MỤC LỤC
Cấu trúc mạng bao gồm cáp chính (Trunk) làm xương sống, các nhánh cáp phụ rẽ ra từ thân cáp chính được gọi là cáp nhánh (Feeder) và phần kết nối từ cáp nhánh đến thuê bao gọi là cáp thuê bao (Drop). - Do truyền tín hiệu bằng cáp đồng trục có mức suy hao lớn nên phải sử dụng nhiều bộ khuếch đại dẫn đến chi phí cho mạng tăng cao, đồng thời kéo theo các chi phí khác như nguồn cung cấp cho bộ khuếch đại và điện năng tiêu thụ của mạng cũng tăng. Đường kính cáp (inch). - Do sử dụng các bộ khuếch đại để bù suy hao nên nhiễu đường truyền tác động vào tín hiệu cùng với nhiễu nội bộ của bộ khuếch đại tích tụ lại theo chiều dài đường truyền dẫn đến càng xa trung tâm, chất lượng tín hiệu càng giảm. - Theo kinh nghiệm của các nhà điều hành mạng cáp, trục trặc của mạng truyền hình cáp phần lớn xảy ra do các bộ khuếch đại và các thiết bị ghép nguồn cho chúng. Các thiết bị này nằm rải rác trên mạng, vì thế việc định vị, sửa chữa và khắc phục chúng không thể thực hiện nhanh được, làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. - Đối với mạng hai chiều, các bộ khuếch đại cần tích hợp phần tử khuếch đại cho tín hiệu ngược dòng, tức là số phần tử tích cực trên mạng tăng lên dẫn đến độ ổn định của mạng giảm. - Đây là công nghệ của những năm 80 trở về trước và thường chỉ được áp dụng ở Trung Quốc. 4.2) Mạng kết hợp cáp quang và cáp đồng trục (HFC - Hybrid Fiber/Coaxial).
Trong sơ đồ này, mạch vòng thứ nhất được gọi là mạng truyền dẫn (Transport Segment), mạch vòng thứ hai được gọi là mạng phân phối (Distribution Segment) và mạng từ nút quang đến thuê bao gọi là mạng truy nhập (access Segment). Một mạng HFC chỉ sử dụng các phần tử thụ động được gọi là mạng HFC thụ động hay HFPC (Hybrid Fiber Passive Coaxal). - Sử dụng cáp quang để truyền tín hiệu, mạng HFC sẽ có được các ưu điểm vượt trội của cáp quang so với các phương tiện truyền dẫn khác: dải thông cực lớn, suy hao tín hiệu rất thấp, ít bị nhiễu điện từ, chống lão hoá và ăn mòn hoá học tốt. Đây là dải thông tín hiệu vô cùng lớn, có thể đáp ứng mọi yêu cầu về dải thông đường truyền mà không một phương tiện truyền dẫn nào khác có thể có được. - Tín hiệu quang truyền trên sợi quang hiện nay chủ yếu được sử dụng hai bước sóng quang là 1310nm và 1550nm. So sánh với cáp đồng trục, ở tần số 1GHz, loại có suy hao thấp nhất cũng phải là 43dB/Km ta thấy ưu điểm hơn hẳn của cáp sợi quang. - Tín hiệu truyền trên sợi quang là tín hiệu quang. Vì vậy, không bị ảnh hưởng của các nhiễu điện từ từ môi trường, dẫn đến đảm bảo được chất lượng tín hiệu trên đường truyền. - Được chế tạo từ các chất trung tính là plastic và thuỷ tinh, cáp sợi quang là các vật liệu không bị ăn mòn và vì thế tuổi thọ của sợi quang cao. - Do không sử dụng các bộ khuếch đại tín hiệu mà hoàn toàn chỉ sử dụng các thiết bị thụ động, nên tín hiệu đến thuê bao sẽ không bị ảnh hưởng của nhiễu tích tụ ở các bộ khuếch đại và như thế, nâng cao được chất lượng tín hiệu đến thuê bao. - Các sự cố mạng sẽ giảm nhiều khi sử dụng hoàn toàn các thiết bị thụ động từ đó, nâng cao độ ổn định và chất lượng phục vụ của mạng. - Giảm được nhiều chi phí từ việc không sử dụng các thiết bị tích cực như: chi phí nguồn cung cấp, bộ chèn nguồn, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa. Một mạng truyền dẫn được quang hoá hoàn toàn từ nhà cung cấp dịch vụ đến tận các thuê bao là ước mơ của mọi nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cũng như viễn thông nhờ ưu điểm tuyệt vời của cáp quang. Tuy nhiên, việc triển khai một mạng quang hoàn toàn tại thời điểm hiện nay gặp một số nhược điểm sau:. - Giá thành cáp quang, thiết bị thu phát quang, bộ chia quang, .. hiện còn rất cao so với các thiết bị tưng ứng cho cáp đồng trục. - Hiện nay nhu cầu dải thông của khách hàng cũng chưa lớn. Hơn nữa khả năng cung cấp chương trình của các nhà cung cấp dịch vụ cũng không lớn dẫn đến việc lãng phí dải thông. - Một điều quan trọng nữa là hiện nay các thiết bị đầu cuối truyền hình cáp tại thuê bao hoàn toàn không có đầu vào quang, vì vậy muốn thu được chương trình cần phải có thiết bị thu quang và chuyển đổi quang sang tín hiệu RF. Đây là trở ngại lớn vì thiết bị này chưa có sẵn trong dân dụng và giá thành rất cao. 4.4) Mạng có cấu trúc kết hợp cáp quang và cáp xoắn đồng. Với mạng kiểu này, cáp quang thực hiện nhiệm vụ truyền tín hiệu quang từ trung tâm đến các nút quang tại khu vực thuê bao, từ nút quang đến thuê bao sẽ là cáp xoắn điện thoại bình thường.
- Nếu triển khai mạng kết hợp cỏp quang và cỏp đồng xoắn, rừ ràng hoàn toàn phải dựa vào hệ thống mạng viễn thông bưu điện, dẫn đến không thuận lợi và linh hoạt trong quá trình triển khai và điều hành mạng. - Khi so sánh giữa phương án sử dụng cáp đồng trục hoàn toàn với phương án sử dụng kết hợp cáp quang và cáp đồng trục cho thấy với quy mô mạng còn nhỏ, có dung lượng khoảng từ 5000 thuê bao trở lại thì cáp đồng trục hoàn toàn sẽ có chi phí thấp hơn và vẫn đảm bảo chất lượng. Mạng có quy mô lớn từ 10000 thuê bao trở lên thì sử dụng mạng kết hợp HFC giá thành thấp hơn và chất lượng tín hiệu sẽ tốt hơn, quy mô mạng càng lớn thì phương án mạng HFC sẽ càng hiệu quả.
Hệ thống đã thực hiện một bước đột phá về công nghệ truyền thông trên đường dây điện (PLC), sử dụng hệ thống lưới điện có sẵn của điện lực để truyền dữ liệu 2 chiều theo thời gian thực giữa các khách hàng và thiết bị xử lý trung. Về phần công tơ, có nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư có thể chọn lựa: Có thể tận dụng các công tơ cơ hoặc điện tử sẵn có bằng việc gắn thêm bộ đọc và phát tín hiệu từ xa, hoặc trang bị công tơ điện tử thông minh của Unique có tích hợp sẵn chức năng truyền tín hiệu qua đường dây điện, khuếch đại tín hiệu và điều khiển từ xa. Việc chuyển dữ liệu về máy tính có thể được thực hiện bằng hai cách, một là kết nối BTT với máy tính thông qua modem (PSTN, GSM, CDMA), hai là sử dụng Microterminal đọc trực tiếp từ BTT rồi đẩy vào máy tính.
Các số liệu điện tiêu thụ cùng với một số thông tin khác (số No, type.) sẽ được lưu lại trong bộ nhớ, đồng thời được truyền về bộ tập trung theo đường dây tải điện. Sử dụng bộ lặp chính là giải pháp tốt nhất để hạn chế được sự suy yếu của tín hiệu trên đường truyền và do đó nó đảm bảo tín hiệu truyền về đạt chất lượng tốt nhất có thể. Với các tính năng ưu việt cộng với phần mềm được tích hợp sẵn bên trong Microterminal được sử dụng để lập trình các thông số và dữ liệu ban đầu trong các thiết bị đầu cuối của hệ thống và ngược lại nó cũng có thể đọc dữ liệu đó qua cổng quang.
Nó có vai trò xử lý các dữ liệu lấy ra từ BTT sau đó công ty điện lực có thể sử dụng các dữ liệu này cho việc tính toán hoá đơn, các dịch vụ khác cho khách hàng và phân tích các số liệu. Nếu máy tính trung tâm và BTT được cài đặt them modem thì dữ liệu có thể truyền trực tiếp giữa các thiết bị này với nhau và công ty điện lực không phải cử người đến lắp đặt BTT để thu thập và xử lý số liệu. Một Bộ tập trung được nối trên đường dây điện chính của công ty, tai đây Bộ tập trung thu nhận thông tin điện năng tiêu thụ từ các đồng hồ điện (RR303) tại mỗi tầng hầm rồi gửi kết quả về máy tính trung tâm được đặt ở tầng 5 để tiến hành tính lượng điện năng tiêu thụ và thực hiện in hoá đơn.