MỤC LỤC
Trước tình hình đó UBND xã đã chỉ đạo cho lực lượng công an xã phối hợp với dân quân tự vệ và bảo vệ nông trường tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát địa bàn, rà soát các đối tượng cú tiền ỏn tiền sự, bỏo cỏo cụng an huyện để theo dừi, tăng cường công tác trao đổi thông tin, phối hợp theo quyết định 107, triệt phá các băng nhóm phạm tội, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, chính vì vậy mà tình hình ANTT trên địa bàn đã được đảm bảo. Tập quán sản xuất của người nông dân nhất là với đồng bào dân tộc chưa được đổi mới, còn sản xuất mang tính tự phát, chưa tạo được phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chưa có nhiều mô hình sản xuất hàng hoá tập trung và phát triển trang trại chưa tương xứng với thế mạnh vốn có của đất.
- Thực hiện công tác kiểm kê 5 năm, thống kê đất đai hàng năm theo quy định. - Tuyên truyền các văn bản pháp luật về đất đai như Luật đất đai, nghị định 181/NĐ-CP, nghị định 182/NĐ-CP của Chính phủ.
Nguyên nhân: Công tác tuyên truyền pháp luật đất đai chưa được sâu rộng trong nhân dân, đa phần người dân còn nghèo nên vốn đầu tư vào sản xuất còn hạn chế, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn, khả năng nắm bắt thông tin của người dân còn hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa đủ động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Do đất đai ở xã Ia Pếch đã được khai thác để sản xuất nông nghiệp và hiện đang trồng các loại cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao như cà phê, cao su, điều nên khả năng phát triển khu công nghiệp lớn là không khả thi, do chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng là rất lớn và nguồn nguyên liệu không đủ để cung cấp cho khu công nghiệp. Về khả năng đất đai của địa phương thì ngoài mở rộng theo hình thức xen ghép giữa các hộ gia đình, giảm bớt định mức đất ở trên hộ; trong thời gian tới, cần có định hướng xây dựng các khu dân cư mới vừa tạo quỹ đất ở vừa đáp ứng cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của xã trong tương lai.
Xã Ia Pếch có lợi thế là đất đai màu mỡ, dân cư phát triển và đang từng bước hình thành một khu vực dân cư ổn định, nhưng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân còn thiếu ở một số làng cụ thể như làng Sát Tâu, làng Ku Tong và làng O`sơr, không khai thác tối đa các lợi thế sẵn có của địa phương.
Khuyến khích nhân dân trồng xen tiêu, cây ăn quả trong các vườn cà phê vừa làm cây che nắng, gió, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, trồng xen trong các vườn cây cà phê phục hóa, các loại đậu, đỗ, ngô lai có năng suất cao, vừa tạo độ che phủ, cải tạo đất, vừa có lợi về kinh tế. Một mặt phát huy tối đa nội lực, coi nội lực là nhân tố quyết định cho ổn định và bền vững của phát triển kinh tế xã hội của xã, đồng thời biết tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, mở mang giao lưu kinh tế trong trong khu vực. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt các đồng bào dân tộc ít người và nhất là đồng bào dân tộc Jarai tại chỗ, phấn đấu cơ bản xóa đói và giảm mạnh số hộ nghèo.
Củng cố, kiện toàn xây dựng lực lượng công an viên vững về chính trị, mạnh về tổ chức, giỏi về nghiệp vụ, tăng cường lãnh đạo đổi mới công tác vận động quần chúng xây dựng thế trận an ninh nhân dân và phong trào toàn dõn tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, làm cho nhõn dõn hiểu rừ về õm mưu của địch, nêu cao tinh thần cảnh giác, tố giác tội phạm, tham gia bảo vệ chính quyền, ngăn chăn các tệ nạn xã hội, không để xâm nhập vào địa bàn,giữ gìn sự bình yên cho nhân dân.
Khai thác và sử dụng hiệu quả, khoa học các thảm thực vật thuộc đối tượng sản xuất nông nghiệp (cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hàng năm…) để tăng độ che phủ và độ phì nhiêu cho đất, chống xói mòn, rửa trôi đất, góp phần điều tiết nguồn nước, điều tiết khí hậu thời tiết. Để phục vụ tốt nhu cầu dùng thông tin liên lạc cho người dân trong xã, để người dân trao đổi kinh nghiệp sản xuất với nhau thì trong thời kỳ 2010 – 2020, cần nâng cấp biêu điện xã và tập huấn cho các nhân viên để có thể đáp ứng nhu cầu của người dân. Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất; căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020; dựa trên cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai.
Từ đó xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để phát triển các ngành kinh tế, đạt hiệu quả đồng bộ cả 03 lợi ích: kinh tế, xã hội và môi trường dựa trên quan điểm sử dụng đất tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao nhất.
- Những tuyến giao thông được quy hoạch sẽ đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu đi lại cũng như trao đổi hàng hóa của người dân; Bên cạnh đó, việc quy hoạch xây dựng chợ trung tâm cùng với các khu thương mại dịch vụ sẽ góp phần trong việc thúc đẩy ngành thương mại, tiểu thủ công nghiệp phát triển, nâng cao hơn nữa tổng giá trị của lĩnh vực này. - Quy hoạch các công trình cơ sở hạ tầng, một mặt đáp ứng được nhu cầu của người dân, mặt khác, sẽ đảm bảo được bộ mặt về sơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tạo nên những nét mới, tác động tích cực tới quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. - Chất lượng và năng suất sản phẩm nâng cao, các ngành nghề kinh tế khác được thúc đẩy và tạo cơ hội phát triển chắc chắn sẽ tạo nên bước đi lên về nguồn thu nhập của người dân, từng bước cải thiện hơn chất lượng cuộc sống vùng dân cư nông thôn.
Gia 12,52 Dọc theo tuyến đường liên xã đến giáp làng Nang Long, lấy vào đất cây lâu năm, lấy vào sâu hai bên đường mỗi bên 50m. Do chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp (Chuyển sang đất giao thông 0,6 ha) và đất khu dân cư nông thôn (1,55 ha). OSơr 4,90 Dọc theo tuyến đường liên xã, lấy vào đất cây lâu năm và đất chưa sử dụng, lấy vào sâu hai bên đường mỗi bên 50m.
Dọc theo tuyến đường liên xã đến giáp làng Nang Long, lấy vào đất cây lâu năm, lấy vào sâu hai bên đường mỗi bên 50m.
Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) của xã Ia Pếch, huyện Ia Grai được xác định trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất của xã trong thời gian qua, các nguồn lực và định hướng phát triển của các ngành trên địa bàn xã. Quy hoạch sử dụng đất đai xã Ia Pếch được xác định trên cơ sở xử lý tổng hợp các dự án đã và đang được trình duyệt của các ngành, các lĩnh vực, có tính kế thừa, có căn cứ khoa học và tính khả thi cao, đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh. Các số liệu quy hoạch của các loại đất trong báo cáo là chi tiết, đảm bảo đúng định mức và nhu cầu của nhân dân địa phương cũng như các ngành nghề phát triển trên địa bàn, được thể hiện cụ thể đến từng loại đất, từng công trình trong giai đoạn thực hiện và dựa trên số liệu được cung cấp từ các ban ngành liên quan và số liệu điều tra thu thập được qua quá trình đi thực địa của trung tâm kỹ thuật nên phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.
Báo cáo quy hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là căn cứ giao đất theo quy định của pháp lý, là căn cứ để điều chỉnh, phân bố lại dân cư, lao động nhằm khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động trên từng khu vực địa bàn xã nhà, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần và chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.