MỤC LỤC
Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu công việc của doanh nghiệp, dự tính số lượng, chất lượng lao động phù hợp với khối lượng công việc đề ra đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động tốt. - Phân tích yêu cầu và kỹ năng cần có để thực hiện công việc: Trên cơ sở những yêu cầu về kỹ thuật, kỹ năng cần có, bậc thợ của người lao động ở từng nghề, từng loại lao động( dựa vào bảng xác định yêu cầu công việc) để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Phân tích kỹ năng hiện có của người lao động: Dựa vào bảng đánh giá thực hiện công việc, bảng phân loại theo trình độ bậc thợ, chất lượng sản phẩm hàng thỏng. So sánh giữa yêu cầu cần có về kỹ thuật, kỹ năng ở từng nghề, từng loại lao động với trình độ thực tế của người lao động ở từng nghề, từng loại lao động để xỏc định nhu cầu đào tạo.
Đồng thời thảo luận với cán bộ ở bộ phận đó về những yêu cầu kỹ thuật để kiểm nghiệm lại những yêu cầu này có phù hợp với người lao động. Cần nờu rừ những yờu cầu về trỡnh độ kiến thức, kỹ năng kỹ xảo, sức khoẻ, thái độ làm việc..của người lao động sau đào tạo.
Như vậy, muốn cho việc đào tạo có chất lượng phải đi từ những vấn đề cơ bản của cụng tỏc dạy nghề, như định rừ nhiệm vụ, mục tiờu của mỗi trường, lớp; tăng cường trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, học tập; đào tạo đội ngũ giáo viên lý thuyết và thực hành cho các nghề;. Trong giai đoạn học tập và chuyên môn, người học được trang bị những kiến thức và rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo để nắm vững nghề đã chọn, giúp họ tính toán các chế độ làm việc, tính công suất của các thiết bị, vận hành máy móc để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng theo đúng quy trình công nghệ đã định.
Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật không chỉ là đào tạo nghề mới cho họ mà có thể thông qua tổ chức các lớp học, huấn luyện ngắn ngày nhằm hoàn thiện nghề cơ bản, bổ sung thêm kiến thức về một nghề có liên quan, đồng thời có thể nâng bậc nghề cho công nhân. - Xác định nhu cầu phát triển lao động quản lý dựa trên việc phân tích nhu cầu của kế hoạch nguồn nhân lực trong tương lai và cơ cấu nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp; phân tích khả năng thích ứng của doanh nghiệp và tính hiệu quả của đào tạo và phát triển lao động quản lý.
Xí nghiệp đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm cho hơn 2000 cán bộ công nhân viên. Xí nghiệp liên hợp Sợi- Dệt kim Hà nội chứng tỏ vị thế của mình ở thị trường trong nước và ngoài nước, một doanh nghiệp trưởng thành và phát triển khá trong nhiều năm.
- Khối phòng ban chức năng: Có nhiệm vụ cố vấn cho lãnh đạo công ty về các chiến lược kinh doanh, chiến lược đầu tư phát triển, điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, giám sát kỹ thuật, giám sát chất lượng sản phẩm và cho những giải pháp để các nhà máy sản xuất đạt được hiệu quả cao. -Khối các nhà máy: Trên cơ sở các dây chuyền sản xuất sản phẩm, các nhà máy sử dụng công nhân, tổ chức quá trình sản xuất theo chỉ lệnh sản xuất, thực hiện các định mức kinh tế- kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất sản xuất tối đa, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Mối quan hệ từ lãnh đạo Công ty với các phòng ban chức năng, với các nhà máy, quan hệ giữa phòng ban với nhau, giữa phòng ban với các nhà máy, và giữa các nhà máy được thể hiện chặt chẽ qua các quy định của Công ty. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Dệt may Hà Nội gồm 4 loại dây chuyền sản xuất chính: Dây chuyền kéo sợi, dây chuyền dệt nhuộm hàng dệt kim, dây chuyền may thêu, dây chuyền dệt nhuộm khăn bông.
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, để sản xuất có hiệu quả công ty thực hiện các biện pháp tiết kiệm về vật tư sản xuất, cải cách và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, rà soát lại tất cả các định mức kinh tế, kỹ thuật để quản lý sản xuất tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhà máy sợi II trước đây tiền thân là phân xưởng sợi II, hiện nay là một nhà máy thành viên của công ty Dệt may Hà Nội, được lắp đặt đồng bộ công nghệ kéo sợi của hãng Mazoli- Italia và Cộng hoà liên bang Đức với công suất thiết kế là 35.000 cọc sợi, sản xuất một năm 4127 tấn sợi các loại, nguyên liệu sản xuất là sợi bông và sợi hoá học trên dây chuyền kéo sợi chải thô và chải kỹ.
+Trên cơ sở kế hoạch chung của Công ty và kế hoạch Công ty giao cho nhà máy, tổ chúc xây dựng kế hoạch tác nghiệp hàng tháng để thực hiện kế hoạch quý, năm của công ty giao và tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đó xuống từng ca, từng tổ sản xuất. +Tổ chức quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất, kỹ thuật trong nhà máy theo các phương án (công nghệ, mặt hàng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ vận hành và bảo dưỡng thiết bị, chất lượng sản phẩm) do Công ty quy định.
+ Ký kết các hợp đồng nội bộ và các hợp đồng liên kết sản xuất và dịch vụ ngoài kế hoạch với bên ngoài theo uỷ quyền và phê chuẩn của Tổng giám đốc và thanh quyết toán các hợp đồng đã ký. Điều đó giúp công tác điều hành sản xuất có nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt các thông tin trong quá trình sản xuất, do đó giải quyết kịp thời và sát với tình hình thực tế.
Đến công đoạn ghép: Gồm ghép trộn đợt 1 và ghép trộn đợt 2 để ghép các cúi chải với nhau, tuỳ theo chất lượng sợi mà có thể ghép từ 1 đến 4 lần, trộn sợi pha PE và cotton theo một tỷ lệ nhất định. Như vậy sợi cấp 2 của nhà máy ngày càng tăng đòi hỏi nhà máy phải có biện pháp để nâng cao tay nghề, giữ nghiêm nội quy lao động và quy trình thao tác để đạt được kế hoạch tăng định mức 5% so với năm 1999.
- Hoàn thành các công việc được giao, năng suất lao động, hiệu suất công tác ở mức trung bình nhưng còn chưa chủ động trong công tác, có lúc còn thiếu cố gắng hoặc có những biểu hiện uể oải lơ là với công việc để người phụ trách đơn vị còn phải nhắc nhở đôn đốc,. Không xét nâng lương, nâng bậc cho tất cả những người phân loại lao động loại B về ý thức, Bvề tay nghề và loại C (nhưng chưa đến mức chấm dứt hợp đồng lao động, vẫn tiếp tục làm việc) nếu kỳ phân loại sát với kỳ nâng lương, nâng bậc của bản thân.
Do đặc điểm sản xuất sợi từ nguyên vật liệu xơ bông nên có rất nhiều bụi bông từ các công đoạn sản xuất, nhà máy đã khắc phục được phần nào nhờ hệ thống điều không thông gió, máy hút bụi tại các máy sản xuất đưa về trung tâm hút bụi, công nhân vệ sinh, khẩu trang bảo hộ lao động. Tiếng ồn chỉ được giảm khi thay đổi công nghệ hiện đại hơn (điều này đòi hỏi nhiều kinh phí) hay trang bị bộ phận giảm âm (nút tai) cho người lao động (nhưng chỉ đối với môi trường sản xuất không bị nguy hiểm do sự hoạt động của máy móc thiết bị).
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự không đảm bảo về chất lượng sợi, một trong những nguyên nhân đó là chất lượng nguồn nhân lực: Trình độ tay nghề của người lao động. Tập trung nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân công nghệ, công nhân bảo toàn và phát triển kỹ năng quản lý để đảm bảo họ có khả năng hoàn thành kế hoạch sản xuất cả về số lượng và chất lượng là mục tiêu hàng đầu của nhà máy.
Những cán bộ quản lý cần phải nắm được yêu cầu về định mức, kỹ thuật của sự đổi mới công nghệ để sắp xếp, bố trí lao động cho phù hợp. Cải tiến cách làm việc khoa học, học hỏi, tiếp cận những cách quản lý mới một cách thường xuyên liên tục.
Dự tính trước những trường hợp bị thiếu hụt về tay nghề để bố trí lao động phối hợp hoặc thay thế và đào tạo lại những công nhân này để họ có thể đảm nhận được công việc của mình. Với phương pháp đào tạo nghề thứ hai cho công nhân công nghệ, người quản lý sử dụng lao động linh hoạt hơn: Thay thế những người nghỉ việc đột xuất ở những công đoạn bị thiếu người, tạo sự hỗ trợ giữa các công đoạn, nâng cao tính hiệp tác trong lao động.
- Vệ sinh mỏy sạch sẽ, quấn ống, giỏ để lừi đậu dự trữ, nắp bảo hiểm, sứ dẫn sợi, con lăn dẫn sợi, bản cách sợi, bàn phanh, giá cắm quả sợi đậu, bàn kim, cứt sợi quấn trục cam trục đồng tiền, giá cắm sợi đơn, đầu đuôi máy, dụng cụ vệ sinh. Cấu tạo chương trình kỹ thuật cơ bản gồm: Vẽ kỹ thuật, công nghệ kéo sợi, cấu tạo máy, sơ đồ động học cho máy, tổ chức sản xuất ..Trong giai đoạn học thực hành, học viên được thao tác trên các thiết bị, làm quen với các quá trình công nghệ và được công nhân lành nghề kèm cặp tham gia vào quá trình làm việc, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Kiểm tra trình độ tay nghề của công nhân bảo toàn từng quý và phân loại lao động hàng tháng của nhà máy đối với công nhân công nghệ để nắm được số người còn yếu về tay nghề, số người bị buộc thôi việc.Xác định chỗ trống và những vị tri bị thiếu hụt năng lực do tay nghề yếu, nhà máy tổ chức đào tạo mới và đào tạo lại. Phạm Vũ Hiệp Bùi An Giang Nguyễn Ngọc Dũng Nguyễn Văn Quý Nguyễn Văn Dũng Lê Thành Nam Dương Xuân Bảo Vương Đức Hà Nguyễn Duy Hà Đoàn Văn Cảnh Nguyễn Quang Thọ Nguyễn Văn Túc Nguyễn Bá Cường Nguyễn Huyền Lâm Dương Văn Trương Lại Hợp Dương Vũ Văn Tùng Trịnh Minh Khôi Lương Hồng Phong Dương Đức Uyên Nguyễn Văn Sơn Lê Duy Hoàng Vũ Kim Sơn Lều Văn Hải Trần Đình Bình Nguyễn Trần Mạnh Phùng Minh Dũng Phan Thanh Hoà Hoàng Chí Thanh.
Vì vậy đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa trong việc xác định nhu cầu đào tạo, có các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn trong việc bổ sung kiến thức, kỹ năng cho người lao động. Có thể họ không muốn học thêm nghề thứ 2 nhưng nhà máy đã khuyến khích và làm cho họ hiểu nếu biết 2 nghề chính thì khi có sự thay đổi, họ sẽ được làm nghề thứ 2 vẫn là nghề chính và được bảo lưu lương cũ thay vì thay vì phải nghỉ việc, chờ việc hay phải làm công việc phụ với mức lương thấp hơn.
Ví dụ, chi phí cho việc đào tạo thêm nghề của một công nhân công nghệ trong 3 tháng, bao gồm: Chi phí tiền lương cho cán bộ kỹ thuật giảng dạy lý thuyết; chi phí tiền lương cho các thao tác viên kèm cặp; chi phí tiền lương cho người học ..khoảng 1 triệu đồng một tháng. Nó bắt buộc người ta phải cân nhắc kỹ khi lựa chọn đối tượng đào tạo, chương trình đào tạo, giáo viên đào tạo, để đem lại hiệu quả tốt nhất sau đào tạo, tránh lãng phí khi chương trình học không ứng dụng được vào thực tế hoặc học viên không nắm bắt được bài giảng.
Tránh để trường hợp sau một thời gian làm việc, người lao động bị yếu về tay nghề do không phù hợp với nghề đó, gây lãng phí về chi phí đào tạo, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, lãng phí về nguyên vật liệu. - Nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân thông qua tổ chức các lớp học, các lớp huấn luyện ngắn ngày nhằm hoàn thiện nghề cơ bản, bổ sung thêm kiến thức về một nghề có liên quan, đồng thời có thể nâng bậc nghề cho công nhân.
Lựa chọn một số cán bộ kỹ thuật và thao tác viên có trình độ tay nghề cao rồi trang bị phương pháp sư phạm cho họ để khi có khoá đào tạo họ sẽ chuyên trách việc giảng dạy. - Mở các lớp học phương pháp lao động tiên tiến, giáo dục ý thức kỷ luật lao động để học viên tự nâng cao trình độ của mình, hạn chế vi phạm kỷ luật lao động, nội quy thao tác.
Nhà máy nên xác định nhu cầu đào tạo (xác định những kỹ năng quản lý còn thiếu của đội ngũ tổ trưởng sản xuất 3 ca) bằng phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn. - Lựa chọn giáo viên có gắn bó với thực tế của nhà máy, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu để học viên dễ tiếp thu và ứng dụng vào thực tế sản xuất.