Phát triển khu công nghiệp và tác động đến phân bố nguồn lao động tại tỉnh Bình Dương

MỤC LỤC

Các định nghĩa và những đặc trưng của khu công nghiệp

Bộ phận dân cư bao gồm nhà ở cho người lao động và những hạ tầng xã hội thiết yếu đều phải được xem như là một trong những thành phần cơ bản của khu công nghiệp, cho nên quy hoạch phát triển các khu công nghiệp phải kết hợp quy hoạch lại các điểm và cụm dân cư cùng với hạ tầng xã hội keứm theo. Tóm lại, có thể định nghĩa khu công nghiệp như sau: Khu công nghiệp là địa bàn tập trung công nghiệp tương đối thuận lợi nhưng không lớn lắm, các hoạt động trong khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện những dịch vụ sản xuất công nghiệp, có thể có những liên kết kinh tế - kỹ thuật với nhau, thống nhất sử dụng hạ tầng sản xuất và hạ tầng xử lý chất thải (nếu có).

Phân biệt khu công nghiệp với những không gian công nghiệp khác

Điểm công nghiệp là mức tập trung thấp nhất trong tổ chức không gian công nghiệp, bao gồm một vài xí nghiệp liền kề nhau, gắn với một điểm dân cư, phân bố gần nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ, không nhất thiết phải có hạ tầng riêng. Nhưng nếu diện tích mặt bằng có khả năng mở rộng, các điều kiện hạ tầng, lao động, vốn có thể tăng cường; đặc biệt là vị trí tiếp cận dễ dàng với các trung tâm tiêu thụ lớn (ngoại thành của thành phố lớn, trên địa bàn của thành phố loại vừa còn nhiều diện tích dự trữ, gần trục hoặc trung tâm giao thông quan trọng của quốc gia), khu công nghiệp sẽ là hạt nhân tạo ra hoặc làm tăng tốc công nghiệp hóa các thành phố loại vừa như thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các vành đai ngoại thành; một số khu công nghiệp phát triển liền kề nhau, tạo nên những trung tâm công nghiệp quan trọng, hoặc cao hơn nữa.

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp ở Đài Loan

Tổ chức không gian công nghiệp và dịch vụ theo hướng tạo cực phát triển phù hợp với những quốc gia thiếu vốn đầu tư, cần kêu gọi vốn từ nước ngoài. − Các khu chế xuất đều đã bước vào giai đoạn trưởng thành, tỷ lệ nội địa hóa ngày càng cao, thông qua hoạt động gia công của các xí nghiệp vệ tinh ngoài khu chế xuất, những liên kết phía sau, thậm chí liên kết phía trước với thị trường nội địa hiện nay cũng được tăng cường.

Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp ở Thái Lan

− Chính phủ Thái Lan có chủ trương phát triển cân đối lãnh thổ nhằm khắc phục thế đơn cực trước kia, bằng cách thực hiện chính sách ưu đãi tài chính hoàn toàn khác nhau ở 3 vành đai phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh quản lý môi trường bằng luật pháp và chính sách, Thái Lan còn mạnh dạn áp dụng các công cụ kinh tế theo nguyên tắc PPP (người gây ô nhiễm phải trả tiền).

Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp ở Malaysia

Hầu hết các khu công nghiệp đều có vị trí thích hợp, giao thông thuận lợi, mặt bằng mở rộng, giá đất không cao, phần lớn nằm ở ngoại vi thành phố có thể tránh ô nhiễm môi trường cho những trung tâm dân cư đông đúc, mà vẫn tiếp cận nơi cung cấp lao động. Mặc dù các nhà đầu tư chỉ cần tiếp xúc với Phòng Xúc Tiến được thành lập ở các ban quản lý địa phương (không phải liên hệ với tất cả các bộ phận khác nhau), nhưng do không được phân cấp quyết định, phải qua một số khâu trung gian, nên nhiều vụ việc không được giải quyết kịp thời.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ PHÂN BỐ LAO ĐỘNG

Khái niệm về nguồn nhân lực và các đặc trưng cơ bản

Khái niệm này vừa phù hợp với qui định của Bộ Luật Lao Động về độ tuổi lao động, vừa bao gồm được cả những người lao động ở dạng tích cực (người đang tham gia lao động), và những người lao động còn đang ở dạng tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia vào lao động); làm căn cứ để tính toán quy mô nguồn lao động tại một thời điểm nào đó của một tỉnh, thành phố, vùng lãnh thổ cũng như chung cả nước. Do vậy, ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn-kỹ thuật đã nêu lực lượng lao động còn bao hàm các đặc trưng về trình độ, cơ cấu, kỹ năng, nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo tác phong kỷ luật lao động, đạo đức nghề nghiệp, sự hiểu biết về luật pháp, khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, khả năng hội nhập với thị trường lao động trong khu vực và thế giới.

Kết cấu lao động

Lực lượng lao động không bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế như: đi học, làm nội trợ cho gia đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc. Kết cấu lao động theo ngành là tiến hành phân bố sắp xếp lại nguồn lao động của một vùng, một nước (hoặc phạm vi rộng hơn) vào các ngành kinh tế khác nhằmđảm bảo cho sự hoạt động của toàn bộ kinh tế.

SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA Nể ĐẾN SỰ PHÂN BỐ LAO ĐỘNG TỈNH BèNH DƯƠNG

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG

    Tỉnh Bình Dương là tỉnh giàu tiềm năng về tài nguyên khoáng sản bao gồm: khoáng sản phi kim loại như kaolin, sét gạch tại các huyện Tân Uyên, Thuận An và Dĩ An; cát có trữ lượng khai thác cao ở cù lao Rùa; đá làm vật liệu xây dựng khai thác ở xã Thường Tân – Tân Uyên; nguyên liệu laterit với trữ lượng lớn phân bố ở 4 huyện phía Nam như: Bến Cát, Tân Uyên, Thị xã Thủ Dầu một và Thuận An. Nghiên cứu hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương bao gồm nhiều nội dung như sau: suy thoái rừng, suy thoái và ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và môi trường ở các khu công nghiệp, suy thoái đất, môi trường sống ở đô thị và nông thôn.

    CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ

    Thông qua các cuộc đến thăm, gặp gỡ như vậy, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh có thể lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến nghị, vướng mắc của các nhà đầu tư, qua đó, Tỉnh có thể kiến nghị với Chính phủ chỉnh sửa các cơ chế, chính sách cho thật hợp lý, nhằm đẩy nhanh tiến trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ông Lê Hùng – Phó Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, khi đánh giá về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Bình Dương đã nói: “Sự quan tâm của chính quyền đối với nhà đầu tư ở Bình Dương là rất quan trọng, nó tạo nên tâm lý an tâm để nhà đầu tư gắn bó lâu dài với mảnh đất mới mà họ đã chọn”.

    Bảng 3:  VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN  PHAÂN THEO HUYEÄN
    Bảng 3: VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN PHAÂN THEO HUYEÄN

    CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG

    Nếu là cán bộ dưới 45 tuổi, được tiếp nhận về Bình Dương công tác trong các cơ quan hành chính với cam kết làm việc tại tỉnh ít nhất 7 năm, được cấp một lần theo định mức: bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I là 10 triệu đồng; thạc sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II là 15 triệu đồng và tiến sĩ là 20 triệu đồng. 9 Thời kỳ từ năm 1996 tới nay: Là giai đoạn ngành công nghiệp của tỉnh thực hiện chủ trương tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, phù hợp với việc phát huy và sử dụng có hiệu quả lợi thế của địa phương với vị trí, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và nguồn lực của tỉnh.

    Bảng 5:   GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP  (GIÁ SO SÁNH NĂM 1994)
    Bảng 5: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ SO SÁNH NĂM 1994)

    SỰ HÌNH THÀNH – PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA Nể ĐẾN SỰ PHÂN BỐ NGUỒN LAO

      9 Các khu công nghiệp Mỹ Phước, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, tuy mới được Chính phủ quyết định thành lập năm 2002, song song với việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đã thu hút đầu tư và đạt các bước triển khai rất đáng kể như KCN Mỹ Phước đến nay tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã thực hiện 17 tỷ đồng (bằng 56% tổng vốn đầu tư dự kiến). Như vậy có thể khẳng định khu công nghiệp là nơi thu hút nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, cho việc khai thác và nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực trong nước; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện cuộc sống người dân, tạo nguồn thu cho ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; đồng thời là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý mới.

      Bảng 8:  SỐ LỚP HỌC, GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH PHỔ THÔNG       TẠI THỜI ĐIỂM 31/12/2003 PHÂN THEO HUYỆN
      Bảng 8: SỐ LỚP HỌC, GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI THỜI ĐIỂM 31/12/2003 PHÂN THEO HUYỆN

      ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ NGUỒN LAO ĐỘNG

        Thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh đã được trao quyền quyết định nhiều hơn trong việc thực hiện quyền quản lý Nhà nước, góp phần tăng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước, hiệu quả giải quyết nhanh hơn, giảm bớt khó khăn phiền hà, chi phí đi lại do việc thực hiện các thủ tục hành chính kinh tế của doanh nghiệp, kịp thời xử lý những vướng mắc, góp phần thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua hình thức này, Ban quản lý khu công nghiệp đã triển khai thực hiện khá thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng cơ chế một cửa, giảm bớt thời gian chờ đợi xin phép đầu tư, do đó kết quả thu hút vốn đầu tư của các khu công nghiệp trong những năm qua luôn luôn đạt khá so với các tỉnh thành trong khu vực, tỷ lệ cho thuê đất chiếm tỷ trọng cao, điều đó thể hiện sự thành công của các khu công nghiệp.

        Bảng 14:   DIỆN TÍCH, LAO ĐỘNG MẬT ĐỘ CÁC HUYỆN THỊ       TặNH BèNH DệễNG NAấM 2001
        Bảng 14: DIỆN TÍCH, LAO ĐỘNG MẬT ĐỘ CÁC HUYỆN THỊ TặNH BèNH DệễNG NAấM 2001

        CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG

        CÁC CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU

          − Để tạo sức hút đầu tư cho các thành phần kinh tế, ngân hàng cần cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như: nới rộng điều kiện thế chấp (có thể thế chấp bằng doanh nghiệp), áp dụng mức lãi suất ưu đãi (dưới 1%) cho những khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển công nghiệp. Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ – thiết bị, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời gian nhất định (khoảng 5 năm).