MỤC LỤC
Theo những nghiên cứu của nhà tâm lí học P.Jiaget về cấu trúc của quá trình nhận thức thì trí tuệ của học sinh không bao giờ trống rỗng và nhận thức của con người ở bất cứ cấp độ nào đều thực hiện các thao tác trí tuệ thông qua hai hoạt động đồng hóa và điều ứng. Sự điều ứng xuất hiện khi người học vận dụng những kiến thức và kĩ năng quen thuộc để giải quyết tình huống mới nhưng đã không thành công và để giải quyết tình huống này người học phải thay đổi, điều chỉnh thậm chí phải loại bỏ những kiến thức và kinh nghiệm đã có. Như vậy, quá trình nhận thức của học sinh, về thực chất là quá trình học sinh xây dựng nên những kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt động đồng hóa và điều ứng các kiến thức và kĩ năng đã có để thích ứng với môi trường học tập mới.
Luận điểm này định hướng cho việc dạy học theo quan niệm kiến tạo, tránh việc để người học phát triển một cách quá tự do dẫn đến tình trạng hoặc là tri thức người học thu được trong quá trình học tập là quá lạc hậu, hoặc là quá xa vời với tri thức khoa học phổ thông.
Như vậy một lớp học mang tính kiến tạo phải được xem như một môi trường văn hóa ở đó người học không chỉ tham gia vào việc khám phá , phát minh mà còn tham gia vào cả quá trình xã hội gồm giải thích trao đổi, đánh giá. Mặt khác, mục đích của quá trình nhận thức của học sinh là quá trình tái tạo lại tri thức của cộng đồng; những hiểu biết của bản thân được lấy từ kho tàng tri thức nhân loại và được sàng lọc cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Kiến tạo cơ bản quan tâm đến sự chuyển hoá bên trong của cá nhân trong quá trình nhận thức, đồng thời coi trọng những kinh nghiệm của học sinh trong quá trình họ hình thành thế giới khoa học cho mình.
Kiến tạo cơ bản nhấn mạnh đến vai trò chủ động của người học, trong quá trình này chủ thể nhận thức phải suy nghĩ để loại bỏ những quan niệm cũ không còn phù hợp nữa và chọn một tri thức mới phù hợp với thế giới khách quan.
Kiến tạo cơ bản đề cao vai trò chủ động và tích cực của mỗi cá nhân trong quá trình nhận thức và cách thức cá nhân xây dựng tri thức cho bản thân. Như vậy kiến tạo cơ bản có ưu điểm là đã khẳng định vai trò chủ động của người học trong quá trình xây dựng tri thức cho bản thân trong quá trình học tập. Tuy nhiên,coi trọng quá mức vai trò của tác nhân nên người học đặt trong tình trạng cô lập với xã hội nên kiến thức mà họ xây dựng thiếu tính xã hội.
Học tập không phải là một quá trình diễn ra trong óc của con người, không phải là một sự phát triển thụ động về các hành vi của con người, mà còn được hình thành bởi các tác động bên ngoài.
Trong một lớp học trình độ nhận thức của các HS là khác nhau, nên trong phương pháp này các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV.Trong hoạt động này tư duy tích cực của HS phải được phát huy và rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. HS tự học có nghĩa là rèn luyện cho mình được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo ra cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp đôi.
Thông qua đánh giá, giáo viên thu được những thông tin phản hồi về kết quả học tập hoặc khả năng tiếp thu một vấn đề cụ thể, biết được những hạn chế, những sai lầm còn tồn tại ở HS, xác định mức độ phát triển của HS ở hiện tại và vùng phát triển gần nhất của HS.
- Tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của HS, HS tự tìm tòi và giải quyết vấn đề. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nổ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động. Bước 2: Cả lớp hoặc cá nhân học sinh nêu lên điều mà họ biết về chủ đề Bước 3: Các hoạt động tìm tòi.
Bước 6: Các cá nhân hoặc nhóm trình bày những hiểu biết và so sánh với những hiểu biết ban đầu.
- GV hoặc HS nêu ra vấn đề cần giải quyết mà dựa trên những kiến thức cũ HS không giải quyết được hoặc giải quyết được một phần: thông qua các hiện tượng trong thực tế, các thí nghiệm, bài tập, ,..làm xuất hiện mâu thuẫn trong nhận thức, những tình huống nghịch lý, tình huống bế tắc,. - Dưới sự hướng dẫn của GV, HS thảo luận và nhận xét các ý kiến thu nhận được, trên cơ sở đó đề ra giả thuyết hay mô hình rồi lại thảo luận để đưa ra giả thuyết, mô hình có tính chân thực nhất, và đề ra phương án kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó. - Dựa trên phương án đưa ra rồi kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết rồi đưa ra kết luận cuối cùng đó là kết quả của sự phân tích của cả lớp.
- Sau khi HS đưa ra kết luận cuối cùng GV sẽ là người trọng tài phân xử đúng sai về kiến thức trên hoặc giúp HS hoàn thiện các phát biểu, định nghĩa về kiến thức mới.
- GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề về lý thuyết cũng như thực tiễn qua đó giúp HS khắc sâu hơn kiến thức mới. - Điều khiển để các nhóm nhận thấy những quan niệm chưa đúng của mình thông qua kết quả kiểm tra giả thuyết và hình thành quan niệm chung cho cả lớp. Vận dụng - Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức mới để giải quyết, giải thích các sự vật hiện tượng có liên quan đến vấn đề học tập.
- Vận dụng kiến thức mới đúc kết được để giải thích, giải quyết các vấn đề GV nêu ra.
- GV (tác nhân): người hướng dẫn tổ chức cho HS tự tìm ra kiến thức thông qua quá trình vừa cá nhân hóa vừa xã hội hóa; người kích thích hoạt động của HS; người trọng tài cố vấn và kết luận làm cho kiến thức mà HS cùng với sự hợp tác với các bạn trở thành thật sự khách quan, khoa học. - HS ( chủ thể, trung tâm): tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình; kiến thức mà HS tự tìm ra mang tính chất cá nhân. Kiến thức do HS tự tìm ra bằng hoạt động tích cực, với sự hợp tác lẫn nhau và sự hướng dẫn của GV, sự tò mò khích lệ và khuấy động.
GV học cùng với HS, học từ HS và tiếp thụ dần những cách thức mới, phương pháp mới để thay dần những cái đã cũ không còn thích hợp.
Xây dựng các mô hình lý thuyết về Vật lý ( Model building) bằng cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ thu thập số liệu thực nghiệm, vẽ đồ thị về mối quan hệ về các đại lượng đo được trong thí nghiệm; đưa ra một mô hình để dự đoán tìm ra quy luật của mối quan hệ này; kiểm tra tính đúng đắn của mô hình một cách nhanh chóng và dễ dàng cho phù hợp với thực tiễn. Hỗ trợ trong việc nghiên cứu thực nghiệm thông qua phân tích xử lý các băng hình ghi quá trình Vật lý :: khi nghiên cứu các hiện tượng Vật lý theo con đường thực nghiệm có những hiện tượng xảy ra quá nhanh ,hiện tượng không thể tiến hành trong phòng thí nghiệm,…. - Hiện nay các thí nghiệm biễu diễn ở trường phổ thông nhiều dụng cụ đã không sử dụng được, khả năng tạo ra các thí nghiệm cho từng bài giảng của GV cũng rất khó nên việc ứng dụng CNTT để tạo ra các thí nghiệm ảo thay thế các thí nghiệm thật có hình ảnh sinh động sẽ giúp HS dễ dàng quan sát và tạo hứng thú trong giờ học.
Việc dạy học tương tác giữa người và máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho HS, cũng như dạy HS cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với GV và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của PPDH này làm hạn chế những nhược điểm của PPDH truyền thống.