Giám sát thi công và nghiệm thu lắp đặt thiết bị trong công trình điện

MỤC LỤC

Nội dung công tác cần giám sát trong công tác xây lắp điện : Các công việc cần được tổ chức giám sát trong quá trình xây lắp điện bao gồm

Khi sử dụng thiết bị ngoại nhập có đặc tính kỹ thuật của thiết bị có điều gì không thống nhất với chỉ dẫn ở tài liệu này , phải căn cứ vào catalogue của nhà chế tạo , lập phương án kiểm tra và thông qua tư vấn đảm bảo chất lượng trình Chủ nhiệm dự án duyệt. Nếu có những điều không thoả thuận được giữa cơ quan kiểm định và cơ quan thiết kế , cán bộ tư vấn đảm bảo chất lượng cần xin ý kiến của chủ nhiệm dự án và giúp chủ đầu tư tổ chức những cuộc họp cần thiết để tư vấn cho chủ đầu tư quyết định cuối cùng.

Công tác chuẩn bị thi công công tác xây lắp điện : .1 Kiểm tra hồ sơ và tài liệu

Khi thật cần thiết phải tháo máy để kiểm tra thì phải lập biên bản có sự chứng kiến của bên giao hàng , nhà thầu và tư vấn đảm bảo chất lượng sau khi chủ nhiệm dự án cho phép , phải theo đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo , và nhất thiết phải lập văn bản. * Trước khi lắp các thiết bị điện , bên giao thầu phải giao cho nhà thầu các biên bản nghiệm thu của các phần việc đã tiến hành trước như biên bản nghiệm thu việc lắp đặt ống , biên bản nghiệm thu cách nối ống , biên bản nghiệm thu các công tác chống thấm.

KIỂM TRA VIỆC LẮP ĐẶT CÁC THIẾT TRÍ PHÂN PHỐI VÀ TRẠM BIẾN ÁP

Các máy biến áp điện lực

Khi kiểm tra, nếu thấy gioăng ở nắp máy bị hỏng, cho phép thay các gioăng ở nắp máy và bộ chuyển động của bộ đổi nấc điện áp bị hỏng, bằng những gioăng có cùng chiều dầy với gioăng của nhà chế tạo. Việc có phải sấy máy hay không, phải căn cứ vào quy định của nhà chế tạo và tiêu chuẩn cách điện của máy biến áp và phải lập thành biên bản có đại diện cơ quan lắp và giao thầu tham gia.

Các thiết bị chỉnh lưu

Việc tạo hình xem như kết thúc nếu ứng với phụ tải cực đại và bơm hút chân không thô đã cắt, trong vòng 3 giờ, áp suất trong vỏ chỉnh lưu thuỷ ngân từ 0,1 micrô cột thuỷ ngân được nâng lên không quá áp suất cho phép khi khai thác là 0,5 micrô cột thuỷ ngân. Việc tạo hình bổ sung các van của chỉnh lưu thuỷ ngân kiểu hàn sẵn: Trong trường hợp chúng đã bảo quản từ lâu thì tiến hành như sau: đóng điện vào chỉnh lưu trong 2 giờ và cho mang tải bằng 50% dòng điện định mức với điện áp Anốt đã được giảm xuống từ 50 - 100 V.

Các bảng và tủ điện

Khi các thiết bị điện, các kẹp đầu dây và các dây dẫn điện điện áp 380/220V được bố trí trên các ngăn gần các trang thiết bị có điện áp dưới 220 V thì các bộ phận mang điện phải được bảo vệ để tránh trường hợp người vận hành hay thao tác vô ý chạm phải mà gây tai nạn. Mặt trong và mặt ngoài của tủ và các chi tiết bằng kim loại dùng để cố định các thiết bị, đồng hồ, thanh cái, dây dẫn và cáp không mạ kẽm hay mạ bằng kim loại, thì phải sơn một lớp sơn lót sau đó phải sơn phủ lên một lớp sơn dầu, sơn men mitơrô màu xám ( sơn không có vết đậm hay chảy ) muốn sơn mầu khác phải được sự đồng ý của cơ quan giao thầu.

Các mạch thứ cấp

Các kẹp đấu dây của mạch cắt hay mặt rơle tác động cắt đi qua không được đặt gần những kẹp đấu dây có cực tính hay pha khác tên của nguồn điện thao tác Giữa các kẹp đấu dây có cực tính hay tên pha khác nhau nên để 1 số kẹp trống ( không đấu dây vào ). Các dây dẫn của mạch thứ cấp được nối vào hàng kẹp đấu dây, các tiếp điểm của đồng hồ, thiết bị và bản thõn cỏc hàng kẹp đấu dõy đều phải cú ký hiệu bền chắc và rừ ràng ( bằng sơn, bằng mực sơn.. ) theo đúng chỉ dẫn của thiết kế.

Các dây điện thoại trên các bảng điện kế, điều khiển từ xa và thông tin liên lạc phải đặt thành chùm, việc nối dây điện thoại và nối chúng vào thiết bị cho phép nối bằng  cách hàn.
Các dây điện thoại trên các bảng điện kế, điều khiển từ xa và thông tin liên lạc phải đặt thành chùm, việc nối dây điện thoại và nối chúng vào thiết bị cho phép nối bằng cách hàn.

Hệ thống ắc qui đặt cố định

(iv) Số lượng bình accu được phóng hoặc được nạp phải tăng dần lên, đối với bộ chuyển mạch truyền động bằng tay thì tăng số lượng bình bằng cách quay tay quay phóng hoặc tay quay nạp, theo chiều kim đồng hồ, còn đối với bộ chuyển mạnh kiểu phẳng có xec- vô-mốt-tơ thì khi tăng số bình thì thanh ngang di chuyển lên trên. Việc bố trí các thanh dẫn và phương pháp nối chúng vào tụ điện phải đảm bảo việc thanh tụ điện được thuận tiện trong quá trình khai thác, muốn vậy các tụ điện phải được nối vào thanh cái chung của bộ tụ theo kiểu phân nhánh bằng các đầu nối kiểu chốt cắm.

(ii) Khi rót chất điện phân vào accu mức đổ chất điện phân theo bảng II-6.
(ii) Khi rót chất điện phân vào accu mức đổ chất điện phân theo bảng II-6.

CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN LỰC

Thông gió bôi trơn

Các bảng điều chỉnh (hộp điều khiển) hay các công tắc tơ nên đặt các ống kết cấu với vòng đệm cao su dầy 4 - 5 mm ở giữa đế của thiết bị và kết cấu. Các động cơ điện, thiết bị điều khiển và điện trở khi đặt ngoài trời phải được che mưa, theo đúng thiết kế. Khi lắp các bộ khống chế và điều khiển phải tuân theo các yêu cầu sau:. a) Khoảng cách giữa các bộ khống chế phải theo đúng thiết kế, và phải bảo đảm cách nhau 100 mm và phải đảm bảo việc kiểm tra hay sửa chữa được thuận lợi. c) Chiều chuyển động của tay điều khiển và vô lăng phải phù hợp với chiều chuyển động của cần trục, xe rùa và cáp. Khi lắp các hộp điện trở phải theo đúng các qui định sau:. a) Khi số hộp đặt chồng lên nhau quá 2 hộp, phải cố định cả phía trên để tránh chấn động. b) Các hộp điện trở phải được bố trí và rào chắn sao cho có thể loại trừ được khả năng người vô lý chạm phải trong lúc làm việc. c) Các phần tử điện trở phải bố trí theo mặt phẳng đứng và mặt phẳng này nên trùng với hướng chuyển động của cần trục máy trục. Khi đặt các tiếp điểm cuối hành trình và các thước cắt phải theo đúng các yêu cầu sau:. a) Khi cần gạt đạt được góc quay quy định thì tiếp điểm cuối hành trình phải cắt ngay mạch điều khiển động cơ điện tương ứng và khi cần gạt đã quay về vị trí ban đầu thì phải phục hồi mạch đó. b) Các tiếp điểm cuối hành trình hay các hạn chế hành trình của cơ cấu nâng phải đặt sao cho móc cáp của máy trục ngừng lại cách vị trí giới hạn trên cùng ít nhất là 200 mm. c) Các bulông cố định tiếp điểm cuối hành trình phải có đai ốc hãm. Chiều dài và vị trí thước cắt của tiếp điểm cuối hành trình phải đảm bảo cho cần trục hay xe rùa đang di chuyển phải ngừng lại cách trục hãm giới hạn ít nhất là 200 mm. Khi đó thước cắt phải hoàn toàn loại trừ được khả năng tiếp điểm cuối hành trình quay về vị trí ban đầu, ngay cả trong trường hợp cần trục hay xe rùa tiếp tục di chuyển cho đến lúc đụng phải trụ đỡ giơí hạn. Chiều rộng thước cắt cũng phải tính đến khả năng cần trục xe rùa bị lệch ngang. Khoảng cách theo hướng thẳng đứng giữa thước cắt với đường tim của cần gạt, không được lệch quá 6 2% so với kích thước thiết kế. Thước cắt và kết cấu của nó phải có khả năng điều chỉnh được. Sau khi lắp thước xong, phải dùng bulông hãm để cố định chắc chắn. Các thước cắt để hạn chế hành trình của 2 máy trục kề cạnh nhau, phải đảm bảo các máy trục ngừng hẳn khi còn cách nhau 0,4 m. Khi đó các thước cắt phải đảm bảo điều kiện đã nêu trên, không để cho tiếp điểm cuối hàng trình quay về vị trí ban đầu. Các tiếp điểm, các bulông chắn và lò so dùng để đưa các công tắc sự cố và công tắc kiểu lưỡi dao trở lại vị trí ban đầu, phải được hiệu chỉnh theo đúng hướng dẫn của nhà chế tạo. Để tránh làm hư hỏng sự tiếp xúc giữa các phiến của bộ chỉnh lưu bán dẫn đặt bộ chỉnh lưu trên đệm đàn hồi. Các thiết bị hãm cần phải:. Làm việc nhanh dứt khoát, không bị va đập. Các bu lông cố định nam châm, phải có đai ốc hãm. Ghi chú: Việc lắp ráp và hiệu chỉnh các bộ phận cơ khí của phanh phải do đơn vị lắp ráp cơ khí làm. Các dây hoặc thanh tơrôlây. Các dây tơrôlây đặt dọc dầm cần trục phải đảm bảo để người vô ý không chạm vào khi đứng ở sàn cần trục, ở buồng điều khiển và sàn nghỉ; hoặc được phải rào chắn theo đúng thiết kế. Lưới chắn giữa dây tơrôlây chính và buồng điều khiển cần trục phải có chiều rộng như cần trục. Khoảng hở giữa các bộ phận mạng điện của dây tơrôlây với nhau và giữa các bộ phận mang điện và các kết cấu không cách điện với đất phải đạt ít nhất là 500 mm. Các hộp cầu dao cung cấp điện cho các dây tơrôlây ở phân xưởng và cầu dao của các đoạn dây tơrôlây dùng để chữa cần trục phải có các tiếp điểm nhìn thấy khi chúng ở vị trí cắt, cần điều khiển cầu dao phải có cơ cấu khoá, ở vị trí cắt và phải có các chỉ thị vị trí “đóng” “cắt”. Các thanh tơrôlây lắp cứng. Các thanh tơrôlây phải được nắn thẳng, chúng phải được cố định chắc để loại trừ khả năng xê dịch theo phương hướng thẳng góc với đường tim của thanh. Trên toàn bộ chiều dài của chúng, các thanh tơrôlây không được lệch khỏi đường tim chính của chúng quá ± 10 mm theo mặt ngang và ± 20 mm theo mặt phẳng đứng. Việc đặt các bù dãn nở nhiệt phải làm theo các điều kiện sau:. a) Khe hở giữa các đầu thanh ở chỗ khe co dãn của nhà phải đảm bảo cho má nhận điện có thể trượt qua được dễ dàng và tự do. Mép của mặt tiếp xúc của thanh ở chỗ khe hở phải được dũa tròn nhẵn. b) Điểm chính giữa mỗi thanh trong hai cái bù dãn nở phải được cố định chặt. Ký hiệu được ghi trên các biển báo nhỏ bằng nhựa, gỗ, phíp, các tông (cấm dùng bằng kim loại) và được buộc vào dây gai (cấm dùng dây thép) cũng có thể dùng ống ghen bằng nhựa trong, lồng vào đầu dây để ghi ký hiệu. Thiết bị khởi động điểu chỉnh và bảo vệ, đều phải có ký hiệu theo đúng các yêu cầu ở điều nêu trên. Các hệ thống thanh dẫn cỡ lớn. Các qui định trong mục này dụng để lắp hệ thống thanh dẫn đặt hở cỡ lớn có nhiều thanh trong 1 pha hay trong 1 cực ở các phân xưởng điện phân, lò điện, hàn điện và ở các trạm biến đổi điện, mục này bổ sung cho các qui định chủ yếu về hệ thống thanh dẫn đã trình bầy ở chương II “các thiết bị phân phối và trạm biến áp”. Vật liệu cách điện của dây dẫn phải phù hợp với điều kiện của môi trường xung quanh, nghĩa là phải chịu được tác động về hoá, về nhiệt và về cơ học. Trong các buồng máy biến áp lò điện, để cách điện các dây dẫn của phía thứ cấp, có thể dùng các kẹp gỗ khô tẩm dầu sơn hay parafin. Khi thiết kế và lắp hệ thống thanh dẫn một pha cỡ lớn phải tránh tạo nên những mạch vòng kín bằng vật liệu dẫn từ bao quanh thanh dẫn. Dây dẫn ở các gian nhà sản xuất phải được phân biệt bằng cách quét các vạch sơn mầu thích hợp cách 100 mm ở chỗ dây dẫn đi vào hay đi ra khỏi nhà và ở cả 2 phía của cái bù dãn nở nhiệt. Thanh dẫn ở trạm đổi điện, cho phép sơn kín hay sơn thành từng vạch trên toàn bộ chiều dài. Mầu sơn như đã qui định chung. Các bộ phận bằng kim loại để cố định thanh dẫn, giá đỡ thanh dẫn, các tấm kẹp .v.v.) đều phải sơn.

CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN CHIẾU SÁNG

Yêu cầu chung

Quy định này không qui định cho các đồ dùng di động và đèn bàn (vì chúng được nối vào lưới điện bằng phích cắm). Với trung tính nối đất, thì thân đèn chiếu sáng nối đất được thực hiện như sau:. - Khi dây đẫn đặt nổi thì dây nối đất của đèn với dây trung tính phải là dây mềm và điểm nối đất ở trụ đỡ cố định gần đèn nhất. - Khi dây dẫn bọc cách điện nằm trong ống thép lắp vào thân đèn lại một chi tiết chuyên dùng thì thân đèn được nối dây trung tính tại ngay đèn. Không được làm hư hỏng dây dẫn ở chỗ luồn vào đèn và các tiếp điểm của đui đèn không được ở trạng thái chịu lực cơ học. Cấm nối dây đãn bên trong giá đỡ hay trong ống dùng để lắp đặt đèn. Dây dẫn bọc chì phải được cố định chắc chắn trên tường hoặc giá đỡ. Cần treo đèn nếu dùng ống thép thì phải có chiều dầy thích hợp để chịu lực cơ học và phải được cố định chắc chắn vào giá đỡ đèn. Dây dẫn cung cấp điện cho các đèn chiếu sáng công cộng phải dùng dây mềm ruột đồng với mặt cắt 0,4 mm 2 cho đèn trong nhà và 1 mm2 cho đèn ngoài trời. Dây dẫn cung cấp điện cho các thiết bị chiếu sáng phải có cách điện chịu được điện áp xoay chiều 500 vôn và điện áp 1 chiều 1000 vôn. Dây cung cấp điện cho thiết bị chiếu sáng cục bộ phải dùng hai dây mềm ruột đồng, mặt cắt nhỏ nhất là 1 mm2 khi đèn đặt trên kết cấu cố định. Đồng thời phải tuân theo các yêu cầu sau:. a) Các dây dẫn phải đặt trong gía đỡ hoặc có biện pháp bảo vệ dây không bị hư hỏng do lực tác dụng cơ học. b) Dây dẫn ở bên trong các bộ phận có bản lề không được bị căng hoặc xoắn. c) Các lỗ để luồn dây dẫn vào trong các giá đỡ phải có đường kính tối thiểu là 8mm, chỉ cho phép móp méo cục bộ còn lại là 6 mm. Tại những chỗ luồn dây vào phải dùng các ống ghen cách điện. d) Các kết cấu di động của thiết bị chiếu sáng phải loại trừ khả năng làm thiết bị chiếu sáng xê dịch hoặc đu đưa. Ở những nơi để các vật dễ cháy, nổ, nguy hiểm ( kể cả trong nhà và ngoài trời) thì phải loại trừ khả năng ngưòi vô ý chạm vào dây dẫn, đui đèn, và bóng đèn.

Các bảng điện phân phối

Các lỗ để luồn dây dẫn vào các hộp thép (tủ) và các ngăn tủ bằng vật liệu dẫn điện phải có các ống ghen điện. Khi trên cùng một bảng có nhiều loại điện khác nhau thì phải có các ký hiệu rừ ràng và sơn mầu phõn biệt cho từng loại điện.

Các bảng điện phải đánh ký hiệu chỉ rõ: Số hiệu, công dụng của bảng và số hiệu của từng lò ra
Các bảng điện phải đánh ký hiệu chỉ rõ: Số hiệu, công dụng của bảng và số hiệu của từng lò ra

HỆ THỐNG NỐI ĐẤT

    Các đường ray, dầm cầu trục được dùng làm dây nối đất các thiết bị điện của máy trục trong nhà hoặc ngoài trời ( trừ các gian nhà dễ nổ ) đều phải được nối chắc chắn với hệ thống nối đất ở 2 chỗ ở các chỗ giáp nối của các ray, dầm cầu trục phải dùng cầu nối mềm hàn ốp vào để bảo đảm cho mạch điện được liên thông. Vỏ kim loại của ống luồn dây, vỏ chì của cáp phải được nối đất với các tủ nhóm, tủ cung cấp hay tủ phân phối bằng dây đồng bện nhiều sợi mặt cắt bằng 1.5 - 2.5mm hay bằng côliê thép phải được kẹp chặt và vỏ nối đất và phải hàn ốp vào vỏ.

    Bảng VI-2.
    Bảng VI-2.

    CÁCH ĐẶT DÂY DẪN ĐIỆN

    Yêu cầu chung

    Cách sơn và đánh dấu. Ở chỗ các dây nối đất chui vào nhà phải có các dấu hiệu để dễ phân biệt. Các dây nối đất đặt hở, các kết cấu, dây dẫn và thanh sắt dẹt của lưới nối đất đều phải sơn mầu đen trừ các dây trung tính. Các dây nối đất đặt hở được phép sơn mầu khác cho phù hợp với mầu trang trí tường nhà, nhưng ở các chỗ nối và chỗ rẽ nhánh của chúng phải kẻ ít nhất 2 sọc mầu đen cách nhau 150mm. Trước khi lắp đặt các dây trần nối đất đặt hở và chi tiết cố định chúng phải được đánh sạch và sơn hết mọi mặt. Còn chỗ nối thì sơn sau khi hàn xong các mối nối. Trong các gian ẩm ướt và có các khí ăn mòn phải sơn bằng loại sơn chịu được tác động hoá học. Ở chỗ dùng để nối với dây nối đất lưu động phải đánh dấu bằng sơn viết lên tường và kẻ chữ nối đất, ký hiệu nối đất. Không nên sơn các vật nối đất và các dây nối đất chôn dưới đất sau khi nghiệm thu các mối hàn đều phải quét bitum khắp mọi mặt. Ở chỗ dây dẫn chui ra khỏi hộp, máng, ống cứng và ống lồng mềm bằng kim loại đều phải được bảo vệ để tránh hư hỏng. Ở những chỗ dây dẫn giao chéo với các mối nối co dãn phải có vật bù trừ co dãn. Không quy định độ cao lắp đặt cách nền nhà hoặc sàn nhà cho dây dẫn cách điện được bảo vệ, dây dẫn luồn trong các ống thép và các ống lồng mềm bằng kim loại, cáp mềm làm việc trong điều kiện nặng. Ở những chỗ dây dẫn và cáp có thể bị hư hỏng do cơ học thì phải được bảo vệ thêm. Các ống cách điện có vỏ kim loại, các ống giấy để bảo vệ dây dẫn điện, các cáp và ống lồng mềm bằng kim loại cần phải cố định vào các mặt đỡ. Khi đặt song song với các đường ống thì khoảng cách từ dây dẫn và cáp đến đường ống ít nhất là 100 mm và phải cáh các đường ống nhiên liệu lỏng và khí ít nhất là 250 mm. Khi đặt gần các ống có nhiệt độ cao thì dây dẫn và cáp phải được bảo vệ chống tác hại do nóng hoặc phải dùng doại dây dẫn và cáp thích hợp. Trong các hộp và máng, dây dẫn và dây cáp phải đặt cách nhau một khoảng là 5mm thành từng dây. Cho phép đặt dây dẫn nói trên thành từng bó không quá 12 giây và các bộ phải cách nhau ít nhất là 20 mm. Khi đó các bó dây dẫn phải được cố định chặt bằng các vòng kẹp, vòng đai v.v). Trong các cấu kiện đúc sẵn thành tấm lớn và các khối lớn của các công trình nhà cửa được sản xuất ở nhà máy, công trường thì cần làm sẵn các rãnh để đặt dây dẫn điện, các hốc để đặt công tắc, ổ cắm, các hộp phân nhánh và các bóng điện phù hợp với bản vẽ thiết kế các cấu kiện đó.

    Đặt dây dẫn điện lên các vật đỡ cách điện (các puli, các cách điện, các kẹp dây

    Khi dây dẫn cách điện loại không được bảo vệ giao chéo nhau mà khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn trị số bảng VI - 2 thì dây cáp có mặt cắt lớn hơn phải luồn trong ống cách điện và phải được cố định chắc chắn. Khi dây dẫn cách điện giao chéo với đường ống thì khoảng cách giữa chúng ít nhất phải là 50 mm đối với các ống dẫn nhiên liệu lỏng hay khi thì khoảng cách ít nhất phải là 100 mm hoặc dây dẫn phải luồn trong ống cách điện hay ống thép đặt trong rãnh.

    Bảng VII-2
    Bảng VII-2

    Dây dẫn đặt treo

    Khi dây dẫn cách điện loại không bảo vệ xuyên qua từ gian nhà khô ráo này sang nhà khô ráo khác, cho phép tất cả các dây dẫn có cách điện của cùng 1 đường dây luồn chung trong 1 ống cách điện. Trong các trường hợp khác (từ nơi khô ráo vào nơi ẩm ướt v.v..) từ mỗi dây phải luồn trong một ống cách điện riêng, khi dây dẫn đi vào nơi ẩm ướt có nhiệt độ, độ ẩm v.v.. khác nhau thì cả 2 phía đều phải trát kín bằng nhựa cách điện. Khi dây dẫn chui từ gian khô ráo sang gian ẩm ướt hoặc chui ra ngoài trời mà phải nối dây thì chỗ nối phải đặt ở phía khô ráo. Dây dẫn cách điện và cáp đi xuyên từ tầng này sang tầng khác của nhà phải luồn qua ống hoặc lỗ chữa sẵn trên cấu kiện. Cấm dùng dây bện xuyên qua sàn nhà giữa 2 tầng. Khi dây dẫn xuyên qua sàn nhà giữa tầng cho phép luồn trong ống cách điện đặt dưới lớp vừa trát của tường. Các ống cách điện phải đặt liên tục có ống lót và phải đặt tới mép ngoài. Đối với loại dây bện có 2 hoặc 3 ruột chỉ đi vòng trong các gian nhà khô ráo nếu có gặp chướng ngại thì cho phép luồn chung trong 1 ống cách điện không cần tở ra. Bán kính uốn của dây dẫn một ruột cách điện loại không có bảo vệ ít nhất phải bằng 3 lần đường kính ngoài của dây dẫn. a) Phụ kiện néo dây đặt trong hộp chế tạo từ thép tấm dây ít nhất là 3mm, các mép chỗ lồng dây và phụ kiện néo phải được dũa trơn để không làm hỏng và cứa đứt cáp treo. b) Dây dẫn kéo qua lỗ hộp phân nhánh bằng kim loại phải luồn trong ống lát cách điện liên tục hoặc phải quấn băng dính từ 3 - 4 lớp.

    Đặt dây dẫn loại được bảo vệ và cáp cách điện bằng cao su

    Yêu cầu này không áp dụng cho các ruột dây dẫn và cáp đi vào trong hộp có ống luồn dây của máy điện hoặc khí cụ điện kiếu kín, kiểu chống bụi hoặc kiểu chống nước. Nếu vỏ kim loại của cáp và của dây dẫn cũng như các hộp kim loại cần phải nối đất thì nối chung với dây trung tính nối đất và phải bảo đảm tính chất liên tục về điện trên toàn bộ tuyến dây.

    Đặt hở và đặt ngầm dây dẫn điện

    Các dây dẹt có cách điện bằng chất dẻo không chịu được ánh sáng (trong suốt - mầu vàng nâu) chỉ cho phép đặt ngầm. Khi đặt ngầm dây dẫn dẹt phải lựa chọn tuyến như sau:. Các ổ cắm điện lên đặt thành hàng ngang. b) Khi kéo đến các đèn chiếu sáng, các công tắc và ổ cắm phải đặt dâ theo chiều thẳng đứng. Trong các nhà lắp ghép tấm lớn, cho phép kéo theo rãnh có sẵn. c) Khi đặt dây treo trần (trong lớp vữa, trong các khe, trong lớp rỗng của tấm sàn) nên kéo theo khoảng cách ngắn nhất giữa hộp phân nhánh và đèn chiếu sáng. Khi kéo dây dẫn giao chéo với các đường ống dẫn nhiên liệu lỏng hay khi phải đặt dây cách đường ống 100 mm, hoặc luồn dây trong ống cách điện hoặc trong rãnh. Khi dây dẫn giao chéo hoặc đi song song với các đường ống có nhiệt độ cao thì dây dẫn phải có bảo vệ cách nhiệt. Khi dây dẫn đặt hở song song với đương ống thì khoảng cách giữa dây và ống phải trên 100 mm và đôí với ống dẫn chất lỏng, nóng thì ít nhất là 250 mm. Cần tránh đặt dây dẫn dẹt giao chéo với nhau. Nếu thật cần thiết phải giao chéo thì tại đó phải cuốn tăng cường 3 đến 4 lớp băng nhựa dính hoặc băng cao su. Khi dùng dây dẫn dẹt 3 ruột trong lưới điện chiếu sáng thì dùng các ruột ngoài cùng làm dây pha còn ruột giữa làm dây trung tính. Khi cần phải uốn cong các dây dẫn dẹt tới góc lượng 90o trên mặt tường và trần nhà phải theo một trong 3 phương pháp sau:. a) Nếu uốn dây theo bề dẹt một góc 90o thì không cần phải rạch giải bằng cách ly, không được để dượt này giáp với ruột kia. b) Muốn uốn theo cạnh thì phải rạch giải bằng cách ly dọc theo dây và một ruột được uốn vòng vào phía trong. c) Nếu dây dẫn không có giải băng cách ly được uốn theo cạnh với g bán kính uốn đảm bảo không làm gẫy cách điện chỗ uốn. Việc nối ống với nhau ở trong gian khô ráo có bụi (trừ các gian dễ nổ, dễ cháy hay các gian dầu, nước hoặc nhũ tuơng có thể lọt vào ống) cho phép dùng ống bọc, măng sông không cần chèn kín chỗ nối dây ở những nơi dẫn nước hoặc nhũ tương có thể chui vào ống và ở các thiết trí điện ngoài trời đều phải dùng loại măng sông có ren rãnh với đệm kín ở chỗ nối, ở các gian có bụi, chỗ nối ống phải chèn để chống bụi. Trong mọi trường hợp đặt ống ngầm và đặt trong bê tông, bắt buộc phải nối ống bằng măng sông có ren và chèn kín chỗ nối. Chất lượng phần ren ở răng đầu ống thép phải đảm bảo việc vặn măng sông một cách bình thường. Măng sông phải vặn chặt một trong hai đầu ống với nhau. Chiều dài đoạn ren phải bằng chiều dài măng sông cộng với chiều dầy đai ốc hãm. Các đầu ống phải tẩy sạch ba via và gờ sắc. Trước khi kép dây trong ống thì ở đầu ống phải có ống lót để tránh hư hỏng dây. Khi lắp ống vào hộp, tủ, khí cụ điện, và thiết trí điện phải dùng một trong các biện pháp sau để đảm bảo cho ống tiếp xúc tốt về điện với chúng. a) Xiết chặt các đai ống và có mặt nhám vào mỗi phía thành tủ hoặc khí cụ điện cho phép thay đai ốc có mặt nhám bằng đai ốc hãm nhưng phải hàn vào tủ, hộp và ống ở 1,2 điểm hoặc trước đó phải đánh sạch gỉ chỗ tiếp xúc giữa đai ốc và tủ. b) Dùng măng sông có ren để vặn chặt ống với đoạn ống thò ra của tủ, ngoài ra còn có thể dùng ống hoặc ống nối đã nêu ở điều VI - 127. Các ống nối măng sông trên phải hàn vào ống và đoạn ống thò ra từ tủ ở 2 điểm mỗi phía. d) Ở những chỗ không cần chèn kín, cho phép đưa ống vào hộp hoặc khí cụ mà không cần dùng đai ốc để cố định, nhưng phải dùng cầu nối kim loại có đủ độ dẫn điện để nối ống với hộp hoặc khí cụ. phải được sơn chống rỉ. nếu không đưa được đầu ống vào trong hộp khí cụ v.v.. phải dùng nhựa cách điện chèn kín giữa ống và dây. Dây dẫn đặt trong ống thẳng đứng phải được cố định chắc chắn. Khoảng cách giữa các điểm cố định dây không được lớn hơn:. Để cố định dây với ống, phải được thực hiện như sau:. a) Dùng kẹp dây hay kẹp đầu dây kẹp chặt vào đầu ống. b) Dùng kẹp dây hay kẹp đầu dây trong các hộp trung gian, kẹp dây và kẹp đầu dây phải bằng vật liệu cách điện, hoặc ở chỗ bắt cố định phải lót thêm cách điện. Tất cả moi dây trong cùng một mạch xoay chiều, kể cả dây trung tính phải đặt trung trong một ống. Trong mạch xoay chiều, cho phép đặt các dây dẫn của cùng một pha chung trong một ống thép nếu chúng được bảo vệ để dòng điện danh định không vượt quá 25A. Sử dụng ống thép mỏng thành:. Loại ống thép này chỉ dùng được ở những nơi do thiết kế quy định. a) Đặt hở, không cần chèn kín chỗ nối ống và ống đưa ống vào hộp đối với những gian khô ráo, bình thường. b) Đặt hở và đặt ngầm có chèn kín chỗ ống nối và chỗ đưa ống vào hộp đặt trong tường, sàn, trong lớp vữa chèn hay lớp lót của sàn, trong móng và trong các kết cấu xây dựng khác của công trình đối với các gian bình thường, ẩm, nóng, bụi dễ cháy, riêng đối với những gian bình thường cho phép đặt trong đất. Không cho phép dùng loại ống này ở:. a) Các gian ẩm hoặc đặc biệt ẩm. b) Các gian dễ nổ, gian cóhoá chất ăn mòn. c) Thiết trí điện ngoài trời. d) Chôn dưói đất ngoài trời.

    Bảng VII- 4.
    Bảng VII- 4.

    CÁC ĐƯỜNG CÁP NGẦM

    Đặt cáp trong rãnh

    Không được đặt cáp trong các vùng đất có ăn mòn hoá chất (* đất có muối, đầm lầy, đất bồi, có xỉ, rác rưởi v.v. ) và có dòng điện tải. Nếu khi thật cần thiết thì phải dùng loại cáp có vỏ chì hay vỏ nhôm bọc chất dẻo bảo vệ. Trường hợp không có lớp chất dẻo bảo vệ thì phải đặt cáp trong ống cách điện. Phải đặt cáp theo đúng tuyến thiết kế quy định tại chỗ giao chéo nhau quan trọng phải có cọc đánh dấu. Khi làm xong phải có bản vẽ hoàn công. Còn khi vượt qua đường phố hoặc quảng trường là 1 m. Trong phạm vi 5 m trước khi dẫn vào nhà cho phép độ sâu chòn cáp còn 0,5 m, ở chỗ giao chéo cũng được thực hiện như trên nhưng cáp phải được luôn vào trong ống. Khi đặt cáp dọc theo nhà thì khoảng cách từ cáp tới móng nhà phải là 0,6m. Khi đặt các đường cáp song song với nhau thì khoảng cách giẵ hai cáp phải là:. a) Với cáp kiểm tra không quy định. c) Đối với cáp điện lực nối với nhau, cáp điện lực với cáp thông tin là 500 mm. Khi tuyến cáp giao chéo với đường ống, kể cả đường ống dầu và khí đốt khoảng cách ít nhất giữa chúng phải là 0,5 m khoảng cách trên còn 0,25 m nếu cáp luồn trong ống ở chỗ giao chéo ( mỗi phía ra 1 m ). Khi tuyến cáp giao chéo với đường ống dẫn nhiệt thì khoảng cách tới vậtche đậyđường ống dẫn nhiệt ít nhất phải là 0,5 m. Khi có đường ống dẫn nhiệt phải cách nhiệt trên đoạn giao chéo cộng thêm 2 m về mỗi phía và đảm bảo sao nhiệt độ của đất chỗ ấy không tăng thêm 100C so với nhiệt độ cao nhất mùa hè và 150C vào mùa đông. Nếu điều kiện về nhiệt độ trên không đảm bảo được thì thực hiện các biện pháp sau:. Dùng cáp có mặt cắt lớn hơn:. Cho cáp vào ống và chôn xuống dưới đường ống dẫn nhiệt ít nhất là 0,5 m. Lúc đó phải đặt ống sao cho khi cầnthay cáp không cần phải đào đất. Khi tuyến cáp đi song song với đường ống dẫn nhiệt thì khoảng cách giữa chúng ít nhất phải là 2m hoặc là trên đường ống dẫ nhiệt phải được cách nhiệt trên toàn bộ đoạn đi gần cáp để đảm baỏ đất ở đó không tăng quá 100C vào bất kỳ thời gian nào trong năm. 8.4- Đặt cáp trong đường ống, mương và trong các gian sản xuất. Đặt cáp trong đường cống, mương cũng như các gian sản xuất không được dùng loại gỗ có vỏ gai bọc ngoài. Trừ trường hợp cho phép đặt loại cáp đó ở các gian ẩm ướt, đặc biệt ẩm ướt và có môi trường ăn mòn hoá học vỏ kim loại của cáp. Thông thường trên các đoạn thẳng đặt ngang của các khoảng cách của các giá đỡ cáp phải là 0,8 đến 1 m hoặc theo quy định của thiết kế đối với mọi loại cáp. Nếu cáp không có đai thép dù là vỏ nhôm hay chì, chỗ đặt lên giá phải có đệm lót mềm. Nếu cáp vỏ nhôm trần đi men theo tường gạch trát vừa hoặc tường bê tông thì phải có khoảng hở cách giữa tường và cáp. Trường hợp tường được sơn dầu thì cho phép cáp đi sát tường. Khi đặt cáp trong nền nhà hay trong sàn gác phải đặt cáp trong ống hay mương rãnh. Cấm chôn cáp trực tiếp trong các kết cấu xây dựng. Khi đặt cáp nên các nền hoặc kết cấu bằng gỗ, không có trát láng thì giữa cáp thì giữa cáp và nền phải có khoảng trống ít nhất là 50 mm. Trong các gian có tầng trần bằng gỗ, cáp không có đai thép phải đặt trong ống hoặc hộp bằng chất không cháy. Khi cáp xuyên qua tường sàn bằng gỗ, cáp phải đặt trong ống và đầu phải nhô ra mỗi bên ít nhất là 50 mm, giữa cáp và ống phải chèn chặt bằng vật liệu không cháy như bê tông, vữa v.v.. Nếu đoạn ống nhô ra khỏi mép tường hoặc mép sàn 100 mm trở lên thì không cần chèn, nhưng cáp không được gần tường dưới 50mm. Trong mương cáp thì cáp cũng không phải đặt trên giá đỡ nếu mương không sâu quá 0,5 m thì cho phép đặt cáp xuống đáy mương. b) Nếu hai bên thành đường cống đều có giá cáp, thì cáp kiểm tra và cáp điện lực dưới 1 KV nên đặt về một bên, còn bên kia đặt cáp trên 1 KV.

    Đặt cáp trong Blốc và ống

    Khoảng cách nằm ngang giữa hai giá khi đặt chúng thành 2 hàng ( giữa có lối đi lại ). Khoảng cách từ giá đến tường khi đặt 1. Khoảng cách giữa cáp kiểm tra và cáp. thông tin Không quy định. Ghi chú: Khoảng cách trên cũng được áp dụng cho cáp đặt trong hầm cáp. Cấm dùng cát để lấp các tuyến cáp điện lực đặt trong mương, trừ các gian dễ nổ. Việc đặt cáp trong đường cống, trong mương cũngnhư trong các gian khác phải đạt các yêu cầu sau:. a) Thông thường cáp kiểm tra phải đặt dưới cáp điện lực, riêng cáp điện lực dưới 1 KV cho phép đặt ngang hàng với cáp kiểm tra. Trong các nhà cấp B-Ia và B-IIa, đối với máy công suất lớn không có hộp đầu vào ( như động cơ có tốc độ chậm và độ phòng nổ cao ) thì có thể dùng phễu cáp hay hộp đấu cáp kiểu khô, đặt trong các hộp chống bụi đặt ở chỗ chỉ có nhân viên quản lý được phép đến. Ở các thiết trí ngoài trời cấp B-I, các ống thép luồn dây dẫn và cáp có quấn đai thép, đặt trên cầu nối đi chung với đường ống công nghệ khác, cho phép đặt trong những trường hợp sau:. 1) Về phía các ống công nghệ dẫn chất không cháy. 2) dưới các đường ống dẫn khí hoặc hơi nóng có tỷ trọng riêng bé hơn 0,8. Khi đặt hở cáp vỏ chì hoặc vỏ nhôm không có đai thép, hoặc có đai thép nhưng không có lớp bọc ngoài, các kết cấu cáp, hộp cáp, phễu cáp đều phải sơn. a) Sơn dầu hoặc nhựa- khi đặt trong nhà có môi trường bình thường. b) Dùng sơn chống tác động hoá học thích hợp - Khi đặt trong môi trường có tính ăn mòn nhôm, chì,,thép. c) bằng nhựa đường hoặc loại tương tự khi đặt ở ngoai nhà. Các hộp nối cáp và các kết cấu của cáp chèn trong đất hoặc đặt ở dưới nước phải quét nhựa đường hoặc bi tum nóng. Mỗi đường cáp điện từ 2 KV trở lên phải có số hiệu riêng hay tên gọi riêng. Nếu có đường cáp gồm nhiều cáp song song với nhau thì mỗi sợi cáp phải có cùng số hiệu như nhau, có thêm chữ A, B, C.. Những cỏp đặt hở và tất cả cỏc hộp cỏp, phễu cỏp, đều phải cú biển nhỏ ghi rừ: Điện ỏp, mặt cắt, só hiệu hay tên gọi. Riờng hộp nối và phễu thỡ phải ghi rừ: số hiệu ngày thỏng thi cụng, tờn người làm. Riêng tấm biển ở hộp đấu cáp cần phải có số hiệu, ký hiệu của các điểm đã kéo cáp đi và dẫn tới, biển phải chống được hư hỏng vì điều kiện môi trường xung quanh. Các biển hiệu của cáp đặt trong mương, trong cống dưới đất hoặc trong nhà, phải đặt ở chỗ cáp chuyển hướng ở cả hai phía chỗ cáp xuyên qua sàn, tường, chỗ cáp đi vào mương, ở các giếng cáp, trên hộp nối, phễu cáp v.v.. Các biển hiệu phải làm bằng vật liệu sau:. a) Bằng chất dẻo, nhôm, tôn có quét sơn nếu đặt trong nhà có cấu kiện bình thường. b) chất dẻo, nhôm hoặc tôn sơn kỹ nếu đặt trong nhà ẩm ướt hoặc ngoài trời. c) Bằng chất dẻo: Nếu đặt trong nhà có tính ăn mòn thép và khi đặt dưới đất.

    ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG ( ĐDK ) ĐIỆN ÁP TỚI 220 KV

    Lắp ráp dây dẫn và dây chống sét

    Dõy nhụm và dõy nhụm lừi thộp khi lắp rỏp vào khoỏ đỡ hoặc nộo (khoỏ bu lông hoặc khoá nêm) phải có tấm đệm lót bằng nhôm để bảo vệ, nếu là dây đồng phải có tấm đệm lót bằng đồng. Cố định dây dẫn vào cách điện đứng bằng cách dùng sợi dây dẫn quấn buộc theo sơ đồ công nghệ lắp đặt dây do thiết kế quy định. Đường kính sợi dây dẫn dùng để quấn bện cố định dây dẫn vào cách điện đứng phải tuân theo bảng VIII-6. Vật liệu dây và dây buộc Mặt cắt dây dẫn Đường kính sợi dâu buộc mm. Mã hiệu và mặt cắt dây dẫn và dây chống sét phải theo đúng thiết kế. Khi tiến hành nối dây dẫn phải thực hiện như sau:. a) Dây giằng của cột néo: Dùng khoá néo bulông, khoá nêm, khoá néo ép, đầu cót ép, pin hàn nhiệt. b) Trong khoảng cột: Bằng ống nối kiểu xoắn, kiểu ép khấc và ép toàn thân. Số hiệu ĐDK phải có ở hai cột đầu và cuối tuyến dây, ở những cột giao chéo với đường dây có cùng điện áp, đường sắt và đường ô tô từ cấp I-V và trên tất cả những cột chạy song song với ĐDK có khoảng cách trục tuyến nhỏ hơn 200 m.

    Các dạng sửa chữa dây dẫn hư hỏng phải tuân theo bảng VIII-7 sau đây: Số lượng sợi dây đứtSố sợi dây đứt hoặc thiếu
    Các dạng sửa chữa dây dẫn hư hỏng phải tuân theo bảng VIII-7 sau đây: Số lượng sợi dây đứtSố sợi dây đứt hoặc thiếu