MỤC LỤC
- Hoàn thành các bản đồ chuyên đề khác: Kiểm tra và lựa chọn các yếu tố của các loại bản đồ đơn tính phục vụ lập bản đồ đơn vị đất đai. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất: Điều tra, phỏng vấn trực tiếp nông dân và các cán bộ địa phương về hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
- Xây dựng các loại bản đồ chuyên đề: Bản đồ đất, hiện trạng sử dụng đất, phân hạng thích nghi và đề xuất sử dụng đất. - Xác định chính thức các yếu tố và các chỉ tiêu sử dụng xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và phân hạng thích nghi.
- Đánh giá khả năng thích nghi của các loại sử dụng đất đã chọn trên từng đơn vị đất đai trong điều kiện hiện tại và tương lai, có xem xét đến vấn đề cải tạo đất, bảo vệ môi trường, kinh tế - xã hội. - Dự đoán những kết quả do sử dụng đất hiện tại hoặc do sự thay đổi loại sử dụng đất (đặc biệt quan tâm việc lựa chọn một loại hình sử dụng đất mới gây ra sự thay đổi của bản thân đất đai).
Trình độ dân trí của người dân vẫn còn ở mức thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào lao động nông nghiệp, họ sản xuất theo kinh nghiệm là chủ yếu, ít áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất thấp và chất lượng không cao. Nông – lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của xã, các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh nên môi trường ở đây ít bị ô nhiễm, khí hậu trong lành, mát mẻ. Tuy nhiên, nền kinh tế ngày càng phát triển thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày càng tăng lên, do đó việc khai thác các nguồn tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải thiết lập được một hệ thống các biện pháp bảo vệ môi trường thông qua các khâu thu gom, phân loại, vận chuyển rác thải đến địa điểm xử lý là các bãi rác.
Đặc biệt chúng ta cần phải chấm dứt tình trạng khai thác rừng trái phép vẫn đang diễn ra, bên cạnh đó cũng cần có các chiến lược phát triển kinh tế hợp lý vừa đảm bảo các chỉ tiêu phát triển vừa không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Trong thời gian qua nhờ sự quan tâm thực hiện một số chính sách hỗ trợ đối với các ngành nghề nên các ngành nghề có sẵn ở địa phương được duy trì và phát triển như: ngành mộc, ngành xây dựng… Các dự án đầu tư còn thiếu, nguồn lực huy động trong nhân dân còn khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu đầu tư, biện pháp quản lý chưa chặt chẽ. Trong tương lai cần khuyến khích vận động nhân dân mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: cơ khí, xây dựng công nghiệp và mộc dân dụng trên địa bàn xã để giải quyết công việc làm ăn cho người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống. Xã Hương Bình có ngành dịch vụ còn nhỏ bé, nghèo nàn, phát triển một cách tự phát, còn hạn chế cả về qui mô và trình độ sản xuất, kém năng động, chậm đa dạng hóa các loại hàng và các loại hình kinh doanh dịch vụ.
Trong những năm gần đây dân số gia tăng đã gây áp lực đối với sử dụng đất, bình quân diện tích trên đầu người đã giảm, nhu cầu đất đai cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng ngày càng tăng, đây là những vấn đề cần phải nghiên cứu sao cho phù hợp với quỹ đất của xã.
Bên cạnh những tuyến đường đã được xây dựng kiên cố, thì hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn những đường đất rất khó đi, đặc biệt là những tuyến đường dẫn vào các vùng cao su ở khu vực xa đường cái, có rất nhiều đoạn gồ ghề, lầy lội, dốc cao… hay thậm chí là phải băng qua các con suối mới tới được nơi trồng cao su, các đoạn này về mùa mưa phải đi bằng thuyền. Là một xã thuộc khu vực miền núi nhưng có địa hình thuộc kiểu đồi thấp và trung bình chiếm ưu thế, lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên rất phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp như: cao su, sắn, tiêu… trồng rừng và chăn nuôi gia súc. + Cây ăn quả: Hai loại cây trồng chính hiện nay là cam và quý, Tuy nhiên, do điều kiện đất đai không phù hợp và thường hay bị sâu bệnh nên năng suất không cao, nhiều hộ đang phá vườn cây ăn quả để thay vào đó những loại cây trồng có hiệu quả cao hơn như: cao su, sắn….
Với đặc điểm là vùng gò đồi, lại có điều kiện đất đai và khí hậu khá phù hợp để phát triển nông – lâm nghiệp, thì điều tất nhiên là ngành nông – lâm nghiệp đang giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của xã Hương Bình. Đất xám chủ yếu phát triển trên đá cát, đá granit, đá mácma axít, chúng được phân bố ở những vùng đồi thấp, vùng lòng chảo, chân đồi và tập trung ở các thôn Hương Quang, Hương Lộc, Tân Phong, Bình Dương, Bình Toàn, Hương Sơn. Đất mới biến đổi: Đây là nhóm đất trẻ đang trong quá trình phong hóa đá để trở thành đất, được phát triển trên các loại đá như: granit, phiến sét, sa phiến thạch và phân bố ở các đỉnh đồi, sườn đồi, tập trung tại các thôn Hương Quang, Hương Lộc, Tân Phong, Hải Tân, Bình Dương, Hương Sơn.
Dựa vào đặc tính của các chỉ tiêu phân cấp, tôi tiến hành chồng ghép 7 bản đồ đơn tính là: Bản đồ loại đất, bản đồ tầng dày đất, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ độ dốc, bản đồ độ phì, bản đồ pH và bản đồ chế độ nước.
Về thị trường tiêu thụ, hàng ngày đều có “con buôn” đến từng hộ để thu mua mủ, đây là điều kiện thuận lợi cho “đầu ra” của các hộ, tuy nhiên giá cao su thường phụ thuộc vào các con buôn này, người dân không thể nắm bắt giá chính xác trên thị trường, năm 2008 giá bán trung bình là: 7.000 đ / kg mủ. Trong quá trình trồng và chăm sóc cây cao su người dân cũng gặp rất nhiều khó khăn như: lũ lụt, gió bão, thiếu vốn sản xuất, kỹ thuật canh tác còn hạn chế, sâu bệnh phá hoại…làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Để xếp hạng các yếu tố chẩn đoán có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp yếu tố hạn chế, tức là lấy các yếu tố được đánh giá là ít thích nghi nhất làm yếu tố hạn chế.
Cây cao su rất dễ bị gãy, đổ khi có gió mạnh và cũng không chịu được lâu trong điều kiện ngập úng, do đó thành phần cơ giới quá xốp hay quá chặt đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây cao su.
Người dân xã Hương Bình đã có kinh nghiệm trồng cây cao su từ lâu, bắt đầu từ năm 1993. Họ đã rút ra nhiều bài học quý báu trong việc trồng, chăm sóc và khai thác cao su.
* Độ phì: để nâng cao độ phì trong đất, chúng ta cần tăng cường bón các loại phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh…đồng thời kết hợp với phân vô cơ, phải bón đúng lúc, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật. * Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi hiện nay vẫn còn quá yếu kém, để cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nhất là vào mùa khô, thì cần phải xây dựng hệ thống thủy lợi rộng khắp, đồng thời phải kiên cố hóa hệ thống kênh, mương nội đồng. * Kỹ thuật: Muốn nâng cao trình độ canh tác của người dân, thì chính quyền địa phương phải thường xuyên liên hệ với các cơ quan kỹ thuật và chuyên ngành nông nghiệp, để tuyên truyền, phổ biến và mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con.
* Thành phần cơ giới: Thực tế, rất khó làm thay đổi thành phần cơ giới đất, nhưng thông qua biện pháp làm đất, cày, bừa, phơi ải, bón phân hữu cơ, luân canh cây trồng, thì chúng ta cũng sẽ cải thiện được một phần nào đó.
Để nâng cao hiểu biết và trình độ canh tác của người dân, thì chính quyền địa phương phải thường xuyên liên hệ với các cơ quan kỹ thuật và chuyên ngành nông nghiệp nhằm tuyên truyền, phổ biến và mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con. Để ổn định đầu ra cho sản phẩm và tạo điều kiện cho bà con yên tâm sản xuất, thì chính quyền địa phương cần phải liên kết với các công ty, doanh nghiệp nhằm xây dựng những điểm thu mua tập trung, giúp người dân bán được mủ với giá cao hơn, ổn định hơn và bền vững hơn. Xã Hương Bình có tổng diện tích đất tự nhiên lớn, nhưng chất lượng đất không tốt, vì vậy để cây trồng đạt năng suất và chất lượng cao thì người nông dân cần phải thực hiện tốt các biện pháp cải tạo đất như: bón phân, bón vôi, canh tác đúng kỹ thuật, áp dụng các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi trên đất dốc….
* Điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế chủ yếu của xã là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa phát triển, trong nông nghiệp thì trồng trọt là chủ yếu, loại cây trồng phổ biến là: cao su, lúa, sắn, lạc, ngô và cây lâm nghiệp.