MỤC LỤC
Doanh số cho vay phu thuộc vào quy mô, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kỳ kinh tế, môi trường pháp lý.Thông thường những ngân hàng có uy tín, có mối quan hệ rộng, chính sách khách hàng tốt thì có doanh số cho vay lớn. Tổng dư nợ của một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của ngân hàng đó.Tổng dư nợ cao (dư nợ lành mạnh )chứng tỏ ngân hàng làm công tác marketing tốt, thu hút được nhiều khách hàng, đáp ứng phù hợp nhu cầu về vốn của mọi thành phần kinh tế, thu được lợi nhuận từ hoạt động cho vay. *Vòng quay vốn tín dụng= Doanh số thu nợ / Dư nợ tín dụng bình quân Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng, quy mô và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nên luôn phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật như các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc , tỉ lệ đảm bảo an toàn, quy mô, giới hạn cho vay…. Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phát huy được các thế mạnh, khắc phục hạn chế các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi.
Ý trí trả nợ và đạo đức của khách hàng: bao gồm việc khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không?. Khách hàng có trung thực thiện chí trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng?.
-Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của ngân hàng, là người ra quyết định chủ yếu trong sx kinh doanh, và chỉ đạo hoạt động của các phòng ban. -Phó giám đốc: Gồm 2 người, là những người giúp việc cho giám đốc, phân công phụ trách theo từng mảng công việc khác nhau tuỳ tho quyền hạn chức năng mà họ đảm nhiệm. - Phòng khách hàng:bám sát các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để mở rộng đầu tư, cho vay các dự án ,phương án mới.
Đồng thời tiếp cận thu hút các khách hàng mới tập trung tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Tây và khu vực lân cận nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu lãi suất theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. + Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp và phân loại khách hàng, tính toán kiểm tra bảo đảm nợ vay, đầu tư khách hàng làm ăn có hiệu quả, đôn đốc thu nợ đến hạn và thu róc lãi hàng tháng, không có nợ quá hạn và lãi treo phát sinh.
Nguồn tiền gửi dân cư gặp không ít khó khăn giảm 2.610 triệu đồng do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn; cơ chế điều hành thị trường tiền tệ của Chính phủ và chính sách lãi suất cơ bản của NHNN theo cơ chế thị trường đã trực tiếp tác động bất lợi đối với các NHTM Quốc doanh nói chung và NHCT Nguyễn Trãi nói riêng. Vào tháng 5, tháng 6 năm 2008, sau khi NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 12% và 14%/năm, đã suất hiện cuộc đua lãi suất giữa các NHTM, mà mở đầu là các NHTMCP nhỏ, buộc các NHTM lớn cũng phải chạy theo nếu không muốn mất khách hàng, kéo theo một lượng vốn nhất định. Đặc biệt ta thấy rằng tỷ trọng của nguồn vốn huy động này năm 2008 chiếm một tỷ trọng rất lớn trên tổng nguồn vốn huy động.Để có được sự tăng trưởng này, Ngân hàng đã dùng nhiều chiến lược marketing, tạo mối quan hệ tốt với các KH là các tổng công ty, trường đại học, xí nghiệp sản xuất trên địa bàn để họ tin tưởng gửi tiền vào NH.
Sang đến năm 2008 con số nay là 319.028 triệu đồng chiếm tỷ trọng 86.29 % trên tổng doanh số cho vay.Ngân hàng Công Thương Nguyễn Trãi chủ yếu cho vay các đối tượng KH là các hộ gia đình tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Tây( Hoài Đức, La Phù, Vạn Điểm, Triều Khúc.); giảm cho vay tiêu dùng và cho vay để đầu tư vào kinh doanh bất động sản – phù hợp với chủ trương của NHNN đã đề ra. NHCT Nguyễn Trãi thực hiện mở rộng cho vay phù hợp với quá trình chuyển dịch của nền kinh tế Việt Nam.Mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế theo hướng giảm dần cho vay DNNN ,thực hiện ngân hàng của mọi thành phần kinh tế và của toàn dân.
Như vậy hoạt động cho vay ngắn hạn của chi nhánh phát triển rất mạnh mẽ,chiếm một tỷ trọng cao trên tổng dư nợ.Theo thành phần kinh tế thì năm 2008 chủ yếu là dư nợ cho vay đối với Công Ty CP NN chiếm tỷ lệ 56.9%/tổng dư nợ, DNNQD chiếm tỷ lệ 43.1%/tổng dư nợ. Điều này sẽ giúp NH rất nhiều.Vừa tiết kiệm chi phí thẩm định khi KH có nhu cầu vay căn cứ vào số dư tài khoản tiền gửi; vừa nâng cao khả năng thu hút KH mới thông qua mối quan hệ hay lời giới thiệu từ chính KH của mình.Hơn nữa là do KH truyền thống của NH nên việc đàm phán về lãi suất,chính sách phí…sẽ dễ dàng hơn khi có sự thay đổi hoặc trong cạnh tranh. Vì vậy việc lãi suất vay vốn tăng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp.Đứng trước tình hình khó khăn chung đó NHCT Nguyễn Trãi đã liên tiếp giảm lãi suất cho vay trong vòng 3 tháng để giúp doanh nghiệp vay được vốn, và trả lãi trước hạn đối với những khoản vay cũ để tránh nợ quá hạn.
Hệ số này cho thấy NH chưa sử dụng tối đa nguồn vốn huy động .Trong phương hướng phấn đấu năm 2009, NH đang từng bước tiến hành để tạo ra sự cân đối hợp lý giữa dư nợ và nguồn vốn huy động nhằm hạn chế rủi ro nguồn vốn tác động đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Những chính sach tín dụng đôi khi gây khó khăn cho ngân hàng vế việc cho khách hàng vay vốn, làm mất đi cơ hội làm ăn với những khách hàng tốt.Tình hình kinh tế khó khăn làm một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, không có khả năng trả nợ.
Bên cạnh việc nâng cao các khâu quản lý nội bộ của ngân hàng, nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, quản lý rủi ro, quản trị điều hành, kiểm tra kiểm soát, hoạch toán kế toán…Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh khâu marketing, tiếp thị quảng cáo chăm sóc khách hàng, mở rộng và sử dụng hiệu quả các kênh phân phối, đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ. Đưa hệ thống thông tin vào làm việc giúp cán bộ tín dụng đơn giản một số bước của quy trình cho vay như: cập nhật thông tin về tình hình thị trường; chính sách tín dụng của ngân hàng ; các hình thức thẩm định bảo đảm nợ vay; phân tích báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ; giám sát khách hàng thông qua trả lãi định kỳ…. Một CBTD chuyên môn giỏi luôn là người quan sát thận trọng các phản ứng và thái độ của người vay.Kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác và sự hiểu biết về tâm lý khách hàng sẽ giúp cho CBTD đưa ra được những quyết định đầu tư tín dụng đúng đắn.Vì vậy việc tìm tòi hoc hỏi và tích lũy kinh nghiệm không ngừng là một yếu tố cần đối với người CBTD.Chính vì CBTD có vai trò quan trọng như vậy nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ và tư cách đạo đức cho họ là cần thiết.
Nếu nợ quá hạn là một biểu hiện của doanh nghiệp không muốn hoặc không có khả năng hoàn trả thì có thể khoản vay đã có vấn đề nghiêm trọng và không thể cứu vãn được.Nếu nợ quá hạn hình thành do việc tiêu thụ hàng hoặc thu hồi các khoản thu chậm hơn dự tính hoặc do việc chậm trễ không lường trước được trong việc chuyển từ sản xuất đến tiêu thụ, thì vấn đề có thể chưa đến mức trầm trọng. +Gia hạn nợ; Điều chỉnh kỳ hạn nợ; Miễn giảm tiền lãi vay đối với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn vay do các nguyên nhân khách quan, nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách, tạo điều kiện cho khách hàng trả được nợ gốc và phần lãi còn lại, có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thường. Trước khi ban hành một chính sách NHNN cần phải tính đến những thuận lợi và khó khăn cho các ngân hàng.Chính sách tín dụng được đánh giá là hoàn thiện nếu nó được xây dựng phù hợp với mục tiêu tổng thể của ngân hàng trong từng thời kì, thực hiện được vai trò định hướng cho tín dụng của ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.
Tuy nhiên do nhận thức về lý luận còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực tế nên luận văn của em không thể tránh khỏi những sai sót.Em mong nhận được ý kiến đóng góp từ T.S Trần Trọng Khoái, các thầy cô giáo trong khoa tài chính ngân hàng, các cán bộ tín dụng của ngân hàng Công Thương Nguyễn Trãi để bài viết của em được hoàn thiện hơn.