MỤC LỤC
Cho vay theo hạn mức thấu chi: là phương thức cho vay mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản cho phép doanh nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình đến một thời hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Ngân hàng căn cứ vào hợp đồng tín dụng, hợp đồng và chứng từ cung ứng vật tư, thiết bị, công nghệ, dịch vụ…biên bản xác nhận giá trị khối lượng công trình hoàn thành (đã được nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình) hoặc các văn bản xác nhận tiến độ thực hiện dự án.
Ở nước ta, là một nước đang phát triển thì phương pháp cho vay đối với DNN&V được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp cho vay từng lần, bởi nó phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của đa số các DNN&V. Tuy các DNN&V ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, và còn là khách hàng rất quan trọng của các NHTM hiện nay, nhưng các DNN&V vẫn còn rất nhiều hạn chế như là : Vốn tự có của các DNN&V còn thấp, công nghệ và thiết bị còn lạc hậu, trình độ quản lý còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao,…Đặc biệt là hạn chế về vốn tự có của các DNN&V, khi vốn tự có của các DNN&V quá bé sẽ ít có khả năng chống chọi với những hoàn cảnh bất lợi có thể xảy ra và dẫn đến các DNN&V này có thể phá sản, không trả được nợ cho ngân hàng gây rủi ro lớn cho ngân hàng.
Nếu tổng dư nợ thấp và có xu hướng giảm, nó phản ánh chất lượng tín dụng thấp, vì một ngân hàng với hoạt động chính là tín dụng mà không thu hút được khách hàng, không mở rộng tín dụng thì không thể nói chất lượng tín dụng tốt được. Tuy nhiên, tổng dư nợ đối cao chưa hẳn là chất lượng tín dụng cao, chỉ tiêu này cần phải được kết hợp với các chỉ tiêu khác để có thể đánh giá chất lượng tín dụng một cách toàn diện, đúng đắn và khoa học.
Do vậy cỏc ngõn hàng phải nhận thức rừ được vai trũ và tầm quan trọng của mình đối với nền kinh tế, các ngân hàng phải thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng và các quy trình tín dụng các nguyên tắc về phòng chống rủi ro,… để khi có sự thay đổi của môi trường kinh tế còn đủ sức để chống đỡ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và cho nền kinh tế. Vì nếu không có sự ổn định về chính trị, cuộc sống của đất nước đó sẽ bị xáo trộn, không một nhà đầu tư nào dám mạo hiểm kinh doanh do vậy sản xuất thu hẹp, sự cạnh tranh giảm, không có sự đầu tư vào khoa học công nghệ..Khi đó nhu cầu về vốn giảm và cũng trong lúc đó chính các ngân hàng cũng không liều lĩnh bỏ tiền ra cho các doanh nghiệp vay.
Sau gần 20 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, NHNo&PTNT Hà Nội đã di những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác từng bước khẳng định uy tín và vị thế của mình trong hoạt động kinh doanh tiền tệ nói chung và trên địa bàn Thủ đô nói riêng. Mặt khác với 37 điểm huy động vốn được phân phối khá hợp lý trên địa bàn thủ đô và nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiền gửi bậc thang, tiết kiệm khuyến mại, tiết kiệm khuyến mại bằng hiện vật, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước đồng thời chi nhánh đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt phù hợp lãi suất của các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động vốn ngoại tệ và sự biến động giá cả theo từng thời điểm đã góp phần nâng cao chất, số lượng huy động vốn từ dân cư.
Bên cạnh đó NH mở rộng cho vay hộ sản xuất, vay sinh hoạt đối với công chức, viên chức, sĩ quan, công nhân trong các doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, lực lượng vũ trang với dư nợ gần 400 tỷ đồng. Ngoài ra NHNo&PTNT Hà Nội còn không ngừng đổi mới, nâng cao phong cách giao dịch văn minh lịch sự, luôn tư vấn cho khách hàng về các mặt nghiệp vụ, kết quả là từ năm 2005 tới 2006 NH có thêm hơn 265 khách hàng là tổ chức kinh tế, góp phần mở rộng quan hệ giao dịch thanh toán và tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội.
Cụ thể đã tích cực khai thác nguồn ngoại tệ các loại với trên 154 triệu USD, 407 triệu Yên Nhật, 6 triệu EUR, để cung ứng cho doanh nghiệp thanh toán nhập khẩu nên phần lớn các nhu cầu về ngoại tệ trong năm đều được đáp ứng kịp thời và đầy đủ, không để xảy ra tình trạng thanh toán chậm, thiếu nguồn ngoại tệ mặt…. Mặt khác chi nhánh đã đa dạng hoá hình thức thanh toán biên mậu như: chuyển tiền (thương mại và phi thương mại), thanh toán hối phiếu, thanh toán bằng chứng chuyên dung biên mậu, thanh toán bằng thư uỷ thác, thanh toán bằng thư tín dụng bằng đồng bản tệ, doanh số đạt gần 30 triệu CNY tăng 13 triệu CNY so với năm 2005.
Thanh toán biên mậu với ưu thế là một ngân hàng có khối lượng giao dịch lớn, khách hàng đa dạng nên dịch vụ này đã được triển khai rộng rãi và đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ sự phối hợp giữa các phòng ban với nhau chưa ăn ý do vậy để phát triển cần phải khắc phục, hạn chế mọi rủi ro lớn tiềm ẩn trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Năm 2006, NHNo&PTNT Hà Nội luôn tích cực tìm kiếm các dự án khả thi từng bước nâng cao chất lượng tín dụng và không phân biệt thành phần kinh tế đảm bảo hiệu quả kinh doanh, trong đó chú ý tới các DNN&V, các thành phần kinh tế tư nhân cá thể làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính minh bạch, rừ ràng, đỏp ứng đủ điều kiện theo quy định tớch cực thu hồi nợ quá hạn, trích rủi ro và xử lý. Việc lập và trình bày các dự án sản xuất kinh doanh không tính hết được những biến động của thị trường hay trong quá trình thẩm định kỹ thuật khi muc dây truyền công nghệ mới còn yếu kém, mua phải những máy móc thiết bị còn lạc hậu, không đồng bộ nên sản phẩm làm ra không hiệu quả, không phù hợp với thị trường… Dẫn đến khả năng làm ăn thua lỗ và vì vậy khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Ngoài ra, chương trình này còn giúp đỡ các DNN&V phương thức sử dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để có kinh doanh hiệu quả hơn với hiệu suất lao động cao hơn nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua khả năng tối ưu hoá các chu trình kinh doanh và khẳng định vị thế của mình ở các giai đoạn phát triển tiếp theo trong tương lai. Mở rộng thị trường đầu tư, bên cạnh việc tiếp tục phát huy đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, chi nhánh còn chú trọng vào việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế khác, đặc biệt là khu vực kinh tế của các DNN&V vì thị trường tín dụng này còn nhiều nhu cầu về vốn thực hiện những dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng chưa được đáp ứng. Ngân hàng nên thường xuyên mở các cuộc hội thảo danh cho khách hàng và đặc biệt chú trọng vào các DNN&V để ngân hàng có thể giới thiệu kỹ lưỡng về những sản phẩm của mình và những tiện ích của các sản phẩm đó đồng thời lắng nghe những ý kiến những nhu cầu của khỏch hàng để hiểu rừ nhu cầu của khách hàng từ đó có thể đưa ra những chính sách hợp lý đáp ứng tốt những nhu cầu đó và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.