập ở hai bên đường trượt từ lái đến mũi, tháo đều và đối xướng hai bên. Bố trí 04 công nhân đứng ở 04 vị trí móc hãm, tháo thanh an toàn, tháo cả 2 hãm chính và phụ đồng thời cùng một lúc. Bố trí 01 người vận hành kích thuỷ lực, kích căng đều hai đầu máng, đưa tàu xuống an toàn.
Tất cả các thao tác của các bộ phận trên đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo lệnh của 01 người chỉ huy chung. Các cán bộ và hoa tiêu đã được phân công ở từng bộ phận phải thường xuyên báo cáo các buớc công việc đã thực hiện xong trên VHF để người chỉ huy xử lý ngay (Các sự cố nếu có) và quyết định các bước tiếp theo.
Tháo các dây cáp chằng giữ các máng trượt với vỏ tàu, để tất cả các máng tự do với tàu (Nếu dây quá căng không tháo được ta bố trí đèn hơi cắt - Đánh dấu đầu dây bằng vật nổi rồi thả tự do xuống nước). Dọn vệ sinh đường trượt và triền đà, thu xếp gọn căn sắt, căn gỗ. Thống kê sửa chữa bảo quản và loại bỏ (nếu hư hỏng ) các căn kê, máng trượt , cáp thép.