MỤC LỤC
“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”. Nó biểu hiện dưới dạng các khoản nợ quá hạn, nợ tiền ẩn rủi ro và đặc biệt là các khoản nợ quá hạn không thu hồi lại được mặc dù Ngân hàng đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ.
Mặc dù các Luật, văn bản dưới luật chi phối các hoạt động của ngân hàng đã được sửa đổi rất nhiều, ngày càng phù hợp hơn với các quy luật của nền kinh tế thị trường, song cũng vẫn còn nhiều vướng mắc như sự chồng chéo giữa quy định của các Luật, việc ban hàng các nghị định hướng dẫn thi hành Luật còn chậm, công tác thực hiện của bộ máy thực thi pháp luật còn quan liêu, tùy tiện. - Vai trò của Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện chưa phát huy hết vai trò giám sát, nhận dạng và đưa ra được đánh giá độc lập về chiến lược, chính sách, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục Ngân hàng thương mại, từ đó đảm bảo cho sự khỏe mạnh của cả hệ thống Ngân hàng thương mại, thanh tra Ngân hàng Nhà nước hiện nay chỉ xem xét được hoạt động tín dụng.
Nhờ có tín dụng ngân hàng trên cơ sở cho vay mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện mục tiêu chính sách xã hội của Nhà nước. Do vậy rủi ro tín dụng xảy ra trên phạm vi rộng cũng tạo ra rủi ro cho nền kinh tế; nền kinh tế không có mức tăng trưởng cao, hoặc sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng, miền, cũng không thể giúp Nhà nước thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội.
Trước tình trạnh đó, trong điều kiện quá trình đổi mới hoạt động Ngân hàng ở Việt Nam ngày càng phát triển, số lượng các đơn vị tham gia kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng, tham gia huy động tiền gửi ngày càng tăng, đi đôi với nó là yếu tố rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh này cũng ngày càng trở nên phức tạp đặt ra yêu cầu cần có giải pháp phòng ngừa kịp thời, Chính phủ đã ban hàng Nghị định 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi và tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã được thành lập. Tuy nhiên, do chính sách BHTG mới quy định bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, công ty tài chính và duy trì sự ổn định, phát triển lành mạnh hoạt động Ngân hàng tại các tổ chức này, chưa mở rộng tới tất cả các tổ chứuc nhận tiền gửi (như công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty nhận ủy thác đầu tư. chứng khoán, Ngân hàng chính sách xã hội, tiết kiệm bưu điện…) nên quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức này chưa được bảo vệ. Do đó có thể khẳng định được vai trò và vị trí của BHTG là rất quan trọng và trở thành một định chế tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta trong việc bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền, góp phần duy trì, đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng… Tổ chức BHTG thực sự là một trong những công cụ hữu hiệu được nhiều nước, trong đó có Việt Nam, lựa chọn để phát triển và tăng cường đảm bảo an toàn và phát triển bền vững cho hệ thống Ngân hàng.
- Là Ngân hàng duy nhất trên địa bàn trực tiếp thực hiện các dịch vụ ngân hàng đối ngoại, Chi nhánh tích cực tham mưu, tư vấn cho khách hàng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, lựa chọn đối tác kinh doanh, đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, mở và thanh toán Thư tín dụng…Hầu hết hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh đểu được thực hiện qua Chi nhánh với doanh số bình quân hàng năm xấp xử 40 triệu USD, bao gồm các mặt hàng chủ yếu như khoáng sản, lạc nhân, chè…Tuy doanh số chưa lớn, nhưng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu luôn đảm bảo an toàn, chính xác và kịp thời, không để xảy ra sai sót, nhầm lẫm đã được sự tín tưởng tuyết đối của khách hàng khi đến với Chi nhánh. Qua bảng trờn ta cú thể thấy rừ hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với các doanh nghiệp Nhà nước giảm dần, nguyên nhân là trước năm 2005, doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước lớn hơn cho vay tiêu dùng, tuy nhiên hoạt động của các doanh nghiệp này là kém hiệu quả, thua lỗ, tài chính yếu kém làm cho tỷ trọng giữa hai năm này giảm mạnh, từ 65% năm 2004 xuống còn 48% năm 2005. Điển hình là năm 2007, Chi nhánh mở rộng đầu tư tín dụng đối với các dự án và các khách hàng mới như: đồng tài trợ 70 tỷ đồng cho dự án Nhà máy liên hợp Gang thép tại khu kinh tế Vũng Áng công suất 500.000 tấn/ năm của Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh, đồng tài trợ 14,9 triệu USD cho dự án phóng Vệ tinh cho tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; cho vay mua sắm đầu tư máy móc, thiết bị đối với các doanh nghiệp Công ty cổ phần xây dựn 269 số tiền 10 tỷ đồng, Công ty Đại Hiệp 7 tỷ đồng, Công ty cổ phần xây dựng 412 số tiền 6 tỷ đông.
Như việc cưỡng chế tài sản thu hồi nợ, mặc dù các văn bản luật đều có quy định: “ Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, Ngân hàng thương mại có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay”, nhưng trên thực tế các Ngân hàng thương mại không làm được điều này vì ngân hàng là tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để tòa án xử lý theo con đường tố tụng…. - Nguyên cứu khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ: xem xét quy mô hoạt động( vốn cố định, trình độ kỹ thuật, năng lực tạo sản phẩm có sức cạnh tranh, vật tư hàng hóa với các cơ cấu của nớ…) kết quả hoạt động tài chính( nguồn vốn tăng, giảm, lỗ lãi); năng lực kinh doanh( số lượng và chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, thị trường cung cấp); tình hình công nợ( các khoản phải thu: ngắn hạn, dài hạn, nợ khó đòi mất khả năng thanh toán, các khoản phải trả:. nợ ngân sách, nợ các khách hàng khác, nợ nước ngoài, nợ ngân hàng, trong đó nợ quá hạn; đánh giá khả năng trả nợ).
Hậu quả để lại của vụ việc trên chưa kịp giải quyết xong thì tháng 5/2007, sau gần 3 năm đầu tư, được miễn giảm hầu hết các loại thuế và hưởng nhiều chính sách ưu đãi, dự án sản xuất đĩa compact của Công ty TNHH ODVD 100% vốn Malaysia đã đóng cửa, để lại khoản vay ngân hàng hơn 2,5 triệu USD chờ phát mại Công ty để trả nợ. Tuy nhiên trước yêu cầu của hội nhập kinh tế, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) với lộ trình thực hiện các cam kết quốc gia đòi hỏi hệ thống tài chính-ngân hàng nói chung, BHTG Việt Nam nói riêng phải có những đổi mới để đối phí với nguy cơ rủi ro cao của hệ thống tài chính, đồng thời cũng là để phù hợp với thông lệ quốc tế. Ở hầu hết các nước trên thế giới, khi tổ chức BHTG được thành lập và đi vào hoạt động thì đã có luật điều chỉnh ngay, trong khi đó, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh lĩnh vực hoạt động này ở Việt Nam mới ở mức Nghị định.
BHTG Việt Nam đã làm tốt việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của hệ thốgn tài chín-ngân hàng. Vì thiếu một khung pháp lý vững chắc điều chỉnh lĩnh vuẹc hoạt động này nên phần nào đã làm hạn chế BHTG thực hiện các chức năng, nhiệm vụ vốn có của một tổ chứuc BHTG theo thông lệ quốc tế. - Cần nâng cao hơn nữa công tác quản lý và giám sát hoạt động cho vay của ban lãnh đạo Chi nhánh, nhanh chóng hoàn thiện hơn nữa pháp luật bảo đảm ở Chi nhánh.