Nghiên cứu quy trình chế biến trà lá dâu tằm giàu hoạt chất DNJ hỗ trợ giảm đường huyết

MỤC LỤC

Các phương pháp tách chiết các hợp chất alkakoid trong lá dâu

Trong đó chiết xuất alkaloid từ nguyên liệu dưới dạng muối sử dụng các dung dịch axit hoặc các dung môi phân cực đã axit hoá, còn chiết xuất alkaloid từ nguyên liệu dưới dạng bazơ sử dụng các dung môi hữu cơ sau khi đã kiềm hoá nguyên liệu. Bước 1 – Chiết xuất: Trước khi chiết xuất tiến hành kiềm hoá nguyên liệu bằng dung dịch kiềm để chuyển các alkaloid dạng muối sang dạng bazơ (các alkaloid tồn tại trong thực vật dưới dạng bazơ và dạng muối).

Tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại thực phẩm chức năng chữa bệnh tiểu đường trên thế giới và Việt Nam hiện nay

Thuốc có tác dụng hạ đường huyết, ổn định và kiểm soát đường huyết, giảm cholesterol máu, giúp cho bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát đường huyết ở mức an toàn, giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường, giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị tây y. Thảo dược trong thuốc có khả năng phục hồi kênh vận chuyển glucose trên màng tế bào, làm tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin do đó có tác dụng tăng vận chuyển glucose vào tế bào để sử dụng.

Tình hình nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của chất chiết lá dâu đối với sự giảm đường huyết

Để kiểm tra điều này tác giả nghiên cứu đã thử nghiệm trên 12 người mạnh khỏe tự nguyện mỗi lần sử dụng 1,2 g bột chiết lá dâu nồng độ 1,5% trước mỗi bữa ăn (tức là khoảng 3,6 g/ngày) trong 38 ngày thì thấy rằng hàm lượng đường máu của họ luôn ổn định ở giới hạn bình thường, như vậy có thể thấy là bột chiết lá dâu sử dụng thường xuyên không gây hiện tượng hạ đường huyết. Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sản phẩm trà lá dâu bổ dưỡng Mori chiết xuất từ lá dâu do công ty sản xuất phối hợp với trung tâm nghiên cứu ứng dụng thực vật thiên nhiên, trường đại học Y Phương Nam (tên cũ Đại học Y khoa Quân đội số 1- Trung Quốc) đã đánh giá tác dụng của sản phẩm trên người. Ngoài ra, còn có một số công trình khác nghiên cứu về tách chiết lá dâu tằm của tác giả Phạm Thiện Ngọc, Lê Ngọc Liễn, Đại học Y Hà Nội khi thực hiện đề tài “Chiết suất, xác định hàm lượng polyphenol và đánh giá tác dụng chống Oxy hóa của các mẫu bột chiết lá dâu”[4] vào năm 2005 và TS.BS.Nguyễn Quang Trung, bệnh viện Uông Bí – Quảng Ninh khi thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng bột chiết lá dâu trên các chỉ số lipid và trạng thái chống oxy hóa trong máu ở chuột nhắt trắng gây rối loạn lipid máu và đái tháo đường thực nghiệm” vào năm 2006 [5], tuy nhiên đây chỉ là những nghiên cứu về dược tính của một thành phần khác trong lá dâu.

Trước những tác dụng của lá dâu nói chung và hợp chất DNJ nói riêng, cần phải ứng dụng được sản phẩm bột lá dâu tằm giàu DNJ này để tạo ra một số sản phẩm chức năng mang tính hàng hóa với mục đích phòng chống, hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường với tiêu chí dễ sử dụng, giá thành hạ nhằm đa dạng hóa các sản phẩm chức năng cho người bệnh tiểu đường ở trên thị trường Việt Nam, đây đang là vấn quan tâm của các cơ quan chức năng.

ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu 1.Phương pháp chung

Phương pháp: Lá dâu xay nhỏ sau khi xử lý enzim ở các điều kiện thích hợp (có được từ thí nghiệm 1) tiếp tục được khảo sát hiệu suất trích ly bằng 3 phương pháp trích ly phổ biến áp dụng với việc chiết dược liệu, gồm 3 công thức TN. Loại dung môi: Do sản phẩm cuối cùng của quá trình tách chiết được sử dụng làm thực phẩm chức năng nên để đảm bảo độ an toàn vệ sinh thực phẩm và đơn giản cho quá trình chiết tách dự kiến sử dụng 03 loại dung môi là nước, ethanol trung tính, ethanol đã axit hóa (đây là các dung môi thường được sử dụng trong quá trình chiết xuất các dược liệu). Sau đó lấy mỗi mẫu dịch chiết có thể tích là 100ml được bổ sung các chất mang: maltodextrin, đường isomalt, tinh bột biến tính ở ba nồng độ khảo sát lần lượt là: 4,5,6% được sấy phun ở cùng một chế độ sấy như nhau.

Xác định Hàm lượng DNJ/g sản phẩm, độ ẩm, màu sắc, mùi vị, độ bám dính, khả năng hút ẩm của sản phẩm, khả năng hòa tan trong nước từ đó xác định được chất mang và nồng độ chất mang thích hợp.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Nghiên cứu giống và độ già lá dâu thích hợp

    Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nitra và cộng sự (2007) khi thực hiện các thí nghiệm so sánh thành phần DNJ trong lá dâu tằm ở các độ già khác nhau và nhận thấy hàm lượng DNJ có trong chồi lá cao hơn lá bánh tẻ [16]. Mặt khác, trong thực tế không thể sử dụng nguyên liệu tươi làm nguyên liệu cho cả quá trình sản xuất vì nguyên liệu tươi có thời vụ nhất định, nếu muốn giữ được trạng thái tươi trong thời gian dài phải có chế độ bảo quản, gây tốn kém mà chất lượng vẫn giảm. Có rất nhiều phương pháp sấy khô, trong khuôn khổ đề tài và khả năng thực hiện chúng tôi lựa chọn ba phương pháp là: Phơi nắng, sấy đối lưu ở nhiệt độ 60 – 700C và sấy lạnh để đưa nguyên liệu về độ ẩm ≈10%.

    Mặt khác, trong các phương pháp sấy khô chúng tôi thấy phơi nắng có nhiều ưu điểm vì không tốn năng lượng, với việc thu hoạch lá dâu ở hai vụ xuân, hè thì thời tiết luôn đảm bảo nhiệt độ 28 – 33oC nên chỉ sau từ 3 – 5 ngày lá dâu có thể đạt tới độ khô cần thiết.

    Bảng 4.1. Ảnh hưởng của độ già thu hái đến hàm lượng alkaloid TS
    Bảng 4.1. Ảnh hưởng của độ già thu hái đến hàm lượng alkaloid TS

    Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất bột lá dâu tằm giàu DNJ 1. Nghiên cứu phương pháp trích ly thích hợp

    • Khảo sát một số thông số kĩ thuật ảnh hưởng đến quá trình sấy phun bột chiết lá dâu tằm

      Kết quả cho thấy về mặt hiệu suất thì cồn 70%V trung tính và axit hoá đều cho hiệu suất thu hồi alkaloid toàn phần cao (85,15 – 86,67%) nhưng sau quá trình chiết thì việc loại tạp chất để thu dịch trong rất khó khăn (dịch chiết có nhiều sáp, nhựa, chlorophyl vì các chất này hoà tan tốt trong dung môi này do vậy rất khó lọc dịch chiết). Đối với dung môi axit hoá thì theo mức độ tăng dần của nồng độ cồn thì hiệu suất thu hồi alcaloit là tăng lên, tuy nhiên ở nồng độ dung môi cồn càng cao thì việc tách cặn khỏi dịch sau khi chiết là khó khăn hơn nồng độ cồn thấp, điều này cho thấy việc chiết xuất với dung môi cồn 30%V đã giúp thao tác công nghệ được dễ dàng hơn. Mặt khác ở tỷ lệ này hàm lượng alkaloid TS thu được trong quá trình chiết tăng thêm không nhiều mà phải tốn thêm gấp 1,5–2 lần lượng dung môi, sản phẩm lại có nguy cơ lẫn thêm tạp chất, ngoài ra lại tiêu tốn năng lượng để cô đặc dịch chiết cho nên tính về ý nghĩa kinh tế là không có lợi.

      Như vậy, khi dùng lá dâu được xay thô qua rây có đường kính 1mm để trích ly thì nên dùng tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 10:1 là tốt nhất, còn nếu như dùng các loại bột lá dâu có kích thước nghiền thô hơn thì có thể tăng thêm lượng dung môi để đảm bảo toàn bộ nguyên liệu được ngập trong dung môi. Từ bảng 4.8 cho chúng tôi thấy nếu chỉ chiết suất 1 lần thì chưa thể chiết được tối đa lượng alkaloid có trong lá dâu, dù cho kéo dài thêm thời gian chiết xuất gấp đôi thì hầu như cũng không làm tăng đáng kể lượng alkaloid toàn phần thu được, nguyên nhân là do khả năng hoà tan của chất chiết trong dung môi chỉ có giới hạn nên việc kéo dài thời gian chiết hơn nữa cũng không làm tăng hiệu suất chiết. Khi lặp lại quá trình chiết suất đến lần thứ 3, 4 thì hàm lượng alkaloid TS thu được trong sản phẩm cũng chỉ tăng lên rất ít, trong khi đó chiết 3, 4 lần sẽ làm tăng thêm thời gian chiết lên và mất thêm một lượng dung môi nữa, thêm vào đó năng lượng để cô thu dịch đặc cũng sẽ hao tốn đáng kể.

      Bảng 4.4. Ảnh hưởng của loại và nồng độ dung môi đến hàm lượng alkaloid  TS và DNJ thu được trong lá dâu
      Bảng 4.4. Ảnh hưởng của loại và nồng độ dung môi đến hàm lượng alkaloid TS và DNJ thu được trong lá dâu

      Nghiên cứu phối chế trà

        Đường Isomal là sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ tinh bột có độ ngọt thấp ( độ ngọt bằng 6/10) và có hàm lượng calori thấp 240Kcal/100g so với đường mía thông thường 370Kcal/100g, đường Isomalt có cấu trúc phân tử dài hơn và đường này không được cơ thể chúng ta hấp thu ngay trong dạ dày như đường mía, đường Isomalt được hấp thu rất chậm khi thức ăn xuống tới ruột non nên không làm gia tăng hàm lượng đường huyết trong máu của người bệnh, do vậy sẽ không làm tăng chỉ số đường huyết khi ăn. Chọn giống dâu quế ở Thái Bình thu hái các lá bánh tẻ, sau thu hái lá dâu được loại bỏ tạp chất các lá hư hỏng rồi đem phơi nắng tới độ ẩm 10 – 12% để bảo quản. Sau mỗi lần lọc dịch chiết được lọc các chất bã, các tạp chất không hoà tan rồi được đưa và bình cô đặc chân không ở nhiệt độ 600C, trong quá trình cô đặc dung môi được thu hồi để tái sử dụng.

        Quá trình cô đặc diễn ra cho tới khi từ 1 kg nguyên liệu thu được 1 lít dịch chiết, nồng độ chất khô xấp xỉ 20oBx, sau đó tiến hành lọc lần 2 để loại các cặn không tan trong.

        Bảng 4.10. Kết quả cảm quan khi phối chế trà và đường Isomalt
        Bảng 4.10. Kết quả cảm quan khi phối chế trà và đường Isomalt