MỤC LỤC
*Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE). Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà chiến lược tóm tắc và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị pháp luật, công nghệ và cạnh tranh. Ma trận EFE được phát triển theo các bước :. a) Liệt kê các yếu tố bên ngoài chủ yếu. Tổng các mức độ quan trọng phải luôn bằng 1,0. d) Nhân mỗi mức độ quan trọng của yếu tố với phân loại của nó để xác định điểm số quan trọng cho mỗi yếu tố. f) Cộng tất cả điểm số quan trọng để biết tổng số điểm quan trọng của các yếu tố này đối với ngành. Trong tất cả các sự kiện và xu hướng môi trường có thể ảnh hưởng đến vị trí chiến lược của một ngành của một quốc gia này so với cùng ngành của một quốc gia khác trong việc cạnh tranh trên cùng một thị trường, ảnh hưởng cạnh tranh thường được xem là quan trọng nhất.
Bàn về chiến lược, trước hết phải làm rừ lý thuyết về chiến lược, hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược, trong đó đi sâu vào phần hoạch định chiến lược vì đây là phần nghiên cứu chính của luận văn, tức là xây dựng chiến lược cho một ngành cụ thể, vì để thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với bất kỳ tổ chức kinh tế hay một ngành nào cũng cần có một chiến lược kinh doanh của riêng mình, chiến lược kinh doanh luôn đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của chính tổ chức đó. Để thành công trong việc xây dựng chiến lược của một ngành thì phải trên cơ sở có một hệ thống cơ sở lý thuyết, quan điểm khoa học phù hợp với thực tiễn, các yếu tố ảnh hưởng, trong đó có các bước phân tích môi trường là rất quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng và lựa chọn một chiến lược phù hợp để phát triển một ngành.
Đặc biệt là thị trường Mỹ doanh số tiêu dùng đồ gỗ và các mặt hàng liên quan đến gỗ hàng năm của thị trường này khoảng 65 tỷ USD, đồ gỗ Việt Nam chỉ mới chiếm 1,7% thị trường, theo đánh giá của các nhà cố vấn thương mại, đồ gỗ Việt Nam còn có thể chen chân phát triển nhiều hơn nữa ở thị trường này, nhất là khi đồ gỗ Trung Quốc bị áp thế chống bán phá giá của Mỹ. Tuy nhiên trong quá trình nền kinh tế thị trường còn non trẻ, quá trình hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, việc phát triển thị trường cho ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức rất lớn, đó là sự cạnh tranh gay gắt không những đốâi với sản phẩm xuất khẩu mà còn đối với sản phẩm tiêu thụ nội địa.
Hiệp định được ký dựa trên nguyên tắc của WTO công nhận Việt Nam là một nền kinh tế phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi, kể từ thời điểm này, tất cả các hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ được hưởng mức thuế quan bình thường (so với mức thuế khoảng 40% như trước đây). Môi trường chính trị và pháp luật đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ. b) Yeáu toá kinh teá. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen trong nhiều doanh nghiệp các loại thiết bị công nghệ lạc hậu, 75% thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang, cho đến thiết bị trung bình (38%) và đến tiến tiến hiện đại (15%), do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào và sản phẩm đầu ra, gây tốn kém cho quá trình kiểm tra sản phẩm và tinh chỉnh sản phẩm khi hoàn hoàn thiện.
“google” (mạng tìm kiếm nổi tiếng) đồ nội thất, sẽ có không dưới 87 triệu trang web dành cho họ. Thay vì phải mất nhiều thời gian đi khắp các cửa hàng, tìm kiếm kiểu dàng vừa ý và so sánh giá nơi này vơi nơi khác, việc lướt qua các trang web để tìm kiếm thông tin sẽ nhanh hơn rất nhiều. Tờ Furniture Today dẫn ra một kết quả khảo sát của Dieringer Research Group cho thấy có 76,4 triệu người tiêu dùng Mỹ đã khảo sát thông tin trên Internet trước khi đi mua hàng. Có đến 75% số người trên cho biết họ chỉ cần một tuần từ lúc tìm kiếm thông tin trên mạng đến khi bước đến cửa hiệu để mua hàng. Xu hướng này cho thấy trong tương lai những nhà kinh doanh nào đánh giá thấp khả năng ảnh hưởng của Internet đối với thói quen mua sắm của người tiêu dùng, có thể sẽ phải trả giá đắt. Nhìn từ thực tế, ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể, song vẫn sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên là chính. Dù đạt và vượt mục tiêu phát triển, nâng cao giá trị gia tăng trong việc khai thác gỗ nhưng lại mâu thuẫn giữa thương mại và môi trường trong việc khai thác gỗ rừng, chế biến gỗ rừng. Sự mâu thuẫn này đã hạn chế ngành nghề chế biến gỗ, các doanh nghiệp buộc phải tìm cho mình thị trường nhập khẩu từ bên ngoài cũng như nguồn gỗ trồng trong nước. Theo số liệu từ Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam, các doanh nghiệp gỗ muốn đạt kim ngạch xuất khẩu bình quân 500 triệu USD cần tiêu thụ 1,5 triệu m3 gỗ tròn nguyên liệu, với kim ngạch xuất khẩu như hiện nay thì năng lực chế biến của các doanh nghiệp cần phải có ít nhất 2,5-3 triệu m3 gỗ quy tròn/năm. Nguồn nguyên liệu trong nước cung ứng cho ngành này chỉ 15%, số còn lại phải nhập khẩu từ các nước như Indonesia, Malaysia, Philippines, châu Phi, New Zealand … với giá trị nhập trong năm 2005 lên tới 667 triệu USD và giá nguyên liệu nhập khẩu tăng 20% so với năm 2004. Nguyên nhân là do các nước như Malaysia, Indonesia đã quyết định ngưng xuất khẩu gỗ xẻ, và các nước khác cũng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, hạn chế khai thác gỗ rừng trồng bằng biện pháp không bán lẻ gỗ mà bán cả lô vài ngàn mét khối với nhiêu chủng lọai gỗ khác nhau, trong khi các doanh nghiệp trong nước lại không đủ năng lực để mua những lô hàng lớn như thế. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước khó khăn trong việc tìm nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động tìm kiếm các nguồn nguyên liệu tại các nước khác như Canada, Nam Phi, Mỹ, Nga, Brazil … tuy nhiên phải mua số lượng rất lớn, và giá nguyên liệu gỗ của các nươc này rất cao vì đã có chứng nhận FSC, bên cạnh đó là cước phí vận chuyển cao, thời gian nhận hàng chậm đã làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong kế hoạch sản xuất. Vì vậy, đối tượng chính của sản phẩm gỗ Việt Nam cũng là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ là nguồn nguyên liệu. Trong bối cảnh này, vấn đề phát triển nguồn nguyên liệu gỗ trong nước đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất các loại dầu, keo dán, phụ kiện, bao bì, .v.v. cho chế biến sản phẩm cuối cùng là sản phẩm gỗ có sự phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghieọp. e) Sản phẩm thay thế. Tuy nhiên các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam còn hạn chế như hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao do doanh nghiệp eo hẹp vốn nên chỉ mua nhỏ giọt công nghệ, trang thiết bị theo công đoạn, nên chưa có điều kiện đầu tư chiều sâu cho công nghệ, về mẫu mã chủ yếu là dựa vào mẫu mã có sẵn và mẫu mã nước ngoài, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động, tính độc đáo của sản phẩm còn mang đậm bản sắc tự nhiên và văn hoá đặc thù, giá trị gia tăng sản phẩm trong tổng giá trị sản phẩm nói chung còn thấp hơn so với mức trung bình của thế giới.
Nhận xét : Số điểm quan trọng là 2.63 cho thấy năng lực chung của ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ chỉ ở trên mức trên trung bình về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát. Do đó, trong thời gian tới, xây dựng chiến lược cần tiếp tục củng cố và phát huy những mặt mạnh, và cần đề ra biện pháp khắc phục những mặt yếu.
Từ phân tích môi trường bên ngoài và bên trong, có thể đưa ra ma trận SOWT chưa đầy đủ của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam. Nguồn nguyên liệu có sẳn một phần trong nước và đang được quy hoạch, phát triển thêm.
- Giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu trên thị trường thế giới có xu hướng tăng do các nguyên nhân chủ yếu như: tình trạng cháy rừng trên thế giới, chi phí vận chuyển tăng do tác động dây chuyền của tăng giá dầu mỏ, một số thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu như Indonesia,Malaysia … đang áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu gỗ thô. Tất cả yếu tố trên được phân tích để nhận định được điểm mạnh, điểm yếu, cộng với cơ hội và nguy cơ của môi trường bên trong, bên ngoài để làm nền tảng xây dựng các chiến lược, từ đó chọn lựa chiến lược phù hợp nhất cho ngành và đề ra các giải pháp thực hiện nhằm tận dụng cơ hội, phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu, nguy cơ để chiếm lĩnh thị phần thị trường Mỹ- một thị trường lớn nhất của ngành xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam.
“Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản; may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia dụng; cơ khí đóng tàu,…, công nghiệp công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm. Nâng tỉ trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến….”. “Tận dụng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế … Đẩy nhanh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu… Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh; tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng”. “Nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển mạnh việc trồng mới và khai thác bền vững rừng sản xuất để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài về nguyên liệu gỗ cho chế biến hàng tiêu dùng và xuất khaồu”. Đại hội Đảng lần thứ X). Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các doanh nghiệp có thể khoâng theo kòp.
Các nhà nhập khẩu, khách hàng Mỹ quay sang Việt Nam đặt hàng và mua hàng.
Chiến lược xúc tiến (Promotion) * Keânh xuùc tieán:. Trong giai đoạn 2006-2010, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các kênh xúc tiến thương mại như sau:. a) Internet: Internet là kênh truyền tải thông tin rẻ và tiện lợi hơn cả. Các doanh nghiệp và cả hiệp hội ngành gỗ, các cơ quan xúc tiến thương mại nhà nước cần thiết lập một website riêng giới thiệu thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam, kết nối trực tiếp với trang web của các doanh nghiệp trong ngành, đây là cách tập trung đầu mối thông tin, vừa thuận tiên cho khách hàng quốc tế truy cập, tìm kiếm nhà cung ứng, vừa dễ dàng cho việc đầu tư, tận dụng những thuận lợi của thương mại điện tử trong việc cung cấp thông tin đến khách hàng Mỹ. Website của doanh nghiệp cần được cập nhật thường xuyên, như là nơi giới thiệu sản phẩm và chính sách kinh doanh mới nhất. Một số tiện ích như : đặt hàng, cung cấp thông tin qua mạng nên được đưa vào nội dung web. Doanh nghiệp phải có bộ phận chuyên trách hồi đáp kịp thời những câu hỏi chuyển về và tư vấn cho khách hàng một cách chuyên nghiệp về sản phẩm gỗ của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp trong nước cũng nên kiên kết tạo kết nối trên các trang web thông tin thương mại chính thức của Việt Nam và Mỹ hay các trang web lớn như Amazon, Ebay, Yahoo, Google …. b) Hội chợ, triển lãm: để có đối tác, khách hàng Mỹ, ngoài việc đi chợ trên mạng Internet, thường doanh nghiệp các nước phải tham gia các hội chợ về ngành hàng quan tâm tại Mỹ, thử nghiệm sức cạnh tranh hàng hóa của mình ngay tại chỗ và qua đó tiếp xúc trực tiếp đối tác để lập quan hệ. Tất cả những hoạt động đó rất tốn kém, nhưng những gì cần hiệu quả cho làm ăn lâu dài thì doanh nghiệp cũng nên mạnh dạn chi tiền. Tham gia hội chợ triễn lãm là cách tốt nhất để quảng bá. hình ảnh sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam đối với nhà nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng Mỹ. Tại Mỹ, hội chợ diễn ra quanh năm, là nơi các nhà sản xuất và nhập khẩu hoặc đại lý phân phối của các nhà nhập khẩu thường trưng bày, giao dịch, bán buôn sản phẩm cho cho những người bán lẻ. Có thể tham dự một số hội chợ ngành gỗ tổ chức định kỳ hàng năm tại Mỹ. Về các hội chợ trong nước doanh nghiệp cũng phải chủ động tham gia hoặc liên kết tham gia các hội chợ đồ gỗ lớn trong nước như Expo tổ chức hàng năm tại TP. c) Catalogue : các doanh nghiệp cần biên tập riêng catalogue cho thị trường Mỹ theo tiêu chí phù hợp về ngôn ngữ, đặc trưng văn hoá- mỹ thuật và sở thích của từng phân khúc thị trường. Làm catalogue trên dĩa VCD, phim cũng là những hình thức tiện lợi, sinh động (do được hỗ trợ hình ảnh động và âm thanh) nên được áp dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ cần phối hợp với các đại diện thương mại của nhà nước Việt Nam như: các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam, phòng Thương mại và công nghiệp, Bộ Thương mại Việt Nam, đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam ở Mỹ để được giúp đỡ trong xúc tiến thương mại, quảng cáo và quảng bá về sản phẩm, thương hiệu trên hệ thống báo và tạp chí chuyên ngành tại Mỹ. * Cách thức xúc tiến thương mại:. Thị trường Mỹ hết sức đa dạng với nhiều khác biệt về đặc điểm kinh tế-văn hoá-xã hội. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam thiết kế chương trình, kế hoạch xúc tiến tiêu chuẩn hoá theo mẫu. Phần chung của chương trình xây dựng trên cơ sở đặc tính chung của thị trường Mỹ. Phần riêng sẽ thay đổi để phù hợp với cách nhìn và cảm nhận của người dân mỗi nước sao cho thông điệp truyền tải một cách chính xác và hiệu quả nhất. Một điểm nhỏ nữa nhưng có vai trò không nhỏ trong hoạt động xúc tiến là cách đặt tên sản phẩm. Tên sản phẩm cần dễ gọi, dễ nhớ và tạo được mối liên tưởng ở khách hàng Mỹ đến những gì gần gũi và thân thiết trong cuộc sống thường nhật hoặc trong ký ức của họ. Trong giai đoạn 2006-2010, yêu cầu ngày càng cấp thiết đang đặt ra cho các doanh nghiệp là tăng cường nhận thức về bảo hộ sở hữu trí tuệ và tích cực đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhất là đối với đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập, bởi khi doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường, một khi đã có được thế vững chắc trong lòng người tiêu dùng, chắc chắn nhãn hiệu của doanh nghiệp đó sẽ là mục tiêu "nhòm ngó" của nhiều nhà sản xuất của nước sở tại. Đây không chỉ là công cụ hữu hiệu giúp bảo vệ quyền sở hữu và sử dụng độc quyền nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp tại thị trường trong và ngoài nước, mà còn là cơ sở quan trọng nhất để giúp giải quyết một cách thỏa đáng những tranh chấp thương mại xảy ra liên quan đến vi phạm về bản quyền, quyền sở hữu, từ đó bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của các doanh nghiệp. Mỹ là một thị trường lớn nếu xét về khía cạnh địa lý. Thay vì tập chung vào một thị trường lớn, các doanh nghiệp nên tập trung vào nhiều thị trường tại một khu vực và các thành phố lớn, các doanh nghiệp cần xây dựng một chuỗi các cửa hàng bán lẻ ở cấp độ khu vực. Những cửa bán lẻ có khả năng truyền tải được những gì doanh nghiệpù cú thể mang lại được cho khỏch hàng đồng thời cũng phải cú khả năng phân phối hàng của mình đến hàng ngàn hộ gia đình ở những vùng ngoại ô xa xôi. Điều này tạo dựng được thương hiệu riêng của doanh nghiệp và thương hiệu của đồ gỗ “made in Việt Nam”, tăng giá trị xuất khẩu, có thị trường ổn định vững chắc, đồng thời tiếp nhận thông tin phản hồi về sản phẩm của doanh nghiệp từ chính những “thượng đế” tiêu dùng. 3.3.3 Chiến lược tăng trưởng hội nhập a) Hội nhập dọc về phía trước.