Mối quan hệ song phương của vốn đầu tư trong nước và nước ngoài trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

MỤC LỤC

Nguồn vốn nước ngoài

  • Vốn đầu trực tiếp nước ngoài ( foreign direct investment-FDI )
    • Vốn hỗ trợ phát triên chính thức( Officer development Assitant - )ODA 1Khái niệm : Hỗ trợ phát triển chính thức hay viện trợ phát triển chính thức
      • Nguồn vốn từ thị trường vốn quốc tế .1. Khái niệm

        Với các nhà tài trợ thì họ thường áp dụng việc hỗ trợ không hoàn lại với các khoản hỗ trợ nhỏ và thường tập trung vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và xã hội , với các khoản vay có tính lãi thì thường tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng , giáo dục….Để nâng cao hiệu quả sử dụng của dòng vốn này thì hình thức ODA hỗn hợp là hình thức mà các nhà tài trợ áp dụng chủ yếu .Vốn ODA còn được thể hiện ở chỗ nó chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển.Thông thường, các nước cung cấp ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý…). Vấn đề là vốn ODA thường có lãi suất thấp và có thời gian ân hạn dài nên vô tình đã tạo ra tâm lý chủ quan của các nước tiếp nhận , họ cứ cố gắng thu hút thật nhiều ODA để rồi lượng vốn ODA sẽ tạo ra một khoản nợ lớn và khả năng chi trả sẽ càng thấp nếu dòng vốn ODA mà các nước nhận được không được sử dụng hợp lý và có hiệu quả , cũng như việc giảm tình trạng thất thoát và việc tăng tốc độ giải ngân không được nâng cao.

        Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

        Vốn đầu tư trong nước có vai trò quyết định trong tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng , định hướng cho qúa trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư

        Trước tiên, cần phải khẳng định mọi nền kinh tế muốn phát triển bền vững và lâu dài thì phải dựa vào nội lực khả năng sẵn có của nền kinh tế bởi các nguồn vốn từ bên ngoài mặc dù có vai trò quan trọng là “cú kích” để đẩy nền kinh tế đi lên nhưng không phải là nhân tố quyết định nếu nền kinh tế đó không có nội lực sẵn có của mình thì mọi sự tác động sẽ trở thành vô nghĩa. Ngoài nguồn vốn ODA( chủ yếu dành cho việc hỗ trợ cán cân thanh toán, thu chi ngân sách nhà nước và xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào nước ta chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, do đó chúng ta chỉ được tập trung chủ yếu vào những vùng có nhiều thuận lợi và những ngành mang lại lợi nhuận nhanh, nhiều.

        Nguồn vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng

          Các nhà đầu tư nước ngoài khi gia nhập vào nền kinh tế các nước khác thì họ sẽ mang theo rất nhiều vốn khác nhau vào các nước tiếp nhận đầu tư : các nhà đầu tư nước ngoài họ mang theo tiền vốn bằng ngoại tệ từ tài sản của mình vào và làm phình to thêm cái túi đựng vốn đầu tư của xã hội , họ vào mang theo các tài sản sản xuất như máy móc , thiết bị sản xuất. Bên cạnh tác động trực tiếp tơi tăng trương kinh tế thông qua gia tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội , sự xuất hiện của các dòng vốn nước ngoài còn có tác động gia tăng qua hoạt động của dòng vốn này thông qua một số kênh như kên canh tranh là các doanh nghiệp trong nước phải gia tăng hiệu quả hoạt động , kênh truyền bá công nghệ giúp các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận với các máy móc và công nghệ cao .Sự xuất hiện các tác động tràn này là do sự chênh lệch giữa các quốc gia , giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài , vì vậy đã tạo ra ưu thế cho các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư.

          Thực trạng mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt

          Thực trạng và vai trò của vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

          • Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

            Thông qua quá trình hợp tác kinh doanh và việc hình thành rất nhiều các doanh nghiệp liên doanh , đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang vao Việt Nam những công nghệ cao và với năng lực kinh doanh rất cao của mình các doanh nghiệp nước ngoài đã cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những bài học rất có giá trị về quản trị kinh doanh , marketing , xây dựng thương hiệu , quản trị nhân sự … tất cả những điều này giúp các doanh nghiệp trong nước có thể nhìn vào vừa học tập và phát triển sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Số vốn ODA mà chúng ta nhận được được phân bổ cho nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau , tính cho tới 2008 lượng vốn ODA được phân bổ cho các ngành như sau : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo có các chương trình và dự án ODA ký kết trong thời kỳ 1993-2008 đạt tổng trị giá khoảng 5,5 tỷ USD, Năng lượng và Công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với các dự án đã ký trong thời gian qua đạt trên 7,6 tỷ USD nhằm cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn , Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật là những lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua với các chương trình, dự án đã ký đạt tổng số vốn khoảng 4,3 tỷ USD , Giao thông Vận tải và Bưu chính viễn thông là ngành tiếp nhận vốn ODA lớn nhất với tổng giá trị hiệp định ký kết đạt khoảng 9,88 tỷ USD thời kỳ 1993-2008 , hơn 1 tỷ USD vốn ODA còn được sử dụng để hỗ trợ cho ngân sách và một số lĩnh vực khác.

            Thực trạng mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong và vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

              Hiện nay có một hiện tượng nữa chứng tỏ có sự di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp , đó là sau kì nghỉ tết nguyên đán có rất nhiều lao động tại các doanh nghiệp FDI mà đặc biệt là tại các doanh nghiệp tại khu vực phía nam bỏ việc , lý do bỏ việc của họ có thể là do một số nguyên nhân như lương thấp , chi phí sinh hoạt tại các khu công nghiệp cao … Sau khi nghỉ việc tại các doanh nghiệp này thì những người lao động họ có thể chuyển sang doanh nghiệp khác làm việc trong đó có một bộ phận không nhỏ chuyển sang các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay ở Việt Nam do công nghệ chưa phát triển và vốn đầu tư trong nước nhỏ giọt nên nhiều ngành kinh tế công nghệ cao chưa phát triển hoặc phát triển nhỏ giọt như ngành công nghiệp ô tô , các ngành công nghiệp điện tử… Do vậy mà thị trường trong nước đã bị các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh , các doanh nghiệp nước ngoài nhờ công nghệ sản xuất tốt , vốn lớn và quản lý tốt đã làm cho các doanh nghiệp trong nước bị mất thị trường và không có khả năng cạnh tranh , hiện nay các sản phẩm lắp ráp của các tập đoàn xuyên quốc gia về hàng điện tử chiếm trên 70% thị phần hàng điện tử Việt Nam.

              Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

              • Các giải pháp với vốn trong nước
                • Các giải pháp với vốn nước ngoài

                  Phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý sử dụng ngân sách Nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả, kỷ luật chi ngân sách Nhà nước.Ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung hướng dẫn triển khai dự toán chi ngân sách Nhà nước năm đã được Quốc hội quyết định theo đúng quy định; tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ và điều hành và thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước, qua đó nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương đối với việc phân bổ, quản lý, sử dụng dự toán ngân sách Nhà nước của mình. Hiện nay vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu bức bách , từ thực tế cho thấy hoạt động này hiện đang diễn ra chậm và không hiệu quả do các doanh nghiệp này chậm lên kế hoạch cổ phần hóa và việc xúc tiến , giới thiệu tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước còn chậm nên các cơ quan quản lý cần đẩy nhanh hoạt động cổ phần hóa các doanh nghiệp và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý phần vốn góp của nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. - Đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung; giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn.