Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng

MỤC LỤC

Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Rủi ro về năng lực tài chính của chủ đầu tư: Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều chỉ tiêu như Tổng tài sản/ nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn, tình trạng các khoản thu khó đòi, tốc độ luân chuyển vốn… Vì thế, để đánh giá rủi ro về năng lực tài chính của chủ đầu tư, cán bộ thẩm định dự án cần quan tâm đến những chỉ tiêu này nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định đồng thời giảm thiểu rủi ro. Đối với thị trường nội địa: Rủi ro thị trường nội địa của dự án thường là hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm kém hơn các sản phẩm cùng loại, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước; giá bán thấp, doanh thu không bù được chi phí hoặc giá bán cao hơn các sản phẩm cùng loại, không tạo được sức mạnh cạnh tranh, khả năng thu hút khách hàng kém. Thẩm định tổng quát: là việc xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án như: hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư… Thẩm định tổng quát thường là bước đánh giá rủi ro ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ khách hàng, cho phép cán bộ thẩm định hỡnh dung khỏi quỏt dự ỏn, hiểu rừ quy mụ, tầm quan trọng của dự ỏn.

Nội dung của phương pháp dự báo là sử dụng các số liệu điều tra, thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, về giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu và các đầu vào khác… Nếu dự báo chính xác thì đây là một nguồn thông tin rất hữu ích trong việc nhận diện và quản trị rủi ro của dự án. - Hợp đồng kinh tế số 232/9/2006 – KH giữa công ty Cổ phần sản xuất gia công và xuất nhập khẩu Hanel và công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) về: Khoan khảo sát địa chất công trình; Lập quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng tỉ lệ 1/500; Lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế bản vẽ thi công Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Hanel tại Tiên Sơn – Bắc Ninh (bản sao có dấu công ty). Đối với thủ tục chứng nhận giao dịch liên quan đến tài sản gắn liền đất thuộc khu công nghiệp Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh và đăng kí giao dịch đảm bảo, do Hanel P&T đang có nhu cầu giải ngân vào đầu tháng 12/2006 trong khi việc hoàn thành thủ tục nhận sổ đỏ đất thuê không thể hoàn thành trước 15/12/2006 (Công ty đã làm thủ tục với sở tài nguyên môi trường và nhà đất tỉnh Bắc Ninh nhưng phải đợi theo quy định của pháp luật hiện hành) nên Công ty có đề nghị được giải ngân trước và sẽ hoàn thành các thủ tục này trong thời gian sớm nhất.

Đảm bảo tiền vay: thế chấp toàn bộ tài sản cố định hình thành từ vốn vay và vốn tự có thuộc dự án (Hanel P&T có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục chứng nhận giao dịch liên quan đến tài sản gắn liền với khu công nghiệp Tiên Sơn-tỉnh Bắc Ninh và đăng ký giao dịch đảm bảo trước ngày 31/01/2007), bà Trần Thị Quỳnh Dung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hanel P&T đồng ý bảo lãnh cho khoản vay này là tài sản cá nhân là quyền sở hữu đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại địa chỉ số B17-khu nhà ở Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội trong đó diện tích đất ở là 83,42 m2 và diện tích xây dựng là 305,33 m2. • Công ty Cổ phần Sản xuất gia công và Xuất nhập khẩu Hanel phải cam kết về các nội dung gồm: sử dụng toàn bộ nguồn khấu hao cơ bản và 100% lợi nhuận sau thuế hàng năm của Dự án để trả nợ vốn vay cho Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; trường hợp tổng vốn đầu tư của dự án tăng thì Công ty phải tự thu xếp, Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không chịu trách nhiệm cho vay thêm phần phát sinh đó; Công ty đảm bảo việc thực hiện đầu tư Dự án tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam về việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Bà Trần Thị Quỳnh Dung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hanel P&T, người được Đại hội cổ đông bất thường phiên họp ngày 15/09/2006 uỷ quyền đại diện cho Hanel P&T vay vốn ngân hàng phải có cam kết bằng văn bản về các nội dung: hoàn thành họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua việc tăng vốn điều lệ lên 4.000.000.000 VND trước ngày 31/12/2006 trong đó thời hạn hoàn tất nộp tiền không muộn hơn Ngày hoàn thành xây dựng của dự án và không giảm vốn điều lệ trong suót thời gian còn dư nợ khoản vay này.

Sơ đồ 2.1: Quy trình đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay của Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Sơ đồ 2.1: Quy trình đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay của Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Phương hướng phát triển của SGD trong thời gian tới 1 Huy động vốn tín dụng

- SGD cũng hết sức quan tâm tới việc nâng cao trình độ năng lực của cán bộ tín dụng, tích cực đi tiếp cận khách hàng để nắm bắt các nhu cầu và thu thập thông tin nhằm đẩy mạnh sự liên kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng, đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề suất nhằm tăng dư nợ, hạn chế rủi ro. Cụ thể như áp dụng quy trình thẩm định mới vào công tác thẩm định, dựa vào thực tiễn để kiểm tra các thông số của dự án nhằm hoàn thiện hơn nội dung, quy trình thẩm định cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay. - Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, một dự án chậm đi vào triển khai sẽ làm mất đi cơ hội tốt, có triển vọng và có thể phát sinh nhiều chi phí không cần thiết như tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí trả lãi vay.

Nếu thời gian đánh giá rủi ro quá ngắn thì khi đó không đảm bảo chất lượng đánh giá, ngược lại, nếu thời gian đánh giá rủi ro quá dài, vượt quá quy định, khi đó một mặt không đảm bảo thực hiện theo đúng các văn bản quy định, mặt khác làm chậm tiến trình thực hiện đầu tư dẫn đến bỏ lỡ các cơ hội đầu tư. Do vậy, để đảm bảo thời gian cho công tác thẩm địnhvà quản lý rủi ro theo đúng yêu cầu cần phải có kế hoạch bố trí sắp sếp các công việc hợp lý, logic, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong quá trình thực hiện.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn

Để đảm bảo chất lượng công tác thẩm định dự án cũng như việc quản trị rủi ro yêu cầu đối với cán bộ thẩm định phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, có khả năng tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án, vận dụng các kiến thức và phương pháp phù hợp. Đối với các phòng ban trong SGD: bổ sung thêm nhân sự cho Phòng Đầu tư dự án (nếu lực lượng của Phòng quá mỏng), phối hợp tốt giữa các phòng có liên quan trực tiếp đến công việc như Phòng quan hệ khách hàng… Trong mối liên hệ với bên ngoài, cần thường xuyên liên hệ với Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại khác, các chuyên gia trong và ngoài nước để học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Ngoài ra, khi xác định quy mô dự án phải dựa trên những phân tích về thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường, cần có cơ sở xuất phát khi tính toán vốn đầu tư (cần thẩm định kỹ và làm rừ căn cứ để tớnh là dựa theo suất đầu tư hay kinh nghiệm đối với các dự án tương tự).

Việc đánh giá rủi ro dự án đầu tư được thực hiện bằng các phương pháp khoa học, hiện đại cùng với kinh nghiệm quản trị rủi ro và nguồn thông tin đáng tin cậy sẽ giúp cho việc nhận diện, đo lường, đánh giá rủi ro dự án được chuẩn xác nhằm đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn và kịp thời. Lựa chọn phương pháp đánh giá rủi ro phù hợp theo các mục tiêu sau: phương pháp được lựa chọn phù hợp với khả năng và điều kiện của cán bộ thực hiện; phương pháp lựa chọn phải đảm bảo đáp ứng đúng những yêu cầu, quy định của nhà nước; phương pháp lựa chọn phải tối ưu trong số các phương pháp đưa ra.

Một số kiến nghị

- SGD nên tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia các lớp tập huấn, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nhgiệp vụ. - Đồng thời SGD cũng nên xây dựng một hệ thống thông tin trong toàn Sở, không những liên kết với Hôi sở chính mà còn liên kết với các nguồn khác nhau trong và ngoài nước nhằm tiện việc tra cứu, hỗ trợ đẩy nhanh công tác thẩm định dự án cũng như góp phần quản lý, giảm thiểu rủi ro.