So sánh tốc độ sinh trưởng của cá rô phi giống NOVIT 4 (Oreochromis niloticus) tại hai ngưỡng nhiệt độ nuôi

MỤC LỤC

Những tiềm năng và thách thức của nghề nuôi cá rô phi

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá rô phi đang ngày càng lớn trên thị trường thế giới do sản phẩm có nhiều ưu điểm như phù hợp với nhiều quốc gia, dân tộc, tôn giáo, mùi vị thơm ngon, giá khá rẻ…. Tiêu thụ cá rô phi ở Phillippine đã phát triển đến mức làm cho chúng trở thành thực phẩm hàng ngày và là một trong những sản phẩm dùng để xác định chỉ số tiêu dùng (Tạp chí thương mại thuỷ sản, số 84, tháng 12/2006). Vì vậy, nuôi cá rô phi với sản lượng lớn phục vụ xuất khẩu là một hướng cần quan tâm phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Cá rô phi nuôi chủ yếu được tiêu thụ ở ngay tại địa phương, một số được tiêu thụ ở các tỉnh lân cận, đặc biệt các thành phố, đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ. Tại nhiều địa phương cá rô phi có kích cỡ từ 400g/con trở lên được nhiều người tiêu dùng ưa thích, là một trong những sản phẩm thuỷ sản nước ngọt có vị thế trong lòng người tiêu dùng. Nước ta có dân số đông, trong 10 năm tới dân số vẫn tiếp tục gia tăng cùng với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của người dân ngày càng tăng cao sẽ là thị trường lớn, vô cùng quan trọng tiêu thụ cá rô phi, nhu cầu của người tiêu dùng nội địa với sản phẩm cá rô phi là đa dạng và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao.

Từ những năm đầu của thập niên 90, việc tiếp thu những tiến bộ khoa học- kĩ thuật trên thế giới trong lĩnh vực nuôi cá rô phi đã mở ra một triển vọng mới cho nuôi cá rô phi ở nước ta. Thực hiện Quyết định 694/QĐ-BTS ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản phê duyệt đề cương và giao Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I chủ trì xây dựng Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi giai đoạn 2006-2015, Viện đã tiến hành phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thu thập số liệu, khảo sát bổ sung về hiện trạng, tiềm năng mặt nước, cơ cấu, kỹ thuật và chất lượng giống cá, mùa vụ và công nghệ nuôi, nguồn thức ăn, vấn đề môi trường và phòng trị bệnh cá, thị trường tiêu thụ, vốn và các chính sách liên quan. Đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu về rô phi cấp bộ và cấp nhà nước nhằm tạo ra những con giống chất lượng cao đến người nuôi.

Các nhà khoa học trong nước đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu tạo ra những con giống mới với chất lượng tốt hơn phục vụ sản xuất rô phi của bà con nông dân như công trình nghiên cứu tạo ra con giống đơn tính đực, những công trình chọn giống tạo ra con giống với phẩm chất di truyền tốt, chịu lạnh, chịu mặn. Hiện nay, người nuôi cá rô phi chủ yếu nuôi con giống đã qua xử lí chuyển đơn tính, đây là hình thức nuôi tiên tiến vì có thể kiểm soát được mật độ thả cá, lượng thức ăn của cá. Ngoài ra, ở một số cơ sở sản xuất cá rô phi đơn tính giống còn có tình trạng bán cá chuyển giới tính nhưng lại là cá hỗn hợp giới tính hoặc quy trình chuyển giới tính không đảm bảo khiến người nuôi không tin tưởng vào chất lượng loại cá giống này.

Nước ta cú đặc điểm là khớ hậu hai miền cú sự khỏc biệt rừ rệt, Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh còn Miền Nam ấm áp quanh năm, như vậy, miền nam có thể nuôi cá rô phi quanh năm còn miền bắc không nuôi cá vào vụ đông được. Cá rô phi được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, những nước dẫn đầu về sản xuất cá rô phi là Trung quốc, Đài Loan, Thái lan, Philippines, Indonesia, Brazil, Mêhico, Ecuador. Phần lớn các nước này có lịch sử nuôi cá rô phi lâu đời hơn nước ta và đầu tư khá nhiều cho sản xuất, mặt khác, họ nắm bắt thị trường nhanh nhạy và táo bạo hơn, chúng ta cần học hỏi những kinh nghiệm của họ cả trong kĩ thuật nuôi và khả năng xuất khẩu sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi trên thế giới và trong nước

Tuy nhiên, giá cá giống đã qua xử lí giới tính còn rất cao và còn chưa phù hợp với những người nuôi có vốn đầu tư thấp. Từ năm 1997 trở lại đây, phương pháp chọn giống cá rô phi truyền thống đã được áp dụng chương trình chọn giống theo tính trạng, Trong đó chủ yếu tập trung vào tính trạng tăng trưởng để nâng cao chất lượng di truyền, đã được thực hiện ở nhiều nước khác nhau. Cá rô phi dòng GIFT đã được bố trí nuôi thử nghiệm ở 5 nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Với mục đích khảo nghiệm chất lượng di truyền của đàn cá chọn giống thông qua việc nuôi để so sánh với các loài rô phi khác trong cùng điều kiện nuôi khác nhau. Đầu tiên là chương trình chọn giống nâng cao chất lượng di truyền cá rô phi ở Phillipine, kết quả đã tạo ra cá rô phi dòng GIFT có tốc độ tăng trưởng vượt trội 75% so với quần đàn bố mẹ ban đầu sau 5 thế hệ chọn giống, đồng thời tỷ lệ sống cũng được nâng cao (Bentsen et. Ngoài ra, Phillipine cũng đầu tư nâng cao chất lượng di truyền của cá rô phi thông qua việc lai tạo với tổ tiên của chúng để tạo ra sản phẩm là cá rô phi vằn GET EXELL tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn ở các môi trường nuôi khác nhau (Taymen, 2004).

Bên cạnh đó, phương pháp chọn giống để nâng cao tốc độ tăng trưởng đã được thực hiện tại Malaysia với vật liệu chọn giống là cá rô phi dòng GIFT được nhập từ Phillipine đã cho kết quả tốt và sau mỗi thế hệ chọn giống cũng đã thu được tốc độ tăng trưởng tăng khoảng 10% (Ponzoni et al., 2005). Indonesia cũng đã đầu tư nghiên cứu để nâng cao chất lượng di truyền thông qua các tổ hợp lai khác nhau, kết quả là. Chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng đã bắt đầu được thực hiện tại Malawi với kết quả thu được tốc độ tăng trưởng tăng khoảng 7,2% sau mỗi thế hệ (Maluwa and Gjerde, 2005).

Tại Hà Lan phương pháp chọn giống truyền thống theo tính trạng đã thực hiện với mục đích nâng cao tỷ lệ phi lê , và đã thu được kết quả tốt (Rutten et al., 2005). Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng cá Rô phi thương phẩm như: Chọn giống để làm chậm quá trình phát dục ở cá rô phi của tác giả Schwark và Langholz (1998) đang được thực hiện tại Trung Quốc, Ai Cập; chọn giống để tăng khả năng chịu lạnh tại Israel. Với mục đích thông qua các công trình nghiên cứu để chọn ra dòng cá rô phi có tốc độ tăng trưởng tốt trong điều kiện nuôi ở nước ta.

Và kết quả nghiên cứu cho thấy rô phi dòng GIFT thế hệ thứ 5 được nhập từ Phillipine có những ưu điểm nổi trội hơn so với các dòng cá khác (Nguyễn Công Dân & ctv., 1998). Năm 1999, Viện NCNTTS1 đã tiến hành chương trình chọn giống nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng, với vật liệu ban đầu là cá rô phi vằn dòng GIFT thế hệ thứ 5, tiến hành chọn lọc theo gia đình. Với mục đích nhằm nâng cao sức sinh trưởng và khả năng chịu lạnh của cá rô phi dòng GIFT thì chương trình nghiên cứu vẫn tiếp tục được thực hiện với sự.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành trong khuôn khổ của dự án NORAD tại phòng Sinh Học Thực Nghiệm – Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I – Đình Bảng - Từ Sơn -Bắc Ninh.

Phương pháp nghiên cứu

Trong đó: W1 là trọng lượng trung bình của cá thể lúc thả W2 là trọng lượng trung bình của cá lúc thu T là số ngày nuôi thí nghiệm tăng trưởng.