MỤC LỤC
CPQLDN của công ty bao gồm những khoản chi phí như: Tiền lương nhân viên quản lý, tiền điện, nước, điện thoại, khấu hao tài sản cố định cho quản lý, chi phí giao dịch, tiếp khách, hội nghị… Qua tình hình thực tế tại công ty ta thấy CPQLDN của công ty năm vừa qua đã rất hao phí, chi phí cho việc giao dịch tiếp khách, hội nghị đã tăng vọt (tăng 36,7%) còn chi phí điện thoại,điện tăng (28,72%) và một số chi phí khác cũng tăng nhưng không đáng kể. Hoạt động thương mại của công ty chủ yếu là các hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá là hàng hoá ăn nhanh cho khách du lịch, bánh kẹo, nước giải khát, trè các loại, thuốc lá điếu…tỷ suất lợi nhuận của hoạt động này tăng là do số lượng hàng hoá tiệu thụ trong năm vừa qua đã tăng đáng kể (tăng 28,4%), công ty cũng đã đa dạng hoá các mặt hàng tiêu thụ, mở rộng thêm các cơ sở kinh doanh thương mại.
Như vậy có thể nói, đây là một dịch vụ mang lại chủ yếu lợi nhuận cho doanh nghiệp và hàm lượng lợi nhuận chiếm trong doanh thu là rất cao(44,99%). Do đặc điểm kinh doanh của loại dịch vụ này là chi phí bỏ ra nhỏ, hơn nữa giá thuê văn phòng qua các năm lại không có sự biến đổi lớn. Vì vậy, đây là một nguồn thu chủ yếu và ổn định của doanh nghiệp. Đây là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty và được sự hỗ trợ của cấp trên, Công ty đã vượt qua bao khó khăn, thử thách, hoạt động kinh doanh hiệu quả, ổn định, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Mục tiêu lợi nhuận luôn được ban lãnh đạo công ty quán triệt. Coi đây là nhiệm vụ kinh tế hàng đầu, là điều kiện quyết định sự tồn tại trong cơ chế thị trường. Vì vậy,Công ty đã đưa ra nhiều biên pháp nâng cao lợi nhuận. Chúng ta đã biết một trong những giải pháp cơ bản nhằm gia tăng lợi nhuận là tăng doanh thu. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở một doanh nghiệp sẽ quyết định tới doanh thu của một doanh nghiệp đó. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu của một doanh nghiệp như sản lượng tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm, chất lượng,. … Sau đây chúng ta sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2004 của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội. Về số lượng sản phẩm tiêu thụ. Để có được thành tích này, trước hết Công ty đã làm tốt công tác lập kế hoạch về nhu cầu tiêu thụ thành phẩm trong năm. Xuất phát từ sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự biến động của thị trường, những cán bộ kế hoạch đã có sự chuẩn bị về kế hoạch mua hàng hoá, thực phẩm, nguyên vật liệu cũng như xây dựng định mức tiêu hao về nguyên vật liệu đối với từng loại, từng mặt hàng. Từ đó, đề ra các biện pháp nâng cao số lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp. Một nguyên nhân nữa rất quan trọng khiến các thành phảm tiêu thụ của Công ty trong năm 2004 tăng đáng kể là trong năm công ty quản lý tốt chi phí, yếu tố đầu vào, đầu ra của hàng hoá, thành phẩm giảm tỷ lệ hao hụt, hoàn thành định mức tiêu hao về hàng hoá, nguyên vật liệu. Từ phía ban lãnh đạo Công ty cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên. Công ty đã thực hiện giao kế hoạch tới từng bộ phận, từng chi nhánh. Trên cơ sở đó mỗi phòng, mỗi bộ phận, chi nhánh phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể và định kỳ báo cáo lên Công ty về tình hình kinh doanh của đơn vị mình để Công ty có sự điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời. Về tình hình cung cấp dịch vụ của bộ phận kinh doanh khách sạn:. Đây là một lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty, nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động này lại rất khiêm tốn. đã làm cho doanh thu và lợi nhuận của một dịch vụ chính của Công ty lại giảm như vậy. Trước hết, do biến động của thị trường ngày càng có nhiều những khách sạn, nhà nghỉ mọc nên với trang thiết bị hiện đại và nhiều chính sách khuyến mại, giảm giá để thu hút khách hàng. Điều này đã ảnh hưởng đến khách hàng của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội. Một nguyên nhân chủ yếu là do kiểu dáng của phòng cũ, kém sang trọng, hiện đại so với khách sạn cùng loại trên cùng địa bàn. Mặc dù có được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, nhưng vì chỉ nâng cấp, sửa chữa vào những thời gian khác nhau, nên có hiện tượng không đồng bộ tạo tính thẩm mỹ thấp. Một lý do nữa không kém phần quan trọng làm công suất sử dụng phòng của Công ty giảm. Đáng lẽ sự xuống cấp của cơ sở vật chất là điều mà công ty dự đoán được. Việc chưa có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa lớn thì công ty cần phải chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường, mở rộng nhiều kênh phân phối để thu hút khách đến nghỉ tại khách sạn, nâng cao hệ số sử dụng phòng. Công ty nên mở rộng các kênh phân phối như:. Khách sạn- Đại lý du lịch- Khách hàng. Khách sạn – Công ty vận chuyển - Khách hàng. Khách sạn - Công ty lữ hành ở các tỉnh lân cận – Khách hàng. Về nhu cầu tiêu dùng dịch vụ của khách hàng. Sở dĩ một doanh nghiệp luôn cần quan tâm đến nhu cầu tiêu thụ của từng nhóm khách hàng của mình là vì họ cần phải biết mình đang phục vụ nhóm khách hàng nào nhiều nhất, nhóm khách hàng nào ít nhất. Để từ đó biết được đâu là nhóm khách hàng tiềm năng nhằm tập trung khai thác. Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội phân khách hàng làm 2 loại: Khách Việt Nam và khách nước ngoài. Trong năm 2004 lượng khách nước ngoài chiếm 65% tăng 4% so với năm 2003 cùng với doanh thu từ nhóm khách hàng này chiếm 68% so với doanh thu của dịch vụ này.qua số liệu này cho thấy đối tượng phục vụ chính của Công ty là khách nước ngoài và chủ yếu là. khách hàng Trung Quốc , Đài Loan, Hồng Kông và một số nước khác. Số khách hàng nội địa sử dụng dịch vụ của công ty chỉ chiếm khỏng 35%. Nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao bao gồm cả khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và cả khách du lịch nội địa. Điều này đã làm cho các khách sạn không ngừng tìm cách thoả mãm nhu cầu của khách hàng ở mức độ cao nhất nhằm thu hút lượng khách đến với mình và nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thương trường. Cùng với xu thế chung đó, Công ty Cổ phần Du lịch Đường sắt phải nhanh chóng nắm bắt nhu cầu, xác định đối tượng cần tập trung khai thác để phục vụ khách hàng tốt hơn. Về chất lượng sản phẩm dịch vụ. Là Công ty kinh doanh sản phẩm dịch vụ thì chất lượng càng phải đặt lên hàng đầu. Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội luôn xác định phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, trong năm Công ty đã cử một số cán bộ, công nhân viên đi học hỏi ở các công ty, khách sạn lớn, cử nhân viên đi khảo sát ở các đơn vị bạn, đồng thời thi tổ chức tay nghề cho nhân viên, Công ty mời chuên gia đến giảng dạy và cung cấp thông tin, kỹ năng mới để nhân viên phục vụ tốt hơn cho công việc của mình. Công ty đã đầu tư, nâng cấp phòng nghỉ, khách sạn và công cụ dụng cụ cho công tác quản lý để đảm bảo đẹp, đồng bộ. Nhờ vậy, mà chất lượng sản phẩm của Công ty đã được nõng lờn rừ rệt. Nhờ những cố găng trờn mà Cụng ty đó cú một đội ngũ cụng nhõn viên có trình độ cao, lành nghề, đáp ứng được những đòi hỏi của công việc. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như số phòng cho thuê còn ít, chi phí cho công tác marketing, quảng cáo, tìm kiếm khách hàng còn hạn chế, các dịch vụ bổ xung góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách chưa được phong phú như bể bơi, sân tenis, và một số dịch vụ vui chơi giải trí khác chưa có. Tóm lại, công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm đã đạt được hững thành tựu đáng kể. Hầu hết doanh thu các hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng. Sản lượng bán thành phẩm tăng mạnh, chất lượng được nâng cao. Đồng thời số lượng khách hàng tăng, thị trường tiêu thụ đã được mở rộng. đó vẫn còn những mặt hạn chế như hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định không cần dùng còn chậm, điển hình là khu nhà hai tầng ở phường Giáp Bát đã lâu không sử dụng nên thanh lý, nhượng bán mặt bằng để thu hồi vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, số phòng cho thuê còn hạn chế, các dịch vụ bổ xung con ít…. b) Tình hình quản lý chi phí. (Qua số liệu bảng 5 trang bên): Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh,ta có thể nhận xét như sau:. Như vậy, tốc độ tăng của chi phí chậm hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận. Do đó có thể nói rằng việc tăng chi phí của hoạt động kinh doanh là dấu hiệu. tốt cho Công ty, vì sản xuất được mở rộng, sản phẩm của Công ty đã có uy tín trên thị trường. Việc giảm chi phí của hoạt động này là do trong kỳ Công ty đã giảm chi phí phục vụ buồng, điện, giặt là, chi phí nguyên vật liệu… Việc quản lý chi phí này là không thuận lợi cho Công ty vì việc giảm chi phí là do lượng khách đến nghỉ tại khách sạn của Công ty giảm, do khách sạn không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cụ thể là sự xuống cấp của khách sạn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong khách sạn…. Việc giảm chi phí này là có lợi cho Công ty vì đặc điểm của hoạt động cho thuê văn phòng là ổn định, chi phí quản lý ít, giá cả thuê ít biến đổi và đem lại doanh thu cao. Trong khi đó Công ty đã quản lý chi phí cho hoạt động này là rất tốt và có xu hướng giảm, vì vậy Công ty nên tiếp tục phát huy cho những năm sau này. Mặc dù vậy ta cũng cần đi sâu xem xét việc giảm chi phí này có thực sự tốt cho Công ty không, hay việc giảm chi phí này là do khối lượng hàng hoá phục vụ giảm mà kèm theo đó là việc giảm chi phí như vậy là không tốt cho Công ty. Chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Công tác quản lý chi phí này được Công ty rất quan tâm vì đây là khoản chi phí khá lớn, việc tiết kiệm chi phí này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạ giá thành toàn bộ, tăng lợi nhuận của Công ty.Nhìn vào bảng 6 trang bên: ta thấy. bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Qua đây ta có thể rút ra nhận xét việc quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty là tương đối tốt, mặc dù tăng về mặt tuyệt đối nhưng xét về mặt hiệu qủa thì một đồng chi phí bàn hàng tạo ra nhiêù doanh thu hơn.Đó là kết quả của việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức một cách hợp lý, cải tổ những bộ phận không hiệu quả. Việc điều hành chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ phận trong Công ty được thực hiện tốt hơn. Đây là thành tích của doanh nghiệp rất đáng biểu dương vì quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hiện nay rất được quan tâm, chú trọng bởi đây là một giải pháp hiệu quả để hạ giá bán sản phẩm khi mà tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm với chi phí cho các yếu tố đầu vào ngày càng giảm. Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong năm qua của Công ty là tương đối tốt. Chi phí bỏ ra có tăng nhưng là để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của một số lĩnh vực kinh doanh của Công ty. c) Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh.
Tài sản cố định được đầu tư trong đó nhiều nhất là cơ sở hạ tầng. Nhờ đó nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sản lương tiêu thụ góp phần tiết kiệm chi phí.