MỤC LỤC
Ngoài ra, văn bản quy định việc quản lý VĐT XDCB qua hoạt động kiểm soát thanh toán tại KBNN cũng liên quan đến rất nhiều Luật, nghị định về Đầu tư, Xây dựng, Đấu thầu…, do đó KBNN cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác tham mưu cho các Bộ ngành có liên quan để nghiên cứu cải tiến hệ thống cơ chế, chính sách sao cho ngày càng hoàn thiện, phù hợp với những thay đổi của thực tiễn ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Mặt khác, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư liên quan đến nhiều cấp chính quyền từ TW tới địa phương, nên thông qua kiểm soát thanh toán, KBNN cũng thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất cho các cấp chính quyền cải cách các thủ tục hành chính liên quan tới đầu tư, xây dựng đặc biệt là các thủ tục liên quan đến thanh toán vốn để đơn giản, dễ thực hiện hơn nhưng vẫn đầy đủ và tuân thủ theo pháp luật góp phần nâng cao chất lượng quản lý ngân sách tại TW lẫn địa phương.
Đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, nếu chưa có tổng dự toán được duyệt thì công trình, hạng mục công trình thi công trong năm kế hoạch phải có thiết kế và dự toán được duyệt, chậm nhất là đến khi thực hiện được 30% giá trị xây dựng trong tổng mức đầu tư phải có tổng dự toán được duyệt; nếu các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A có các tiểu dự án hoặc dự án thành phần thì từng tiểu dự án hoặc dự án thành phần được quản lý như một dự án độc lập. Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán NSNN hàng năm. Riêng với dự án thực hiện đầu tư, CĐT phải gửi kèm thêm các tài liệu sau: Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có); Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật (đối với dự án. thiết kế 3 bước) hoặc quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án thiết kế 1 bước và 2 bước) và quyết định phê duyệt tổng dự toán kèm theo tổng dự toán; Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của hợp đồng.
-Các dự án đầu tư XDCB hoặc dự án hỗn hợp có chi đầu tư XDCB và chi sự nghiệp(bao gồm cả vốn ODA và vốn đối ứng trong dự toán chi sự nghiệp hàng năm), dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung và vốn chương trình mục tiêu quốc gia được tài trợ bằng nguồn ODA vay ưu đãi, ODA không hoàn lại đồng tài trợ trong các dự án ODA vốn vay. -Các khoản chi từ nguồn viện trợ bằng tiền hoặc hiện vật chuyển hóa bằng tiền thuộc dự án ODA. Việc kiểm soát thanh toán dự án ODA phải theo đúng chính sách, pháp luật hiện hành. KBNN được phép từ chối việc xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành cho dự án nếu phát hiện CĐT sử dụng vốn sai mục đích, vi phạm các quy định của pháp luật. Đề nghị thanh toán, tạm ứng được KBNN xác nhận để làm cơ sở rút vốn ngoài nước không bị giới hạn bởi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của dự án. Giá trị khối lượng hoàn thành do KBNN xác nhận theo đúng tỷ lệ tài trợ quy định cho mỗi dự án, công trình, hạng mục công trình. Hồ sơ tài liệu do CĐT gửi đến KBNN nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt. Bản dịch có chữ ký, đóng dấu của CĐT. KBNN áp dụng kiểm soát chi sau, thanh toán trước cho một số trường hợp sau:. -Thanh toán các hợp đồng xây dựng, hợp đồng tư vấn của một số nhà tài trợ có áp dụng hình thức thanh toán L/C. -Thanh toán tài khoản tạm ứng, tài khoản đặc biệt đối với các dự án chỉ có một cấp TKTƯ hoặc thanh toán từ TKTƯ cấp 1 đối với dự án có nhiều cấp TKTƯ. Trong trường hợp 5 ngày kể từ khi giải ngân vốn ngoài nước thanh toán đơn vị thụ hưởng, CĐT phải gửi hồ sơ, tài liệu đến KBNN để thực hiện kiểm soát, xác nhận. Kết quả kiểm soát, xác nhận của Kho bạc là cơ sở để CĐT làm thủ tục rút vốn bổ sung vào tài khoản tạm ứng. Còn lại trong các trường hợp khác, KBNN áp dụng hình thức kiểm soát chi trước, thanh toán sau. Theo hình thức này, CĐT phải gửi hồ sơ, tài liệu đến KBNN để thực hiện kiểm soát, xác nhận đề nghị tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành sau đó mới làm thủ tục giải ngân vốn. Nội dung quy trình kiểm soát thanh toán VĐT a) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu ban đầu. -Sổ tay hướng dẫn quản lý tài chính của dự án(nếu có). -Dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án. -Văn bản lựa chọn nhà thầu. -Hợp đồng giữa CĐT và nhà thầu và các tài liệu đi kèm bản hợp đồng. -Dự toán chi tiết được duyệt của từng công việc, hạng mục công trình đối với các gói thầu chỉ định thầu và tự thực hiện. Cán bộ thanh toán sau khi nhận được hồ sơ phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ phải yêu cầu CĐT sửa đổi, bổ sung. Cán bộ thanh toán sau khi kiểm tra xong sẽ chuyển hồ sơ mở tài khoản cho phòng Kế toán để làm thủ tục mở tài khoản. b) Kiểm tra tài liệu thanh toán vốn tạm ứng. Tương tự như vốn trong nước, khi thanh toán vốn tạm ứng, CĐT ngoài các tài liệu ban đầu cần gửi thêm một số tài liệu sau: Bảo lãnh tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán VĐT, Giấy rút VĐT. Mức vốn tạm ứng, thu hồi tạm ứng tuân theo quy định trong nước và theo các Điều ước quốc tế trong hợp đồng. Đối với hợp đồng thi công xây dựng, khi tạm ứng vốn phải đảm bảo thu hồi hết vốn ứng khi thanh toán đạt 80% trừ trường hợp có quy định riêng của dự án. c) Kiểm tra tài liệu thanh toán khối lượng hoàn thành.
Qua hoạt động kiểm soát thanh toán vốn, KBNN đã có những ý kiến đóng góp quan trọng trong việc kiến nghị, sửa đổ, bổ sung những thiếu sót trong chính sách chế độ của Nhà nước như: công tác quản lý vốn, công tác kiểm soát kế toán, công tác huy động vốn cho NSNN, cải cách thủ tục hồ sơ soa cho nhanh gọn, thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho các CĐT nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong công tác kiểm soát thanh toán…Ngoài ra KBNN cũng đã thay mặt Nhà nước tổ chức các buổi tọa đàm, lấy ý kiến của các CĐT về các quy định liên quan đến đầu tư xây dựng. Ban QLDA là người đại diện cho CĐT nhưng không phải CĐT nên thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm quản lý tài sản, bảo toàn vốn khi dự án đi vào hoạt động…Ngoài ra, nghị định số 12/2009/NĐ-CP mới ban hành ngày 12/02/2009 thay thế cho NĐ 16 và NĐ 112 quy định quyền hạn và nhiệm vụ của CĐT khụng cụ thể rừ ràng là cú thẩm quyền trỏch nhiệm thực hiện những cụng việc gì mà chỉ ghi chung chung “CĐT thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ từ khi chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, đến khi nghiệm thu đi vào sử dụng bảo đảm hiệu quả, tính khả thi của dự ỏn”…Như vậy dẫn đến tỡnh trạng phõn quyền khụng cụ thể rừ ràng, khụng xỏc định rừ trỏch nhiệm quyền hạn của CĐT trong quản lý dự ỏn. Ngoài ra, NĐ cũng cho phép các ban QLDA được thực hiện nhiều dự án cùng một lúc và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định, nhưng không có giới hạn phạm vi số lượng tính chất các dự án cụ thể như thế nào trong khi các dự án được thực hiện trên rất nhiều địa bàn khác nhau nên dễ dẫn đến tình trạng quản lý các dự án lỏng lẻo, không đi sâu đi sát, chậm trễ, ách tắc trong công tác nghiệm thu khối lượng, hoàn thành thủ tục thanh toán vốn.