Xây dựng chiến lược kinh doanh của PVI Đông Đô trong bối cảnh kinh tế khó khăn

MỤC LỤC

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA PVI ĐÔNG ĐÔ ĐẾN NĂM 2015

Phân tích môi trường kinh doanh

Năm 2007, bắt nguồn từ vấn nạn nợ dưới chuẩn nhà ở tại Hoa Kỳ, khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra và nhanh chóng phản ánh tiêu cực lên các hệ thống tài chính quốc tế, trong đó có Việt Nam. Tuy thế, mầm mống “sốc” nội sinh bắt đầu xuất hiện ngay từ tháng 2/2007 khi các chỉ số tăng trưởng thị trường vốn và tiền tệ không thực sự phản ánh bản chất cải thiện năng lực của nền kinh tế. Bản thân các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cũng gặp khó khăn trong thanh khoản, liên tiếp phải nâng lãi suất huy động tiền gửi, thậm chí, có lúc tới gần 20%/năm.

Biên độ giao dịch tỷ giá hối đoái được nới rộng ra 2%, đồng thời mức tỷ giá chính thức cũng được điều chỉnh tăng nhằm đối phó với áp lực gia tăng tỷ giá xấp xỉ 20.000 VND/USD trên thị trường. Thị trường bảo hiểm chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, hàng loạt các dự án bị chậm tiến độ, các tài sản tham gia bảo hiểm bị giảm giá trị, nhu cầu bảo hiểm các nghành ,các nhà đầu tư nước ngoài và người dân giảm mạnh. Đặc biệt PVI Đông Đô thành lập năm 2007 vừa là doanh nghiệp còn non trẻ với năng lực tài chính có hạn lại đứng trước tình hinh suy thoái kinh tế toàn cầu là, ảnh hưởng đến mức tiêu dùng của người chúng phủ cũng như đại bộ phận người dân.Tuy vậy thị trường bảo hiểm Việt Nam là 1 trong những thị trường còn rất nhiều tiểm năng.

Những cơ hội T : Những nguy cơ

    Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Luật của quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 24/2000/QH ngày 9 tháng 12 năm 2000 đã quy định về sự ra đời của kinh doanh bảo hiểm. Cùng với các quy định về kinh doanh bảo hiểm là sự ra đời của Luật hàng hải, luật hàng không, luật đường bộ, luật giao thông đường thủy nội bộ, luật phòng cháy chữa cháy, bộ luật dân sự về quy định bảo hiểm bắt buộc đã tạo ra môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo sự lành mạnh của thị trường, bao gồm các quy định bảo vệ người tiêu dùng như hoàn thiện các quy định về nội dung và phương thức giao kết hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo tính an toàn của giao dịch cho cả người mua lẫn công ty bảo hiểm và các đối tượng liên quan (đại lý, môi giới bảo hiểm).

    Ngoài ra nhà nước cũng ban hành các đạo luật bãi bỏ các quy định mang tính bảo hộ các doanh nghiệp trong nước về địa bàn hoạt động, đối tượng khách hàng, các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc, tái bảo hiểm bắt buộc, hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép minh bạch, thận trọng thay thế cho cơ chế cấp phép theo từng trường hợp cụ thể. Bổ sung, sửa đổi một số quy định nhằm tăng khả năng giám sát tài chính của các công ty bảo hiểm bao gồm vốn pháp định, khả năng thanh toán, hoạt động tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục tiêu lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực tài chính, cam kết lâu dài đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Điều này có nghĩa là trước khi tung sản phẩm ra thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải đăng ký với cơ quan quản lý để được cấp phép và phê chuẩn kinh doanh nghiệp vụ đó, nhưng đó là sự công nhận mang tính nghiệp vụ kỹ thuật chứ không mang tính bảo hộ bản quyền.

    Thứ nhất, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, chính phủ nhiều nước cùng với DN bảo hiểm của họ cũng gây sức ép với Việt Nam để được hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là những DN bảo hiểm nước ngoài đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm và chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Khi tham gia WTO, việc trao đổi thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và các nước sẽ được đẩy mạnh, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được khơi thông là tiền đề quan trọng để làm tăng nhu cầu bảo hiểm và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng thị trường. Mặc dù hôi nhập nhưng có thể khẳng định thị trường bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam chủ yếu Bảo Việt nắm vững chưa hề có công ty bảo hiểm nước ngoài nào chen chân đầu tư vào thị trường này vì vậy là 1 trong những doanh nghiệp bảo hiểm trong nước thì bảo hiểm dầu khí nói chung và PVI Đông Đô nói riêng có nên tham gia vào thị trường này không?.

    Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hiện đang triển khai các dự án thăm dò khai thác dầu khí ra thị trường quốc tế ở một số khu vực như Algeria, Venezuela, Nga, Trung Đông…Theo đó, PVI Đông Đô cùng tổng công ty luôn theo sát các dự án này để tư vấn và thiết kế các chương trình bảo hiểm phù hợp. Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu doanh thu của PVI Đông Đô.Nắm bắt được xu thế phát triển, xây dựng của đất nước, từ nhiều năm, đồng thời với việc đào tạo lực lượng cán bộ có chiều sâu về nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật, PVI Đông Đô đã tiến hành xây dựng và thắt chặt quan hệ với các đối tác là chủ đầu tư lớn của đất nước như các tổng công ty điện, xi măng, công nghiệp tàu thuỷ… Với những hợp đồng vốn có, PVI Đông Đô những năm tới có nhiều kỳ vọng doanh thu sẽ còn tăng cao. Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm cộng đồng: bảo hiểm con người …Tuy chưa đạt được kết quả như kỳ vọng nhưng sau những nỗ lực vượt bậc, PVI Đông Đô không chỉ là một công ty thành viên thuộc tổng công ty mà còn là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được biết đến trong nước.

    Hằng năm, vào các dịp lễ, tết hay các dịp đặc biệt, PVI Đông Đô thực hiện các chính sách theo tổng công ty chỉ đạo: quan tâm chú ý thăm hỏi, động viên, tặng quà khách hàng… Đây là một trong những hoạt động thường xuyên của PVI Đông Đô nói riêng cũng như PVI nói chung nhằm tri ân khách hàng, tạo mối quan hệ ngày càng thân thiết và bền vững với các khách hàng hiện tại .Qua đó, công ty có thể thu hút thêm các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, quá trình hoạt động thực tế thời gian vừa qua cho thấy các Ban quản lý do mới thành lập nên cũng còn nhiểu vấn đề quản lý chưa tốt như chưa có những chiến lược kinh doanh làm nền tảng mà mới chỉ có kế hoạch trong từng năm cụ thể, chưa kịp thời chủ động phát hiện các thiếu xót của cơ sở để kiến nghị các biện pháp điều chỉnh phù hợp.Đặc biệt là phải đối mặt với suy thoái ngay thời kỳ đầu thành lập công ty nên khả năng thích nghi với môi trường của ban quản lý chưa cao dẫn đến những quyết định chưa có tính tự chủ còn nhiều phụ thuộc vào các tiêu chí của tổng công ty.Trong thời gian tới, khối quản lý cần thật sự nỗ lực để đáp ứng nhu. S3S4S5S8O1O2 :ủng hộ sự giúp đỡ của tổng công ty và các công ty thành viên, cùng với sự đa dạng trong sản phẩm của bào hiểm dầu khí kết hợp với đội ngũ giàu kinh nghiệm năng động kinh doanh trên một theị truờng đầy tiềm năng như Hà Nội làm cho PVI Đông Đô có thê dứng vững trong thj truờng bảo hiểm công nghiệp chiếm lĩnh đuợc thị phần bảo hiểm bắt buộc.Đặc biệt là xây dựng đuợc 1 hệ thông sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế bằng cách xây dựng hệ thông kênh phân phối hiệu quả.

    Bảng 3. Phân tích SWOT để xác định cơ hội và nguy cơ từ môi trường chính trị và pháp luật
    Bảng 3. Phân tích SWOT để xác định cơ hội và nguy cơ từ môi trường chính trị và pháp luật