MỤC LỤC
Khi nói đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chúng ta thường nhắc tới các hạng mục công trình như: Đường giao thông (trong thôn, liên thôn, liên xã, liên huyện..), hệ thống thuỷ lợi (các công trình thuỷ nông tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp), hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống điện, công trình văn hoá thể thao, trạm y tế, trường học, thông tin liên lạc. Tại nhiều đại lý gạo, chợ đầu mối và một số siêu thị khu vực Tp.HCM, các mặt hàng gạo cao cấp với những tên gọi mới như Hồng Hạc, Chín Rồng vàng (Công ty Lương thực Tiền Giang), Trạng Nguyên (Công ty Lương thực sông. Hậu), Nàng hương Chợ Đào, Tài nguyên Chợ Đào, Tài nguyên thơm (Long An - MECOFOOD), đã sánh vai cùng dẻo Thái, thơm Thái, thơm Đài Loan, Hàn Quốc, thơm Nhật, Jasmine.
Tuy nhiên, doanh nghiệp Nhà nước và các tư thương chưa có sự phối hợp hài hoà trong dòng chảy lúa gạo từ người sản xuất đến người tiêu dùng trong nước và các nhà xuất khẩu, biểu hiện qua việc giữa tư thương với nhau, thậm chí kể cả các doanh nghiệp quốc doanh cũng tranh mua, tranh bán và mạnh ai nấy làm vì chưa có quy định cụ thể về phạm vi hoạt động theo cấp làng, xã, huyện, tỉnh. Nhưng cho đến nay, hầu như các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động xuất khẩu gạo luôn bị động trong việc huy động nguồn hàng do thường xuyên thiếu vốn dự trữ hay rơi vào tình trạng chờ tàu sắp sửa vào ăn hàng rồi mới đi mua gạo, nhiều khi tạo ra cảnh ùn tắc tàu ở cảng do giao hàng không kịp, giá gạo bị đẩy lên cao do tranh mua nhất thời giữa các nhà xuất khẩu hay do các nhà cung ứng ép giá mà chất lượng đôi khi không đản bảo. Ngoài ra, sự đầu tư , cải tiến kỹ thuật chỉ mang tính tự phát, nhỏ lẻ (phần lớn ở khu vực tư nhân), thiếu tính đồng bộ ở các khâu liên hoàn như phơi, sấy, xay xát, vận chuyển, bảo quản; nên hiệu quả xay xát nói chung còn thấp, thể hiện qua quy cách, phẩm chất gạo xuất khẩu của Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với Thái Lan, thậm chí chúng ta còn chưa thể sản xuất ra những loại có phẩm cấp cao như gạo 100% B.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam vừa chưa đủ kinh phí để làm như vậy vừa chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình tới đông đảo người tiêu dùng ngoài nước, hay tại nước có tiêu thụ hay nhập khẩu gạo thông qua các chương trình quảng cáo với quy mô lớn, mới chỉ làm ăn theo kiểu tự phát, chưa có chiến lược lâu dài. Nhìn chung, cả hai hình thức này nhà xuất khẩu gạo Việt Nam chưa phát huy được hiệu quả của chúng, do vậy, sản phẩm gạo Việt Nam vẫn chủ yếu bán qua trung gian (tư thương nước ngoài), thương hiệu gạo Việt Nam vẫn chưa được đông đảo thế giới biết đến và có uy tín lớn như gạo Thái Lan.Đặc biệt, rất ít doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp ký kết được những hợp đồng mua gạo lớn.
Để phát huy lợi thế của vùng, nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp chế biến gạo, trong định hướng từ nay đến năm 2010, tỉnh Vĩnh Long tập trung đầu tư phát triển các cụm chế biến xay xát gạo chất lượng cao theo công nghệ liên hoàn từ khâu sấy khô, bảo quản đến xay xát chế biến, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có sức cạnh tranh và giá trị cao đồng thời hạ giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Bên cạnh đó, các DN xuất khẩu và nhà máy xay xát, cơ sở chế biến gạo liên kết tổ chức mạng lưới mua gắn với vùng nguyên liệu trong tỉnh và khu vực, nâng cấp mạng lưới kho dự trữ và công nghệ bảo quản nhằm khắc phục tình trạng chỉ hoạt động hết công suất vào các tháng mùa vụ, chủ động nguyên liệu nâng sản lượng xay xát chế biến phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Do ưu điểm cây lúa cứng, ít đổ ngã, có kỹ thuật viên của Công ty luôn bám sát cùng nông dân chăm sóc cho cây lúa, xử lý kịp thời dịch bệnh hay có tình huống xấu xảy ra, đồng thời bao tiêu 100% sản lượng làm ra đối với giống HANA với giá thu mua 7.500 đồng/kg, AKITA giá 7.800 đồng/kg và KOSHI giá 8.200 đồng/kg, nông dân còn được ứng trước phân bón, hạt giống (được Công ty chọn lọc rất kỹ) và các chi phí khác được trả chậm vào cuối vụ.
Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức hệ thống thông tin cập nhật định kỳ về giá thành sản xuất lúa, giá bán lúa của nông dân và giá mua gạo xuất khẩu để phục vụ công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo nhằm bảo đảm lợi ích cao nhất của người trồng lúa; báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng thuế suất 0% thuế VAT đối với kinh doanh gạo nội địa để hỗ trợ các công ty kinh doanh lương thực tham gia ổn định và chủ động can thiệp có hiệu quả vào thị trường phân phối gạo trong nước khi có biến động. Hiệp hội Lương thực Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm thị trường, khách hàng mới trong các năm 2009 - 2010; bảo đảm ký được các hợp đồng lớn, ổn định và có hiệu quả; hướng dẫn khung giá xuất khẩu và tổ chức đăng ký hợp đồng xuất khẩu linh hoạt đối với các hợp đồng thương mại đồng thời có tính đến yêu cầu cần bảo đảm đối với việc giao dịch, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng tập trung có sự thoả thuận cấp cao nước ta và các nước./. Theo tôi về lâu dài các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo, trước hết phải đầu tư hệ thống kho tàng gắn với hệ thống sấy, tổ chức mạng lưới thu mua trực tiếp cho dân có tập quán bán ngay tại ruộng để chuyển tải lợi nhuận của chủ vựa cho dân, doanh nghiệp chủ động nguồn hàng giao dịch với nước ngoài sẽ đảm bảo được giá xuất khẩu tốt, vừa đảm bảo giá mua cho nông dân, lợi ích của người nông dân và doanh nghiệp được hài hoà.
Chính phủ phê duyệt tổng diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng cho mỗi địa phương nhưng do bản đồ thực địa không chi tiết nên Chính phủ không thể nắm được chỗ nào là diện tích trồng lúa cần phải giữ, chỗ nào nên chuyển đổi mà chỉ đạo, việc chuyển đổi giao cho địa phương tự quyết, thành ra có tình trạng ở một số địa phương đất lúa cần giữ lại đem chuyển đổi trong khi địa phương vẫn còn nhiều quỹ đất sử dụng kém hiệu quả Bộ NN&PTNT xây dựng Nghị định quản lý đất lúa dựa trên hai đề án: Thứ nhất là đề ỏn an ninh lương thực quốc gia, trong đề ỏn này xỏc định rừ mục tiờu và điều kiện đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, trong đó có điều kiện giữ đất lúa và những biện phỏp để thực hiện. Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, căn cứ mức gạo xuất khẩu định hướng trên, có kế hoạch chỉ đạo các ngân hàng thương mại lớn chủ động cân đối, bảo đảm nguồn vốn ngay từ đầu năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, nhất là vào thời điểm thu hoạch rộ của các vụ sản xuất chính trong năm đồng thời áp dụng kịp thời cơ chế hỗ trợ 4% lãi suất vay kinh doanh theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2009.
Ứng dụng kết quả điện di protein SDS-Page trong công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao của Trường Đại học Cần Thơ dùng phương pháp điện di protein SDS-Page tuyển chọn các giống lúa thuần như lúa Nếp Bè Tiền Giang, VĐ20, Klong Kluang, đánh giá đa dạng di truyền của tập đoàn giống phục vụ công tác lai tạo như tập đoàn lúa mùa ven biển đồng bằngsông Cửu Long và khảo sát quy luật di truyền ở mức độ phân tử như hàm lượng proglutelin, acidic glutilin, basic glutelin. Xác định gen fgr điều khiển tính trạng mùi thơm bằng phương pháp Fine Mapping với microsatellite của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp microsatellite phân tích quần thể tổ hợp lai Khao dawk mali/OM 1490 cho thấy rằng gen fgr diều khiển mùi thơm là gen lặn trên nhiễm sắc thể số 8, băng thể hiện mùi thơm xuất hiện ở độ lớn 190bp và không thơm ở độ lớn 90bp (cặp mồi RG28F-R), băng thể hiện mùi thơm xuất hiện ở độ lớn 160bp và không thơm ở độ lớn 120bp (RM223). Nghiên cứu chất kích kháng và khả năng ứng dụng trong quản lý tổng hợp bệnh cháy lá trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu sử dụng chất kích thích tính kháng đối với bệnh cháy lá lúa như dipotassium hydrogen phosphat (K2HPO4), oxalic acid (C2H2O4), natritetraborac (Na2B4O7) dùng xử lý hạt giống trước khi sạ hàng giúp giảm bệnh cháy lá, tăng cường lực mạ, tăng số hạt chắc và năng suất.