MỤC LỤC
Trong khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới ổn định theo xu hướng tăng thời gian qua thì sự biến động lớn về giá quốc tế các loại gia vị phản ánh tình hình biến động của lượng sản xuất, xuất khẩu gia vị của thế giới trước tác động ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi ở các nước sản xuất gia vị chính, chu kỳ phát triển tự nhiên của các loại cây gia vị, biến động của lượng dự trữ mặt hàng gia vị, tình hình phát triển kinh tế của các nước xuất khẩu gia vị. Nhìn chung trên thị trường thế giới hiện nay có những phương thức giao dịch buôn bán chủ yếu sau : giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, buôn bán đối lưu, đấu giá quốc tế, đấu thầu quốc tế, giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa, giao dịch tại hội chợ triển lãm, giao dịch tái xuất khẩu… Trong đó, các phương thức buôn bán thông thường, buôn bán qua trung gian và buôn bán tại sở giao dịch, giao dịch tái xuất là những phương thức giao dịch chủ yếu đối với hàng gia vị trên thị trường thế giới.
Cả nước thời gian đó có sản lượng trên 10.000 tấn quế thanh (tập trung ở Yên Bái, Lạng Sơn và Quảng Nam – Quảng Ngãi ); 5.000 tấn hồi (chủ yếu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh , Cao Bằng ); tỏi, gừng, nghệ được trồng nhiều tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là tỏi và ớt với sản lượng hàng chục ngàn tấn sấy khô. Chẳng hạn tỏi Việt Nam tuy thơm và hàm lượng tinh dầu cao hơn tỏi Trung Quốc 1,5 lần nhưng do củ bé, năng suất thấp, nhiều tép vụn nên khi chế biến, các lát tỏi hay bị vỡ vụn, màu sắc tối, giá thành cao gấp gần 2 lần tỏi Trung Quốc nên dần mất khách hàng( hiện tỏi lát sấy khô Trung Quốc giá thành 550USD/ tấn, VN là 900 - 1.000USD/ tấn).
Ớt bột Trung Quốc màu sắc đỏ tươi, rất hấp dẫn và giá rẻ hơn ớt bột Việt Nam khoảng 15 - 20 USD/ tấn, trong khi ớt bột khô của Việt Nam thường có lẫn những sắc thẫm, xỉn màu và dễ mốc mặc dù giữ được độ cay đặc trưng nhưng khó hấp dẫn khách hàng. Cũng qua Bảng Số 5, chúng ta thấy xuất khẩu gia vị của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hạt tiêu, tỷ trọng áp đảo (88 - 92%) và kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục hàng năm thời gian 1996 -2000 của hạt tiêu đã góp phần quyết định làm tăng xuất khẩu gia vị của Việt Nam thời gian qua.
Đã thế trên thực tế thường xảy ra chuyện người sản xuất (hộ nông dân) không thực hiện đúng theo hợp đồng đã cam kết, sản xuất hàng không đúng chất lượng, hoặc từ chối giao hàng cho doanh nghiệp để bán thẳng ra thị trường khi thấy giá cao hơn, bỏ qua những đầu tư đã nhận trước của doanh nghiệp như giống, cách thức chăm sóc, phân bón, khiến nhiều doanh nghiệp bị thua thiệt hàng trăm triệu đồng, và không có hàng để giao cho đối tác dẫn đến mất bạn hàng. Một số doanh nghiệp phía Bắc cũng có ý tưởng tìm đối tác liên doanh nhằm xây dựng nhà máy chế biến hạt tiêu tại phía Nam cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu (tiêu xay) nhưng sau khi tìm hiểu họ cho rằng chi phí quá tốn kém, nhất là trong việc xây dựng thương hiệu cho mặt hàng mà hiệu quả cuối cùng khó đạt được (rủi ro nhiều), trong khi xuất khẩu nguyên liệu thô dễ hơn nhiều.
Việc gia nhập Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế (IPC) hiện nay mà trong tương lai sẽ là Cộng đồng Gia vị Quốc tế sẽ giúp chúng ta tăng cường phối hợp với các nước sản xuất, xuất khẩu lớn khác để duy trì phát triển ổn định của thị trường, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất, xuất khẩu gia vị của đất nước…. Yêu cầu của các thị trường nhập khẩu gia vị ngày càng cao và các tiêu chuẩn đối với sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu, chúng ta chưa có kinh nghiệm đối phó với các hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước công nghiệp phát triển.
Những tháng đầu năm 2003 hoạt động xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam đã có phần chững lại do các nước Trung đông và các tiểu Vương quốc Ả rập có nhiều biến động do cuộc chiến I-rắc. Tuy nhiên, với thực tế sản xuất và xuất khẩu nhóm hàng này trong những năm qua, Chính phủ cùng ngành gia vị cần có những định hướng, biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu hàng gia vị.
Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: kỹ thuật canh tác, giống, phòng dịch bệnh, bảo vệ môi trường… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho gia vị xuất khẩu.
Trên cơ sở các hiệp định song phương và đa phương được ký giữa Chính phủ Việt Nam với các nước Mỹ, Trung Quốc. Chính phủ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam cần có những đối sách khai thác triệt để các thị trường này.
Đồng thời phát triển xuất khẩu sang những thị trường tiêu thụ gia vị lớn như EU, Nhật Bản…. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIA VỊ CỦA VIỆT NAM RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.
Trong nước cần hình thành ngay hệ thống bảo hểm kinh doanh để người sản xuất và người kinh doanh có điều kiện phấn đấu nâng cao sản lượng và chất lượng. Cạnh tranh bằng các biện pháp marketing: nghiên cứu thị trường, dự báo để có các chủ trương thích hợp trước khi sản xuất và kinh doanh không bị động.
Quảng cáo cần xúc tiến cả trong và ngoài nước, đảm bảo mối quan hệ gữa thị trường và khách hàng. Kịp thời dăng ký nhãn hiệu, thương phẩm để đảm bảo uy tín, ổn định trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Tăng cường hoàn thiện nhân lực và hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm nghiệm, kiểm dịch hiện nay. Tăng cường đàm phán quốc tế song biên và đa biên để đảm bảo có sự công nhận lẫn nhau về bằng cấp, các chứng chỉ vệ sinh về an toàn thực phẩm, chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch.
Nhà nước phối hợp với các tổ chức thương mại và khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu xây dựng mô hình sở giao dịch trung tâm giao dịch, nông sản xây dựng mô hình sở giao dịch, trung tâm giao dịch, trung tâm giao dịch và nông sản xây dựng thí điểm mô hình này ở vùng nguyên liệu nông sản, vùng gia vị trọng điểm để rút kinh nghiệm, hoàn thiện và nhân rộng ra các vùng sản xuất lớn khác. Nhà nước phối hợp với các tổ chức hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp xúc tiến việc xây dựng các trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm và Trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường Mỹ, EU, Nga, Trung đông, Nhật bản… trong đó có trưng bày, giới thiệu các sản phẩm gia vị của Việt Nam….
Nhà nước khuyến khích và khuyến cáo các doanh nghiệp chú trọng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu sản phẩm gia vị để hạn chế những rủi ro và tổn thất có thể xảy ra do những biến động lớn của thị trường gây ra, ổn định và phát triển sản xuất. Nhà nước phối hợp với các tổ chức hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế chuyên ngành thực phẩm như ANUGA (Đức), SIAL (Pháp), AGF-Total (Hà lan), FOODEX (Nhật bản)… để tạo điều kiện xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
Công nghệ vật liệu bao bì cũng cần được đặc biệt chú trọng để làm sao khuyến khích sử dụng và sản xuất bao bì trong nước, đảm bảo hạ giá thành sản phẩm chế biến…. Không nên coi đây là công cụ bao cấp hoặc ưu đãi bởi làm như vậy rất dễ gây tâm lý ỷ lại cho các doanh nghiệp.
Tạo cơ chế và hỗ trợ doanh nghiệp đủ điều kiện vươn ra tiếp cận thị trường kỳ hạn, nhằm góp phần loại bỏ những rủi ro, những biến động của giá cả trong ngắn hạn gây ra, thông qua thoả thuận trước về mức giá cho sản phẩm sẽ được giao trong tương lai. Trước hết cần nhận thức và tăng cường biện pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng gia vị, coi đó là cây xoá đói giảm nghèo, là cây phát triển kinh tế, ổn định chính trị khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, đồng thời là loại hàng hoá góp phần vào phát triển kinh tế đất nước lẫn công nghiệp hoá.
Thực trạng thị trường gia vị thế giới và tình hình sản xuất, xuất khẩu gia vị của Việt Nam trong thời gian vừa qua..6. Chưa có hợp đồng bao tiêu sản phẩm hoặc tính khả thi trong thực hiện hợp đồng còn thấp giữa người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu ..19.