MỤC LỤC
- Quản lý và lưu giữ chặt chẽ các sổ sách, chứng từ, tài liệu thuộc lĩnh vực tài chính của Công ty, xây đựng kế hoạch bồi thường nghiệp vụ thống kê, kế toán cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán của công ty. - Được đàm phán trực tiếp với khách hàng trong giao dịch kinh doanh, ký kết các hợp đồng, kinh tế và dân sự khi được GĐ uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm trước GĐ công ty và pháp luật những nội dung đã ký kết.
- Được chủ động sử dụng các loại TS phục vụ cho HĐSXKD của đơn vị theo phân cấp của công ty .Chủ động tổ chức lao động hợp lý với yêu cầu nhiệm vụ được giao, đảm bảo KD có hiệu quả. - Các chi nhánh, đơn vị trực thuộc đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Công ty về các mặt hoạt động công tác ( Riêng chi nhánh Công ty tại các huyện và các chi nhánh tại Hà Nội còn có mối quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương do một số lĩnh vực nhất định ).
- Quan hệ của các chi nhánh đơn vị trực thuộc với Giám đốc Công ty là chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện với các phòng Công ty là chịu sự hướng dẫn thực hiện. Quan hệ giữa các đơn vị với nhau là tôn trọng, bình đẳng, đồng cấp, phối hợp trong HĐSXKD.
Phiếu xuất kho cũng được lập thành 3 liên( Liên 1:. lưu cuống phiếu; liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển cho Kế toán hạch toán và lưu chứng từ; liên3: nội bộ). Cuối tháng thủ kho tính ra số nhập, xuất, tồn trên thẻ kho, số lượng này sẽ được đối chiếu với số lượng ở sổ chi tiết hàng hoá tại phòng kế toán. - Các hình thức thanh toán:. +) Thanh toán bằng tiền mặt, Séc: Thường là thanh toán cho phương thức bán buôn qua kho đối với các khách hàng mua không thường xuyên, khách hàng mới, hoặc những khách hàng có nhu cầu thanh toán ngay. Phương thức thanh toán này giúp Công ty thu hồi vốn nhanh, tránh bị chiếm dụng vốn, giảm thiểu chi phí quản lý công nợ. +) Người mua ứng trước: Phương thức này thường áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu đặt mua theo yêu cầu, cung cấp với số lượng lớn, giá trị cao, Công ty không thể đáp ứng ngay được, đòi hỏi có sự hỗ trợ từ phía khách hàng, và khách hàng có năng lực về tài chính, sẵn sàng đáp ứng cho Công ty theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế. +)Thanh toán chậm: Phương thức này được áp dụng cho những khách hàng truyền thống của Công ty, họ là những khách hàng có quan hệ thanh toán thường xuyên, có uy tín đối với Công ty. Trong trường hợp này Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn, nhưng bù lại Công ty lại tiêu thụ một khối lượng hàng hoá lớn, và khách hàng phải chịu phần lãi suất do việc trả chậm. Hiệu quả của tiêu thụ hàng. hoá, thông qua hình thức thanh toán trả chậm phụ thuộc vào sự đánh giá và quyết định của Công ty về khả năng thanh toán của khách hàng. Ngoài ra, khách hàng còn có thể thanh toán cho Công ty bằng cách chuyển tiền cho Công ty qua các ngân hàng mà Công ty có tài khoản tại đó. Hiện nay, Công ty có tại khoản tại các ngân hàng như Ngân hàng Công thương, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Với các hình thức thanh toán đa dạng, được Công ty áp dụng hết sức linh động, nên ngày càng thu hút thêm được nhiều khách hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá tại Công ty. Theo phương thức này, nhân viên bán hàng tại các cửa hàng sẽ trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách. Định kỳ, thường là 3 ngày thủ quỹ đi đến các cửa hàng thu tiền, nhân viên bán hàng sẽ nộp tiền cho thủ quỹ và Kế toán tiền mặt và TGNH tại Công ty sẽ viết phiếu thu khoản tiền trên. Hiện nay, Công ty có 2 cửa hàng bán lẻ là: một cửa hàng miễn thuế ở Đồng Đăng và một cửa hàng ở gia lâm - thành phố Hà Nội. Nhận thức được lợi ích từ việc bán lẻ, Công ty luôn tìm phương án đầu tư, mở rộng mạng lưới các cửa hàng bán lẻ…Các hình thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt, thường là không có hình thức trả chậm, và ứng trước. * Tiêu thụ nội bộ. Ngoài các phương thức tiêu thụ được trình bày ở trên, Công ty còn sử dụng một số loại hàng hoá để quảng cáo, chào hàng hay làm vật tư đầu vào cho các nhà máy, xí nghiệp là đơn vị trực thuộc của Công ty, các trường hợp này được coi là tiêu thụ nội bộ. Theo phương pháp này, phòng Kinh doanh cũng lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, căn cứ vào chứng từ này thủ kho xuất kho, ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho phòng Kế toán hạch toán ghi sổ và lưu trữ. Sơ đồ 4: Quy trình luân chuyển chứng từ của phần hành tiêu thụ hàng hoá tại Công ty. Tính giá mua của hàng xuất bán:. * Tính giá mua hàng xuất bán:. *) Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp giá thực tế. Giá tính thuế nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu (tính theo giá CIF). Thời điểm để tính thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu, giá trị hàng nhập khẩu bằng ngoại tệ được quy đổi thành VND theo tỷ giá mua bán bình quân do ngân hàng Ngoại thương công bố ở thời điểm đăng ký tờ khai hàng hoá để xác định giá tính thuế. *) Chiết khấu thương mại, hoặc các khoản giảm giá sau mua: Công ty thường không có khoản này. Ví dụ như mua sắm hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc chưa thanh toán với người bán; hoặc xuất hàng của Công ty sử dụng nội bộ; trích lập các quỹ; trích khấu hao…Do vậy, tuỳ vào từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến khoản chi phí SXKD văn phòng Công ty mà có những chứng từ liên quan phù hợp cũng như trình tự luân chuyển chứng từ khác nhau.
Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ, sau khi kiểm tra chứng từ (đối với các chứng từ cần có sự phê duyệt của kế toán trưởng thì kế toán thanh toán sẽ chuyển cho kế toán trưởng), kế toán thanh toán sẽ vào Sổ chi tiết TK 642. Các khoản Chiết khấu + Giảm giá + Doanh thu + ( Thuế TTĐB + Thuế giảm trừ = thương hàng hàng bị xuất khẩu phải nộp đối với doanh thu mại bán trả lại hàng hóa chịu thuế TTĐB,. hàng hóa xuất khẩu) Định kỳ xác định kết quả, kế toán tập hợp số liệu trên các sổ chi tiết, sổ cái.
Qua các thông tin này, các nhà quản trị trong DN sẽ phân tích để tìm hiểu tại sao doanh số bán của mặt hàng này cao, của mặt hàng kia thấp; tại sao hàng hoá, sản phẩm lại tồn kho quá nhiều; tại sao các khoản nợ phải thu lại tăng; … Nguyên nhân là do phía khách quan (thị trường, người tiêu dùng, …) hay từ phía chủ quan (bản thân doanh nghiệp) Từ đó các nhà quản lý DN sẽ đưa ra các chính sách, các quyết định xử lý kịp thời để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá. Quy trình luân chuyển chứng từ đều được thực hiện đúng như quy định của Chế độ kế toán, bao gồm các giai đoạn: Lập chứng từ hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài; Kiểm tra chứng từ; Sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán; Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ kế toán; Chuyển chứng từ vào lưu trữ và huỷ chứng từ.
Với các nghiệp vụ phát sinh nhiều như các nghiệp vụ về thu, chi tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, … thì cứ 5 – 7 ngày kế toán viên phần hành nên lập Nhật ký chứng từ một lần, sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp vào Sổ cái. Sáu là,Về kế toán thanh toán với khách hàng: Công ty có quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng, do chính sách thanh toán linh hoạt, Công ty chấp nhận cho nợ, thanh toán chậm với một số khách hàng chưa có khả năng thanh toán ngay.