MỤC LỤC
- Nghiên cứu hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình giải bài tập hoá học, từ đó hướng dẫn học sinh xây dựng tiến trình luận giải, làm cơ sở cho việc tìm kiếm lời giải một cách hiệu quả. - Xây dựng hệ thống biện pháp nhằm phát triển tư duy, rèn trí thông minh cho học sinh thông qua giải bài tập hoá học.
- Xây dựng hệ thống bài tập thuộc chương trình hoá học THPT có tác dụng phát triển tư duy, rèn trí thông minh. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng.
Tìm hiểu cách soạn và xây dựng hệ thống bài tập của một số giáo viên THPT.
Các bài tập mà tác giả chọn đều hay và sâu sắc nhưng đa phần là các bài quen thuộc, được đề cập trong các sách bài tập phổ thông và thường được giáo viên chọn để ra đề thi. Các đề thực nghiệm của tác giả đều có 2 phần là tự luận và trắc nghiệm, có chia theo từng cấp lớp (10, 11, 12) và theo nội dung chương trình nên ít nhiều chưa có tính tổng hợp cao.
Tư duy là một quá trình tâm lý mà nhờ đó con người phản ánh được cái đối tượng và hiện tượng của hiện thực thông qua những dấu hiệu bản chất của chúng, đồng thời con người vạch ra được những mối quan hệ khác nhau trong mỗi đối tượng, hiện tượng và giữa các đối tượng, hiện tượng với nhau [33]. - Tư duy khoa học: là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua hệ thống các thao tác tư duy trong đầu óc của người sử dụng tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn các yêu cầu của tư duy khoa học với sự giúp đỡ của một hệ thống công cụ tư duy khoa học nhằm xây dựng thành những tri thức khoa học mới dưới dạng khái niệm, phán đoán, suy luận mới hoặc giả thuyết, lý thuyết, lý luận khoa học mới, phản ánh các khách thể nhận thức một cách chính xác, đầy đủ, chân thật hơn.
Theo tác giả Lý Minh Tiên thì định nghĩa về trí thông minh được nhiều nhà nghiên cứu đề nghị là coi trí thông minh như một nhóm khả năng được biểu hiện và đánh giá qua điểm số mà những trắc nghiệm trí tuệ đo được. Nếu người học được tiếp nhận một phương pháp dạy học hiện đại, coi trọng sự phát triển của người học thì thông qua môn hoá học, học sinh được bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy, rèn trí thông minh, dần dần năng lực nhận thức được nâng cao, sự phối hợp các năng lực của bản thân cũng ngày càng linh hoạt, có nghĩa là phát triển được trí thông minh.
Muốn học sinh có tư duy phát triển thì ngay từ đầu phải xây dựng, cung cấp cho các em các công cụ giải toán hoá học cơ bản mà từ đó các em có thể vận dụng trong từng trường hợp cụ thể khác nhau. Khi dạy học bài mới có thể dùng bài tập để vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để chuyển tiếp từ phần này sang phần kia, để củng cố bài, để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
Bài tập định tính giúp học sinh phát triển năng lực quan sát (quan sát thí nghiệm, sơ đồ, hình vẽ, mô hình, cấu tạo của chất), rèn được các thao tác tư duy để chuẩn bị cho việc giải quyết các bài tập định lượng, gắn lý thuyết với thực tế (giải thích hiện tượng tự nhiên, tác hại của hoá chất với môi trường). Người giáo viên giỏi phải là người biết đưa ra bài tập chứa đựng các tình huống có vấn đề để kích thích sự ham mê học tập môn học, để học sinh giỏi bộc lộ các năng lực hiện có và mài giũa nó ngày một sắc bén hơn, học sinh khá và trung bình có cơ hội rèn các năng lực của bản thân để làm việc hiệu quả hơn.
Trong số 42 giáo viên được điều tra, chỉ có 03 giáo viên cho biết mục tiêu cao nhất của việc sử dụng bài tập là để rèn tư duy và phát triển trí thông minh (đạt 7,14%) và 01 giáo viên cho biết thêm quan điểm “Phát triển tư duy và rèn trí thông minh là tiêu chí của việc dạy học”. Để xây dựng được hệ thống bài tập mới mẻ, không rập khuôn thì cần phải thay đổi tư duy ra bài tập nhưng không có nghĩa là phủ nhận hệ thống bài tập hiện nay, chỉ có điều trong quá trình dạy học, người giáo viên phải sử dụng sáng tạo (có 80,95% giáo viên có cùng ý kiến).
Kết quả đánh giá mức độ phát triển tư duy của hệ thống bài tập Mức độ phát triển tư duy, rèn trí thông.
Vấn đề phát triển tư duy: Định nghĩa, tầm quan trọng, đặc điểm, phẩm chất của tư duy, tư duy khoa học, tư duy hoá học, dấu hiệu đánh giá sự phát triển tư duy. Tất cả các vấn đề trên là nền tảng cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên sự cần thiết phải thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ tốt cho thực tế giảng dạy và nâng việc phát triển tư duy lên một bước cao hơn.
Bài tập không nên ra theo kiểu chỉ cần tái hiện kiến thức là có thể giải quyết được (nếu có cũng rất ít) mà chủ yếu buộc học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy một cách thành thạo mới có thể giải quyết được. Ngay cả bài tập lý thuyết định tính cũng nên đòi hỏi cao ở người học về mặt kỹ năng và phương pháp.
Phương pháp trung bình được xây dựng dựa trên sự tương đồng về số lượng nguyên tử, công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, khối lượng phân tử, cách thức phản ứng,… Nhờ sự tương đồng đó mà có thể sử dụng các đại lượng trung bình (số nguyên tử trung bình, gốc hiđrocacbon trung bình, khối lượng mol trung bình, phân tử khối trung bình,…) để giải quyết vần đề một cách nhanh chóng, gọn gàng và chính xác. Cũng được xây dựng dựa trên sự tương đồng về sản phẩm phản ứng, phân tử khối,… để đưa hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất thành một hay hai chất và từ đó việc giải quyết bài toán trở nên nhẹ nhàng, ít sai sót và tất nhiên sẽ nhanh hơn cách giải thông thường.
Đưa thêm các bài tập đòi hỏi sự quan sát của học sinh như: quan sát đồ thị để rút ra điều kiện nhiệt độ, áp suất, nồng độ hợp lý khi sản xuất NH3, quan sát sơ đồ để cho biết việc áp dụng nguyên tắc chu trình kín, nguyên tắc ngược chiều trong sản xuất như thế nào; quan sát hình vẽ để kiểm tra kiến thức thực nghiệm. Năng lực hoá học của một học sinh được đánh giá qua nhiều mặt có thể kể đến là nắm vững kiến thức, kiến thức bền vững theo thời gian, khả năng tiếp thu lượng lớn thông tin, biết vận dụng kiến thức, sử dụng thành thạo các thao tác tư duy. Nhưng ở đây không phải là giải bài tập để có kết quả mà yêu cầu phải giải nhanh, hay, gọn, có nghĩa là buộc học sinh phải sử dụng thành thạo các phương pháp giải nhanh và quan trọng hơn cả là biết phối hợp các phương pháp với nhau để tạo ra cách giải tốt nhất.
Không chỉ dừng lại ở các bài tập mang tính lý thuyết, tính toán mà giáo viên còn phải làm cho bài toán ngày càng gắn liền thực tiễn từ cách hỏi, ứng dụng của các chất trong bài toán… Có như vậy việc học hoá với học sinh mới có ý nghĩa, học sinh biết mình đang học gì, liên quan gì đến cuộc sống và có thách thức gì cần phải phấn đấu, nỗ lực để giải quyết.
Giáo viên thực nghiệm dạy các lớp đối chứng theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, còn dạy các lớp thực nghiệm bằng hệ thống bài tập được sắp xếp theo trình tự rèn các thao tác tư duy và theo phương pháp giải nhanh bài tập hoá học. + Học sinh lớp đối chứng không thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng là do chỉ tư duy theo một hướng, một kiểu và phương pháp cứng nhắc - đó là theo sự mô tả của đề bài mà mò mẫm tìm kiếm phương trình hoá học, sau đó đặt ẩn số mà không hề phân tích, nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khác.