Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế

MỤC LỤC

ĐẶC ĐIỂM CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH HÀNG HẢI , CÁC TIÊU THỨC THỂ HIỆN NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC NHÂN TỐ

Các tiêu thức thể hiện năng lực cạnh tranh trong ngành Hàng hải

Do đặc trưng khác biệt của ngành hàng hải nên chất lượng phục vụ của các ngành hàng hải là việc thoả mãn được các yêu cầu của người gửi hàng bằng đường biển từ lúc họ giao hàng cho người vận tải cho đến khi họ nhận được hàng từ người vận tải giao cho. Trình độ khoa học kỹ thuật của từng nước cũng như của thế giới ngày càng phát triển, thúc đẩy sản xuất nhiều sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, do đó, nhu cầu về vận tải hàng hoá ngày càng tăng, khách hàng ngày càng có yêu cầu cao hơn về tính an toàn, tiện lợi và giá cả phục vụ của ngành vận tải.

Các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh Hàng hải

Vài nét về tình hình phát triển của ngành Hàng hải thế giới và khu.

Vài nét về tình hình phát triển của ngành Hàng hải thế giới và khu vực

Xu hướng này sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với đội tàu Container còn non trẻ của Việt Nam, tuy nhiên nó lại mở ra cơ hội phát triển nếu chúng ta biết tập trung vốn, công sức và chớp đúng thời cơ vì với xu hướng phát triển như thế trong những năm tới chắc chắn sẽ diễn ra tình trạng dư thừa công suất đội tàu ở các nước có đội tàu biển lớn trên thế giới nhất là tàu có kích cỡ 2500 - 3000 TEU. Bước tiếp theo của việc hình thành các tập đoàn hàng hải lớn có hoạt động trên hầu hết các tuyến vận tải chính của thế giới là việc các tập đoàn này liên kết lại tạo thành một số ít các “liên minh” nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh thông qua việc trao đổi dung tích hay chỗ xếp hàng và vỏ Container trên phạm vi toàn cầu để tăng hệ số sử dụng trọng tải tàu và giảm thiểu chi phí luân chuyển Container rỗng.

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống cảng biển Việt Nam

Sự phát triển vô tổ chức, không theo định hướng của các cảng, kinh doanh khai thác thiếu đồng bộ và sự cạnh tranh không lành mạnh tại các khu vực có nhiều chủ thể cảng của các chủ quản lý khác nhau (đã xảy ra tình trạng tranh giành tàu/hàng tại khu vực Sài Gòn) là kết quả của việc quản lý này. Bên cạnh đó, cơ chế tổ chức quản lý nêu trên vô hình chung lại khuyến khích sự lặp lại về công suất, thiết bị và tính chuyên dụng của các cảng do sự cạnh tranh giữa các cảng và giữa các ban ngành, địa phương. Các cảng biển ở Việt Nam đều có xu thế tập trung vào các hoạt động thương mại ví dụ như xếp dỡ và kho bãi. Đây là xu thế ngược với xu thế quản lý cảng biển thế giới, cảng là trung tâm cung cấp dịch vụ trọn gói, trung tâm phân phối hậu cần. Đây là một định hướng quan trọng để cân nhắc và xem xét trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển cảng biển Việt Nam cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của cảng biển Việt Nam. c) Tình hình đầu tư phát triển cảng biển. Trong toàn bộ các phương thức GTVT, tỷ lệ đầu tư của nhà nước cho vận tải + cảng sông và biẻn là rất khiêm tốn chỉ khoảng 1% (năm 1990) trong tổng số vốn Chính phủ dành cho ngành GTVT. Phần lớn nguồn vốn này dùng để cải tạo và xây dựng mới cầu cảng, nhà kho và cơ sở hạ tầng khác. Tuy nhiên việc có chung vốn đầu tư có tính chất dàn trải và manh mún ít đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng khiến cho không có vỗn để phát triển cảng lớn hiện đại. Hiện nay, tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, trên đoạn sông 20km từ Tân cảng đến phà Bình Khánh đã hình thành tới 24 cảng lớn nhỏ. Cảng nào cũng làm hàng Container, hàng bách hoá, hàng rời, sắt thép.. tình trạng cạnh trạnh gay gắt, không lành mạnh như: giảm giá cước xuống cực thấp, chi nhiều tiền hoa hồng cho chủ hàng.. để thu hút khách hàng vào cảng là hậu quả của thực trạng tổ chức quản lý và đầu tư cảng biển hiện nay. Quy hoạch này là cơ sở để xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam theo quy hoạch tổng thể và thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên, quy hoạch này vẫn mang tính chất phát triển dàn trải với hơn 114 cảng của 8 nhóm trải đều dọc theo đường biển nước ta. Trong quy hoạch chưa phân định đâu là cảng biển quốc tế cần tách riêng để đầu tư đủ khả năng cạnh tranh và đâu là cảng dành cho phục vụ nội địa, e rằng với tư duy này, khó có thể nào có cảng trong 114 cảng đủ sức cạnh tranh quốc tế. nếu không tính toán chu đáo thì đến 2010 hệ thống cảng biển của chúng ta khó mà đủ sức cạnh tranh với các cảng biển trong khu vực. d) Những thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với cảng biển Việt Nam.

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của dịch vụ hàng hải Việt Nam Bên cạnh chất lượng của đội tàu và cảng biển, chất lượng các hoạt động dịch

Đây quả thực là một con số khá lớn vì tổng sản lượng hàng hoá thông qua cảng của chúng ta đến năm 2002 mới chỉ đạt trên 100 triệu tấn bao gồm cả lượng hàng Container là 2 triệu TEU trong khi đó, Singapore một nước có ngành hàng hải phát triển nhất Châu Á và có sản lượng hàng hoá thông qua cảng gần 20 triệu TEU / năm (chưa tính hàng rời) cũng chỉ có 300 đơn vị làm dịch vụ hàng hải. Do chất lượng cung cấp các loại dịch vụ nói chung của ta còn thấp lại cạnh tranh vô tổ chức nên không hấp dẫn các chủ tàu nước ngoài, hiệu quả kinh doanh còn thấp, về thị phần hoạt động của các doanh nghiệp giao nhận vận tải so với nước ngoài còn rất nhỏ bé, năng lực cạnh tranh thấp, cụ thể là trong lĩnh vực vận tải biển, đội tàu của chúng ta mới chỉ đảm nhận được 12% thị phần hàng hoá xuất nhập khẩu hàng năm của cả nước, 30% tổng khối lượng hàng hoá Container và 21% tổng khối lượng hàng hoá thông qua các cảng biển Việt Nam.

ĐÁNH GIÁ NHỮNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM

Với cùng một mức thuế suất cho tất cả các loại tàu biển và các loại hình tổ chức kinh doanh đã không tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải biển mở rộng quy mô đội tàu và hoạt động có hiệu quả, một số loại lệ phí liên quan đến vận tải biển còn thu trùng, như tàu biển khi đăng ký đã phải nộp lệ phí đăng ký lại còn phải nộp lệ phí trước bạ, tàu biển đã phải nộp các loại phí hàng hải lại còn phải nộp lệ phí giao thông thu gián tiếp qua giá nhiên liệu, nhìn chung, các doanh nghiệp vận tải biển muốn mua, bán tàu biển để phục vụ sản xuất kinh doanh phải nộp quá nhiều lệ phí và thuế nên lãi suất kinh doanh không bù đắp đủ chi phí. Một số quy định về thuế VAT đối với hoạt động vận tải theo phương thức vận tải đa phương thức cũng chưa hợp lý, chưa khuyến khích đội tàu Việt Nam kinh doanh theo hình thức cả gói, từ nơi nhận hàng tới nơi giao hàng Door to door (cước vận tải quốc tế thuế VAT bằng không nhưng vận tải đa phương thức với chặng nội địa, chủ tàu Việt Nam vẫn phải xuất hoá đơn VAT 5%). Hiện nay vẫn còn thiếu nhiều văn bản quy định về cơ chế chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ việc phát triển đội tàu quốc gia như: Nguồn vốn đầu tư ưu đãi, chế độ thuế, phí và lệ phí), vẫn chưa được các bộ, ban ngành thống nhất để đề xuất với Chính phủ.

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY TÌNH TRẠNG TỤT HẬU CỦA NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM SO VỚI KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

Hiện nay, hệ thống chính sách - chế độ áp dụng cho ngành hàng hải Việt Nam mặc dù có những điều chỉnh, bổ sung trong các giai đoạn khác nhau nhưng nhìn chung không đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và còn nhiều bất hợp lý không những không bảo vệ, khuyến khích phát triển ngành mà còn gây khó khăn, trở ngại làm hạn chế khả năng kinh doanh và sức cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam. Mặc dù cũng là sở hữu nhà nước nhưng quyền sử dụng vốn lại thuộc sự quản lý khác nhau (Trung ương, quân đội, các ngành, địa phương..) nên nhìn chung vốn của toàn ngành hàng hải so với các Công ty, tập đoàn trong khu vực và thế giới đã nhỏ bé lại bị phân tán, đầu tư manh mún nên không thể tập trung tích tụ tạo ra sự phát triển lớn theo một quy hoạch tổng thể chung. Các nguyên nhân khác. Ngoài một số nguyên nhân cơ bản gây tình trạng tụt hậu của ngành hàng hải Việt Nam so với khu vực và thế giơí. Còn nhiều yếu tố khác, ở những mức độ khác nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành trong thời gian qua. a) Điều kiện tự nhiên. Với bờ biển 3.260km, lại nằm trên tuyến hàng hải quốc tế, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành hàng hải. Bên cạnh đó, cũng có những bất lợi của điều kiện tự nhiên như: ít có những vị trí thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu, cảng trung chuyển - một tiềm năng quan trọng để phát triển vận tải Container, vận tải đa phương thức. Những cảng lớn nhất của Việt Nam hiện. Nằm gần các cảng Trung chuyển lớn của thế giới tại Singapore, Đài Loan, Hồng Kông.. đã được phát triển mấy chục năm nay cũng có những điều bất lợi cho việc thúc đẩy nhanh việc xây dựng phát triển các cảng nước sâu, cảng Trung chuyển ở Việt Nam. b) Về yếu tố con người. So với một số ngành khác, đội ngũ công nhân viên và cán bộ quản lý của ngành hàng hải Việt Nam do được tiếp cận với thế giới bên ngoài từ lâu nên nhìn chung có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện các chủ trương đường lối phát triển ngành, đặc biệt thích ứng nhanh chóng với cơ chế thị trường. Nhưng mặt khác, cũng tồn tại những nhược điểm rất lớn. Đội ngũ hơn 2 vạn thuyền viên , nhìn chung chưa làm chủ được những con tàu hiện đại, trọng tải lớn, chưa đủ trình độ ngoại ngữ cần thiết và thể lực yếu, đa số sỹ quan cấp trưởng có trình độ cao đã lớn tuổi. Điều đó là trở ngại cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thuyền viên và cho việc phát triển đội tàu hiện đại của Việt Nam trong những năm tới. Đối với cán bộ quản lý chung của ngành cũng như của các doanh nghiệp hàng hải, khả năng tiếp cận, mở rộng thị trường, hiểu biết pháp luật quốc tế, các công nghệ mới hiện đại trong lĩnh vực hàng hải, trình độ ngoại ngữ.. nói chung còn nhiều hạn chế, nhất là đối với cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp do các ngành khác và địa phương quản lý. c) Về khai thác nội lực.

Bảng 3.1:  Dự báo nhu cầu vận chuyển đường biển và khả năng đảm nhận của đội  tàu biển Việt nam
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu vận chuyển đường biển và khả năng đảm nhận của đội tàu biển Việt nam

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM

Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh từ phía ngành Hàng hải

Quyết định liên quan đến vấn đề này cần phải có sự xem xét kỹ lưỡng của các người sử dụng cuối cùng của cảng (chủ hàng, chủ tàu), các chuyên gia, các cơ quan chính phủ và các cơ quan liên quan khác. Cảng nước sâu hay cảng trung chuyển ở Việt Nam? “Nên thận trọng xem xét lại tính khả thi, thời gian và vị trí của các cảng trung chuyển”. Tập trung đầu tư chiều sâu khai thác năng lực hiện có. Đầu tư cho cảng nước sâu thay vì cảng chuyển tải, vì cảng chuyển tải cần một quá trình phát triển. Do quy mô các cảng biển của Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ, đồng thời độ sâu bị hạn chế, vì vậy phương hướng phát triển chủ yếu là tập trung xây dựng và nâng cấp các cụm cảng nước sâu để tiếp nhận tàu container đến 50.000 tấn, tàu hàng rời đến 80.000tấn và tàu dầu đến 200.000 tấn. Trước mắt nên xây dựng một cảng container nước sâu để làm tiền đề phát triển thành chuyển tải quốc tế trung chuyển container ở vị trí thích hợp, đáp ứng loại tàu 40.000 tấn, sản lượng có thể đạt đến 25 triệu tấn/năm vào năm 2010. c) Đối với khối dịch vụ. Nâng cao năng lực và sắp xếp tổ chức tốt các doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hoá, nhất là về mặt nghiệp vụ kinh doanh quốc tế để tăng cường năng lực cạnh tranh trong nước. Khuyến khích các doanh nghiệp này đầu tư và mở rộng thị trường nước ngoài, trước hết là thị trường trong khu vực. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của các dịch vụ hàng hải và vận tải hàng hoá trọn gói ‘door to door’. Hệ thống này tối thiểu phải bao gồm kho bãi, bồn chứa nhiên liệu, cảng cạn, thiết bị bốc xếp, phương tiện cung ứng trên biển và vận tải container trên bộ.. Đối với các doanh nghiệp trong ngành , để tránh tình trạng đầu tư tràn lan, gây lãng phí, chúng ta phải có quy hoạch thống nhất trên cả ba vùng lãnh thổ, đồng thời cùng với việc phân công, chuyên môn hoá cho từng đơn vị, phải tạo dựng hệ thống điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước. Đối với các loại hình dịch vụ hàng hải khác, so với thế giới, dịch vụ hàng hải Việt Nam không thể cạnh tranh toàn cầu, với những tập đoàn hàng hải khổng lồ của thế giới. Nhưng để cạnh tranh với các nước trong khu vực ta có thể làm được trên một số lĩnh vực sau: Đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, môi giới mua bán tàu, môi giới thuyền viên, dịch vụ đại lý vận tải đường biển, cung ứng tàu biển.. Muốn có sức mạnh, có tiềm lực, không có cách nào khác chúng ta phải phát huy nội lực, tập trung vốn, nguồn đầu tư trong nước để có thể làm những công trình lớn cho ngành dịch vụ hàng hải. Có đầu tư công nghệ mới, có cơ sở vật chất thì chúng ta mới có đủ lực để cạnh tranh trên thị trường khu vực được. Đây không chỉ là đòi hỏi riêng của ngành dịch vụ hàng hải, mà ngành nào, lĩnh vực nào cũng đòi hỏi yếu tố này. Chỉ đơn cử như ngành môi giới thuyền viên: Việt Nam muốn nâng cao chất lượng thuyền viên để đi “đánh thuê” cho bên ngoài, thuyền viên cần có tay nghề cao. Yếu tố này đòi hỏi phải đầu tư trung tâm huấn luyện thuyền viên có tàu thực tập, có các trang thiết bị huấn luyện, có xí nghiệp khoa học với sự giảng dạy của các cố vấn nước ngoài.. Hay khâu đại lý vận tải biển: Không thể chỉ với kho bãi, đầu kéo, móc chuyên chở.. như hiện nay mà phải có những kho chứa hàng khô, hàng lạnh đạt tiêu chuẩn quốc tế, có phương tiện đầy đủ và an toàn mới có thể đáp ứng được khách hàng nước ngoài. d) Tiến hành đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ vào việc khai thác, quản lý đội tàu - cảng biển và dịch vụ. Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là việc chấp hành nghiêm chỉnh các công ước về an toàn của IMO và xây dựng cho được hệ thống quản lý (đảm bảo) chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. Muốn xây dựng và thực hiện được hệ thống quản lý an toàn và quản lý chất lượng. theo tiêu chuẩn quốc tế các doanh nghiệp nên chú trọng vào yếu tố con người - nguồn lực quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược tuyển chọn được những người có trình độ cao bố trí công việc đúng với chuyên môn, trình độ của họ; đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt cho tất cả cán bộ, công nhân viên của mình. Bởi vì trình độ chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, tin học của người lao động là một trong những nhân tố quyết định tăng năng suất lao động và nâng cao tính an toàn trong kinh doanh hàng hải. Người lao động gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Cả hai nhóm lao động trên ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ đòi hỏi cả trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học. Có trình độ chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt mới kinh doanh có hiệu quả cao và không phản bội lại lợi ích quốc gia, dân tộc, mới kết hợp hài hoà được giữa lợi ích của quốc gia và của doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nếu thiếu ngoại ngữ chuyên môn, tin học thì không thể mở rộng và duy trì được với bạn hàng trên thế giới. Đội ngũ thuyền viên trong ngành hàng hải là người trực tiếp tạo ra sản phẩm vận tải ngày càng có những đòi hỏi cao về tính thành thạo nghề nghiệp và yêu cầu phải được đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao. Do điều kiện đại lý, do chính sách phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia khác nhau nên trình độ của đội ngũ này ở mỗi quốc gia hàng hải là khác nhau. Đội ngũ thuyền viên Việt Nam tốt nghiệp từ các trường đào tạo trong nước được các nhà quản lý nước ngoài đánh giá là có kiến thức cơ bản tốt nhưng còn hạn chế về thực hành và tiếng Anh. Vì vậy, các trường đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp hàng hải cần phải tăng cường đào tạo thực hành, đào tạo tiếng Anh cho học viên của mình. Đồng thời các doanh nghiệp hàng hải cần phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường để đào tạo lại, đào tạo cập nhật và đào tạo nâng cao cho đội ngũ thuyền viên của mình. Đội ngũ quản lý trên bờ tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại có vai trò rất quan trọng và quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hàng hải. Trong điều kiện ngày nay, vai trò của quản lý ngày càng quan trọng và nó gắn liền với việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Con người và thiết bị thông tin hình thành nên hệ thống thông tin quản lý trên cơ sở sử dụng máy tính và mạng máy tính. Hiện nay, các cán bộ quản lý trên bờ cũng cần phải được đào tạo lại, đào tạo cập nhật và đào tạo nâng cao như đào tạo với khối thuyền viên đi biển. Chỉ khi ngành hàng hải Việt Nam có một lực lượng lao động đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế thì chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngành hàng hải Việt Nam mới có đủ năng lực lực cạnh tranh và cạnh tranh chiến thắng được với sản phẩm dịch vụ hàng hải của các đối thủ. khác trong khu vực và trên thế giới. Có như vậy ngành hàng hải Việt Nam mới có thế vững vàng hội nhập và hội nhập hiệu quả với ngành hàng hải của khu vực và thế giới. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về cải cách sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp. Đây là biện pháp tổ chức quan trọng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp, từ đó tăng năng lực cạnh tranh của toàn ngành. Cổ phần hoá các doanh nghiệp sẽ phát huy được nội lực từng con người, phát huy được nguồn vốn và nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động dịch vụ hàng hải tiến hành theo hướng giảm đầu mối, tập trung chuyên môn hoá để có các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong nước, đồng thời có khả năng vươn ra nước ngoài chia sẻ thị trường khu vực. Đối với các doanh nghiệp thuộc một số ngành dịch vụ quan trọng của ngành hàng hải, nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, đồng thời cho nước ngoài mua một số cổ phần để giữ đầu vào và tạo cầu nối cho việc đầu tư ra nước ngoài. Song song với việc cổ phần hoá, Nhà nước cần đầu tư để củng cố và phát triển các Tổng Công ty mạnh để giữ vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường, đồng thời tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổng công ty nhà nước trên thị trường trong nước cũng như giúp các doanh nghiệp xâm nhập thị trường khu vực và thế giới. Tổng công ty hàng hải Việt Nam đã được Nhà nước cho triển khai thí điểm mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Thông qua mô hình này, Nhà nước có thể đầu tư vốn vào những lĩnh vực quan trọng, cần nắm giữ, đồng thời chủ động điều tiết vốn theo định hướng cần thiết. a) Một số biện pháp cụ thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình hội nhập quốc tế. Xây dựng, phát triển nhanh, có định hướng đội tàu, tập trung phát triển tàu chở container , tàu chờ dầu, tàu chở hàng khô loại lớn theo hướng đi thẳng lên hiện đại nhằm tăng khả năng cạnh tranh để từng bước nâng cao thị phấn trong thị trường vận tải quốc tế và khu vực. Tận dụng năng lực của các cảng hiện có. Triển khai xây dựng cảng biển nước sâu để tiếp nhận tàu trọng tải lớn, tạo điều kiện phát triển thành cảng trung chuyển khu vực. Xây dựng các cơ sở dịch vụ liên quan đến quy trình vận tải container như phát triển cảng cạn. bãi container, trung tâm phát hàng, phương tiện vận tải container trên bộ, trên sông. Hình thành các tổ chức thống nhất vận tải - cảng biển - dịch vụ để khai thác dịch vụ vận tải đa phương thức. Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của các Hiệp hội ngành nghề dịch vụ vận tải biển như: Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, hiệp hội cảng biển Việt Nam, hiệp hội giao nhận vận tải Việt Nam. Hiệp hội đại lý Việt Nam.. để bảo vệ quyền lợi của các hội viên và phối hợp hành động trong việc cung cấp các dịch vụ trong nước cũng như ở nước ngoài trong hội nhập và hợp tác với khu vực và thế giới. b) Tăng cường công tác quản lý của các doanh nghiệp.