MỤC LỤC
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (ngân hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit), theo đó, ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C. Thư tín dụng (L/C) là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng ( ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu) theo yêu cầu của người nhập khẩu sẽ chuyển cho ngân hàng ở nước ngoài (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) ,một L/C để trả cho người được hưởng (người xuất khẩu ) một số tiền nhất định, trong thời hạn quy định, với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình đầy đủ bị chứng từ phù hợp với các điều khoản trong thư.
Con người là một tiềm lực của mọi doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ trong thẩm định dự án, xem xét đơn vay vốn của khách hàng thì chất lượng tín dụng sẽ cao và ngược lại. Đối với ngân hàng khi mà có quá nhiều khách hàng đến hạn trả mà khôn có khả năng thanh toán hoặc cố ý chây ỳ thiếu ý thức tôn trọng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán của mình thậm chí ngân hàng còn rơi vào tình trạng phá sản.
Năm 2006: là NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s, vinh dự nhận cúp Vàng “ Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn Việt Nam chứng nhận, nhận danh hiệu “NH có thành tích xuất sắc trong hoạt động TTQT năm 2005” do Wichovia và Citi bank trao tặng, được The Banks of New Yorks trao chứng nhận chất lượng chuyển tiền bằng điện Swift, là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn. Năm 2007: đã được bộ Công Thương chọn làm NH đầu tiên được trở thành thành viên của Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) từ tháng 7/2007, nhận giải thưởng “TTQT xuất sắc năm 2006” do Citibank trao tặng, nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006”, là NH Việt Năm đầu tiên và duy nhất được Financial Insights (một chi nhánh của công ty tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới IDC trực thuộc tập đoàn IDC) trao tặng giải thưởng về công nghệ NH, công nhận những thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường. Với địa bàn hoạt động rộng rãi, khách hàng đa dạng và hoạt động với phương châm “ Sáng tạo giá trị, chia sẻ thành công”, Techcombank luôn kịp thời nắm bắt những biến động của thị trường để có hình thức huy động vốn thích hợp, tạo nên nguồn vốn liên tục tăng trưởng đáp ứng nhanh chóng cho các nhu cầu vốn cần thiết cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của các khách hàng cá nhân.
Để có được nguốn vốn tăng trưởng cao như vậy qua các năm, Techcombank đã không ngừng nỗ lực và áp dụng nhiều biện pháp như: đa dạng hoá các hình thức tiết kiệm (tiết kiệm định kỳ “Vỡ tương lai”, tiết kiệm Đa năng, tiết kiệm Bảo gia, tiết kiệm Giáo dục…); triển khai các đợt tiết kiệm dự thưởng; mở tộng các dịch vụ tài khoản; tăng cường quảng cáo tiếp thị; đưa ra nhiều mức lãi suất cạnh tranh,. Công tác TTQT của Techcombank trong những năm gần đây được mở rộng cả về chủng loại và chất lượng như: chuyển tiền, TDCT, bảo lãnh, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ với nước ngoài, đầu cơ trên thị trường tiền tệ..nên có sự gia tăng mạnh mẽ, mang lại doanh thu lên đến 40% doanh thu dịch vụ của Techcombank.
Trước sự cạnh tranh không ngừng từ phía các ngân hàng thương mại khác, Techcombank cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình mà một trong những công cụ để cạnh tranh đó là áp dụng công nghệ tin học vào hoạt động NH để thực sự phục vụ tốt cho cho hoạt động tài trợ TMQT tại NH Techcombank. Nhưng để có thể đầu tư đúng chỗ và mang lại hiệu quả, ngân hàng cần phân công nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích và đánh giá cho một bộ phận chuyên trách nhằm đảm bảo nguồn lợi từ đầu tư khoa học công nghệ lớn hơn chi phí cần bỏ ra, đồng thời theo dừi nắm bắt tỡnh hỡnh cụng nghệ biến đổi trờn thị trường và đi trước đón đầu những nhu cầu của khách hàng sắp xuất hiện trong tương lai để có phương án kịp thời. Để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường khốc liệt, NH phải nâng cao chất lượng, phong cách phục vụ, hoàn thiện các hình thức tài trợ hiện có và phát triển ngày càng đa dạng hơn các hình thức tài trợ thương mại khác để đáp ứng nhu cầu, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn các hình thức tài trợ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho khách hàng.
Mặt khác, thông qua NH đại lý, có thể tận dụng được hạn mức tín dụng, hạn mức xác định L/C, hạn mức thanh toán, ký kết hiệp định khung vay vốn trung và dài hạn đối với dự án NK máy móc thiết bị; đồng thời có thể tận dụng được bộ máy quản lý của các NH đại lý để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình.Rà soát lại công tác quản lý chữ ký ra nước ngoài đảm bảo chặt chẽ. Để xây dựng chiến lược khách hàng, NH cần phải tạo ra uy tín về đảm bảo an toàn tín dụng, hấp dẫn về lợi ích vật chất, ưu đãi về phí, lãi suất cho vay..mặt khác cần chú ý củng cố và phát triển các khách hàng truyền thống; phát triển các khách hàng mới, thực hiện tốt công tác tiếp thị, mở rộng và phát triển mạng lưới NH đại lý ở nước ngoài để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, thông tin của khách hàng ở nước ngoài.
Thị trường ngọai tệ liên NH không chỉ là công cụ để NHNN thực hiện chính sách tỷ giá mà còn là nơi cung ứng ngoại tệ cho các NHTM để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng haọt động kinh doanh đối ngoại nói chúng và hoạt động tài trợ XNK nói riêng. Muốn hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên NH, NHNN cần giám sát và buộc các NHTM phải xử lý tình trạng ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường liên NH, đồng thời mở rộng đối tượng tham gia thì trường ngoại tệ liên NH, phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ: mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn,. Việc lựac chọn chế độ tỷ giá thả nổi hay lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa với những bước đi thích hợp là quyết định từ phía NHNN, cần có một chính sách đúng đắn tạo điều kiện tốt nhất cho các NHTM; đồng thời NHNN cần hỗ trợ các NHTM thực hiện tốt công tác phân tích, dự báo biến động tỷ giá thông qua các tín hiệu thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách tỷ giá tại các NHTM.
Từ thực tế hoạt động tài trợ thương mại ở ngân hàng Techcombank nói riêng và nước ta nói chung những năm qua, để nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế thì bên cạnh những kiến nghị đưa ra đối với cơ quan quản lý vĩ mô và NHNN thì cần phải đưa ra những kiến nghị đối với những doanh nghiệp XNK – chính là những đối tác quan trọng của ngân hàng và là một tác nhân quan trọng trong mối quan hệ tín dụng đối với các NHTM. Những kiến nghị này xuất phát từ những tồn tại và hạn chế của Techcombank và cũng là của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, nếu những vấn đề trên được quan tâm và giải quyết triệt để thì hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các NHTM sẽ có hiệu quả cao nhất và các doanh nghiệp XNK cũng sẽ nhờ đó mà nâng cao được vị thế của mình trên trường quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.