Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ bảo mật thông tin

MỤC LỤC

Bảo mật thông tin trong điều tra chống bán phá giá và rà soát quyết định chống bán phá giá

Thủ tục và quy định hết sức nghiêm ngặt và chỉ một số người có thẩm quyền nhất định mới được chấp nhận nộp đơn yêu cầu được tiếp cận thông tin mật trên cơ sở của APO.19Để đáp ứng được điều kiện người có thẩm quyền, người đó phải là: (i) Luât sư;20(ii) Nhà tư vấn hoặc chuyên gia dưới sự quản lý trực tiếp và điều hành bởi luật sư đại diện cho bên liên quan của cuộc điều tra; (iii) Chuyên gia hoặc nhà tư vấn xuất hiện thường xuyên trước cơ quan điều tra.21 (iv) Người đại diện cho bên liên quan trong quá trình điều tra nếu bên liên quan đó không được đại diện bởi luật sư.22. Những biện pháp cụ thể có thể được áp dụng: (i) Cấm hành nghề đối với các vụ việc do cơ quan điều tra thụ lý trong bảy năm kể từ khi xác định có vi phạm; (ii) Thông báo cho Đoàn luật sư Hoa kỳ; (iii) Trong trường hợp của một luật sư, kế toán viên hoặc một chuyên gia nào khác thì sẽ gửi thông báo đến những hiệp hội nghề nghiệp tương ứng; (iv) Những hình phạt khác mà ITC đưa ra như: thông báo công khai cho công chúng biết, hoặc loại bỏ bất cứ thông tin, tóm tắt được cung cấp bởi, hoặc đại diện của, người phạm lỗi, hoặc đại diện của bên tham gia bởi người phạm lỗi, từ chối cho tiếp cận thông tin mật hiện tại cũng như những cuộc điều tra trong tương lai; và (v) Những hành vi khác khác như vậy, bao gồm nhưng không giới hạn, một lá thư cảnh báo, hay là một quyết định tương tự của ITC [4, mục 777 (c) và 5, mục 207.7(f)]. Lý do hạn chế tất cả các bên trong việc chỉ được dựa vào các chứng cứ và lý lẽ biện hộ nếu trong “Hồ sơ hành chính” là: (i) Sẽ rất không công bằng, nếu quyết định của Thẩm phán dựa trên các chứng cứ và/hoặc lý lẽ biện hộ mới chưa từng được trình lên cơ quan điều tra giải quyết trước đó, để kết luận rằng quyết định mà cơ quan ban hành trước đó là sai trái; (ii) Sẽ là rất không công bằng, nếu Thẩm phán ra phán quyết có lợi cho cơ quan giải quyết vụ việc trước đó dựa trên chứng cứ hay lý lẽ biện hộ mới chưa từng được cơ quan này xem xét khi ban hành quyết định.

Với khối lượng “khổng lồ” các vấn đề cần phải đàm phán và cam kết đa phương và song phương, cụ thể như: cam kết về chính sách bao gồm 28 lĩnh vực (chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, nông nghiệp, trợ cấp…); Cam kết về thương mại hàng hóa bao gồm 13 lĩnh vực (nông sản, dầu khí, gỗ…); Cam kết về trợ cấp, chống bán phá giá; Cam kết về mở cửa dịch vụ bao gồm 11 lĩnh vực (dịch vụ kinh doanh, viễn thông, phân phối…) [152, truy cập lần cuối ngày 12/12/2012], hàng loạt văn bản pháp luật đã được ban hành trong giai đoạn này để nhằm bảo đảm thực hiện các cam kết; (ii) Nguyên nhân thứ hai là kinh nghiệm về nội luật hóa các điều ước quốc tế và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại quốc tế của Việt Nam còn chưa nhiều; (iii) Nguyên nhân thứ ba là, nếu so với lịch sử pháp luật chống bán phá giá hàng trăm năm của Hoa Kỳ và EU và quá trình đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, cùng với bề dày kinh nghiệm về hoạt động chống bán phá giá.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về điều tra chống bán phá giá

Thứ hai, Nguyên tắc tối huệ quốc (Most favoured nation - MFN), là nguyên tắc pháp lý rất quan trọng của WTO và được thể hiện tại điều I của GATT: nghĩa vụ của mọi bên kí kết dành "ngay lập tức và không điều kiện” bất kì ưu đãi, ưu tiên, đặc quyền hoặc đặc miễn nào liên quan đến thuế quan và bất kì loại lệ phí nào mà bên kí kết đó áp dụng cho hoặc liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho việc chuyển tiền thanh toán quốc tế , hoặc liên quan đến phương pháp tính thuế quân và lệ phí hoặc liên quan đến tất cả các quy định và thủ tục đối với việc xuất và nhập khẩu một sản phẩm xuất xứ hoặc nhập khẩu sang một bên kí kết cho một sản phẩm cùng loại xuất xứ hoặc nhập khẩu sang các bên kí kết khác. GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác.24Hay là những ngoại lệ và miễn trừ đối với nguyên tắc này:Điều XXIV của GATT quy định các nước thành viên trong các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba; hay là GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các nước đang phát triển, như: (i) Hệ thống ưu đãi phổ cập" (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển và chậm phát triển; và (ii) Hiệp địnhvề “Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các nước đang phát triển ” (Global System of Trade Preferences among Developing Countries - GSPT). Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần phải mang tính khả thi, ổn định lâu dài, tránh hiện tượng thay đổi thường xuyên, đột ngột sẽ tạo ra sự bất ổn cho xã hội, các chiến lược đầu tư và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh liên tục (Ví dụ:. trong những năm gần đây, chính sách về thuế liên quan đến các loại ô tô dưới chín chỗ ngồi đã liên tục thay đổi, điều này dẫn đến chiến lược đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam luôn phải thay đổi. Hậu quả là ngành sản xuất ô tô luôn luôn phải nằm trong tình trạng bất an và đầu tư cầm chừng, nền kinh tế bị thiệt hại không nhỏ); (iii) Tiêu chí không phân biệt đối xử: sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, giữa các doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước là như nhau.

Đơn đề nghị chống bán phá giá của nước thứ ba sẽ do các cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba này thực hiện [2, điều 14]; (ii) Quy định về khởi xướng điều tra vụ kiện chống bán phá giá, Hiệp định ADA yêu cầu việc khởi xướng điều tra chính thức chỉ được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền đã xem xét mức độ xác thực và đầy đủ của các bằng chứng được đưa ra tại đơn yêu cầu để quyết định xem liệu đã có được bằng chứng đầy đủ để bắt đầu khởi xướng điều tra hay không [2, điều 5.2]; (iii) Quy định về trình tự và thủ tục điều tra, việc điều tra bao gồm các bước điều tra sơ bộ, điều tra cuối cùng để đi đến quyết định chính thức về biện pháp chống bán phá giá.

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều tra chống bán phá giá 1. Chính xác hóa các khái niệm pháp lý trong điều tra chống bán phá giá

Tuy nhiên, như đã nêu trên, do chưa có khái niệm thống nhất của WTO về điều chỉnh về hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá, cho nên khi đưa ra khái niệm này cho riêng mình, các nhà làm luật của Việt Nam cần phải tham khảo các các quy định của Hoa Kỳ, EU và các quốc gia khác, cũng như những khiếu nại liên quan đến áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa lẩn tránh thuế đối với các quốc gia này, để tránh xung đột tiêu cực có thể xảy ra giữa Việt Nam với các thành viên khác của WTO, gây mất ổn định trong quan hệ thương mại quốc tế. Biên độ phá giá được coi là ở mức tối thiểu/ không đáng kể nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá thực tế hay tiềm tàng ở mức không đáng kể; Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá được bán phá giá nhập khẩu sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản phẩm tương tự của những nước này được nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào thành viên nhập khẩu [2, điều 5.8]. Theo quy định của pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá, chứng cứ được đinh nghĩa như sau: “chứng cứ là những gì có thật được cơ quan điều tra chống bán phá giá, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá dùng làm căn cứ” để xác định tình trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, tình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể, mối quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc chống bán phá giá [17, điều 3].

Theo quy định hiện hành, vụ kiện chống bán phá giá sẽ chấm dứt điều tra trong các trường hợp sau: (1) Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá tự nguyện rút hồ sơ; (2) Kết luận sơ bộ khi có một trong các nội dung sau: (i) Không có bán phá giá; (ii) Biên độ phá giá không đáng kể; (iii) Khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam không đáng kể; (iv) Không có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước [16, điều 19].