MỤC LỤC
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế tư nhân có điều kiện phát triển với nhiều hình thức và quy mô khác nhau với hàng chục ngàn doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,… ra đời và hoạt động trong các tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,… Đặc biệt là từ khi Quốc hội ban hành luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty (1990), kinh tế tư nhân có bước phát triển rất nhanh chóng. Sự xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong tất cả các lĩnh vực, các ngành sản xuất, kinh doanh đã đẩy lùi tình trạng độc quyền, làm cho sản xuất hàng hoá phát triển, thị trường được mở rộng, các quy luật kinh tế thị trường phát huy được tác dụng, đẩy lùi cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp vốn đã ăn sâu trong tiềm thức xã hội. Việc Nhà nước ban hành Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 là cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành và phát triển khu vực kinh tế tư nhân; năm 1999, Quốc hội thông qua Luật doanh nghiệp, luật này quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, luật này được sửa đổi, bổ sung vào năm 2005 Quốc hội khoá X, kỳ.
Luật đã chế hoá và hiện thực hoá quyền tự do kinh doanh bao gồm quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp, tự do thành lập doanh nghiệp, tự do tổ chức quản lý, tự do lựa chọn quy mô, địa bàn, ngành nghề, trừ một số ngành nghề bị cấm theo quy định của pháp luật. Luật doanh nghiệp (2005) tiếp tục củng cố thành quả và hoàn thiện thêm một bước luật doanh nghiệp (1999) bằng việc xoá bỏ một cách cơ bản các phân biệt và khác biệt trong quản lý giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, tạo một mặt bằng pháp lý cho các doanh nghiệp và bổ sung các quy định bảo vệ các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ, và các quy định về quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, theo nghị định này, các đơn vị kinh doanh trong nước có đăng ký kinh doanh, không tính đến sở hữu Nhà nước hay tư nhân, có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, có số lao động thường xuyên không quá 300 lao động sẽ được hưởng những chính sách hỗ trợ.
Với việc thi hành Luật doanh nghiệp và hàng loạt các biện pháp cải cách khác, môi trường kinh doanh ở nước ta trong mấy năm gần đây đã có những cải thiện quan trọng theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh của người dân trên nguyên tắc doanh nghiệp và người dân được tự do kinh doanh tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm, khuyến khích người dân làm ăn,. Kinh tế tư nhân chỉ có thể phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa khi Đảng và Nhà nước có chính sách và biện pháp quản lý phù hợp, không làm mất động lực phát triển của nó, nhưng cũng không để nó vận động một cách tự phát, ngoài vòng pháp luật. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh chóng trong thời gian qua còn do một nguyên nhân khác, đó là do tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, khởi đầu từ khi đất nước đổi mới, mở cửa nền kinh tế, và đặc biệt phát triển từ giữa thập kỷ 1990, khi nước ta lần lượt tham gia ASEAN, ASEM, APEC và không ngừng mở rộng quan hệ song phương với các nước khác trên thế giới.
Các quan hệ thương mại và đầu tư rộng mở cũng tạo cho doanh nghiệp Việt Nam cơ hội có các đối tác làm ăn, cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ của họ, đào tạo nguồn nhân lực cho mình và trưởng thành dần qua hợp tác và cạnh tranh. Họ sẽ có quyền không chỉ xuất nhập khẩu, tiếp nhận đầu tư, mà còn mở rộng nhiều phương thức hợp tác khác và đầu tư ra thị trường nước ngoài, khai thác tối đa những lợi thế cạnh tranh của mình và vận dụng sự phân công lao động quốc tế, tham gia mạng lưới kinh doanh và chuỗi giá trị toàn cầu theo cách có lợi nhất cho mình. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang mở cửa, sự hợp tác giao lưu giữa các vùng kinh tế trong nước và với nước ngoài, các hộ gia đình có điều kiện rất thuận lợi khi chuyển từ sản xuất manh mún sang sản xuất hàng hoá tập trung, bởi thị trường tiêu thụ sản phẩm đã được mở rộng trong cả nước và cả với nước ngoài, sản phẩm hàng hoá đã được biết đến từ lâu đời.
Cùng với kinh tế Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân có những bước phát triển khá, hiện nay ở tỉnh có 2.114 doanh nghiệp và hàng trăm tổ hợp tác, làng nghề truyền thống… thực sự vẫn là khu vực đầy tiềm năng, năng động, có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác nguồn lực, tiền vốn, sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Với số lượng doanh nghiệp lớn và nhiều loại hình đa dạng phong phú, kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh và đóng góp tích cực cho Ngân sách Nhà nước, hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong các ngành kinh tế của tỉnh. Với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh nên khu vực kinh tế tư nhân ở tỉnh ta đã huy động được lượng vốn lớn trong dân và tận dụng được các nguồn vốn khác để đưa vào quá trình chu chuyển và khai thác khả năng tiềm ẩn tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị trong nước và xuất khẩu như : các loại vải, khăn mặt, phụ tùng xe đạp, xe máy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,….
Kinh tế tư nhân không những thúc đẩy phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, mà còn là chất “xúc tác” kích thích, khơi dậy tiềm năng thế mạnh, đưa hoạt động của trên 100 làng nghề, xã nghề trở thành những trung tâm trong việc phát triển kinh tế, thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Khi kinh tế tư nhân mở rộng và phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động từ nông nghiệp chuyển sang, lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp sẽ giảm, cùng với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp có thể đưa các ứng dụng của công nghiệp vào trong sản xuất giúp tăng năng suất, chất lượng trong nông nghiệp. Như vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội của tỉnh, như huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư với số lượng lớn vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết các vấn đề xã hội….
Nhờ vậy, đã khơi dậy và phát huy được tiềm năng về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.