MỤC LỤC
Thứ nhất làm rừ cỏc khỏi niệm về thõu túm và sỏp nhập; cỏc phương thức thực hiện thâu tóm và sáp nhập ngân hàng; các lợi ích và hạn chế của thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng;. Thứ hai:làm rừ về thực trạnh năng lực cạnh tranh của cỏc ngõn hàng thương mại cổ phần Việt Nam; phân tích các xu hướng thâu tóm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới nhằm rút ra xu hướng cho các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam;.
Như Sacombank đã đầu tư khoảng 4 triệu USD cho việc ứng dụng hệ thống Core Banking, VIB Bank cũng mất hàng triệu USD để hoàn thành dự án hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hàng System Access (Singapore) cung cấp, MB tuyên bố đã ứng dụng thành công Core Banking T24, NH Đông Á, đầu tư mạnh vào công nghệ ATM thông minh… Hơn nữa thời gian từ khi đấu thầu đến khi sử dụng công nghệ Core – Banking mất khá nhiều thời gian, do vậy thường hay bị lỗi thời so với nhà cung ứng. Dựa theo cơ cấu thu nhập của các ngân hàng có thể thấy tỷ lệ thu nhập từ lãi vay chiếm ít nhất 75% tổng thu nhập của các ngân hàng, như vậy cho thấy các NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng vẫn chủ yếu cung cấp các dịch vụ sản phẩm truyền thống và đơn giản như nhận tiền gửi và cho vay, các sản phẩm có tính chất phức tạp như quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư, các sản phẩm phái sinh, các dịch vụ tiện ích của thẻ… chưa được các ngân hàng chú trọng đúng mức và đầu tư mạnh. (i) Đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, ngân hàng thương mại liên doanh trong đó phần góp vốn của bên nước ngoài không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2007 được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Chính Phủ chủ trương đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là kế hoạch cổ phần hóa của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Mobifone, Tập đoàn điện lực, Vietnam Airline… gây nên tình trạng bội thực cung cho TTCKVN trở nờn rừ nột hơn bao giờ hết. Luật doanh nghiệp 2005, điều 152, 153 qui định: “Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”. Đối với lĩnh vực tài chính-ngân hàng, theo nghị định 69/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các ngân hàng Việt Nam, mức sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt qua 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam (dự kiến trước kia là 20%).
Thứ hai, ngay cả khi đã thành lập được các chi nhánh NH 100% vốn nước ngoài, mặc dù được đánh giá là những tổ chức làm việc chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong quản lý.., nhưng các ngân hàng này lại chưa thông hiểu thị trường nội địa, thói quen tiêu dùng rất khó khăn trong việc tiếp cận các khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Eximbank đã hoàn tất việc bán cổ phần cho các cổ đông chiến lược nước ngoài: bốn nhà đầu tư nước ngoài được mua 25% cổ phần của Eximbank gồm nhà đầu tư chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) và người có liên quan mua 15% vốn điều lệ của Eximbank; quỹ đầu tư VOF Investment Limited được quản lý bởi VinaCapital mua 5%; Mirae Asset Exim Investment Limited thuộc tập đoàn Mirae Asset (Hàn Quốc) mua 4,5%; quỹ Mirae Asset Maps Opportunity Vietnam Equity Balanced Fund 1 (OVEBF) mua 0,5%. Thực trạng tình hình mua lại cổ phần tại các NHTMCP Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy các Ngân hàng nước ngoài, các NHTMCP Việt Nam trong nước đều có các mục đích riêng của mình, không chỉ đóng vai trò là nhà đầu tư chiến lược, các ngân hàng này đều muốn tạo ra các quyền kiểm soát tại các NHTMCP mục tiêu bắt đầu bằng việc mua một tỷ lệ cổ phần sau đó sẽ thực hiện các chiến lược thâu tóm khi điều kiện thuận lợi.
Do nước ta có quá nhiều ngân hàng trong khi đó chưa có ngân hàng thực sự đủ mạnh, các ngân hàng đã phát triển quá nhanh theo chiều rộng, mở rộng qui mô, mạng lưới để huy động vốn dẫn đến các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt với nhau như cuộc đua về lãi suất tiền gửi, tranh giành khách hàng doanh nghiệp để cung cấp tín dụng nhưng lại không đầu tư mạnh vào các sản phẩm tiện ích. Thời điểm 06 tháng cuối năm 2008 lợi nhuận của các ngân hàng sẽ bị suy giảm rừ nột do ảnh hưởng của lạm phỏt, chớnh sỏch tiền tệ thắt chặt và suy giảm kinh tế từ những tháng đầu năm, hơn nữa, trong điều kiện lạm phát các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, chi phí tăng cao, sản lượng sản xuất giảm dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sút, khả năng chi trả lãi vay, nợ gốc sẽ giảm thấp, đồng thời thời điểm cuối năm sẽ là thời điểm đáo hạn của nhiều hợp đồng vay vốn tài trợ cho bất động sản nên nợ xấu sẽ tăng cao. Vì vậy, thay vì tăng cường tìm kiếm đối tác chiến lược là các ngân hàng nước ngoài, tăng cường mở rộng thị trường thông qua việc thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch mới sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí mới có thể đạt được mục tiêu đề ra các NHTMCP Việt Nam nên nghiên cứu tìm kiếm để lựa chọn ngân hàng mục tiêu nhằm thâu tóm và sáp nhập tạo nên một ngân hàng lớn mạnh đủ năng lực tài chính và qui mô để trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh cạnh tranh lại với các ngân hàng nước ngoài.
Đồng thời ngân hàng nhỏ có thị phần về cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tận dụng được khách hàng là các công ty thành viên của Tập đoàn, Tổng công ty, hoặc các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng nhỏ khi có nhu cầu vốn để tài trợ cho các dự án lớn thì ngân hàng nhỏ khó đáp ứng về vốn và khả năng thẩm định, thì đó là cơ hội cho các ngân hàng lớn phát triển hệ thống khách hàng của mình. Nhóm thương lượng phải thuyết phục được Ban lãnh đạo ngân hàng mục tiêu về những lợi ích từ sự cộng lực, các lợi ích mà cổ đông được hưởng, cũng như các lợi ích của Ban điều hành ngân hàng mục tiêu và toàn bộ nhân viên.Với bất kỳ cuộc thương lượng nào cũng phải đạt ra mục tiêu và phải dừng lại đúng lúc nếu không thuận lợi hoặc phải tỏ thái độ quyết đoán khi đưa ra các điều kiện với những lý lẽ đủ sức thuyết phục Ban điều hành ngân hàng mục tiêu. Tuy nhiên, trong trường hợp của các ngân hàng Việt Nam thì phương thức thanh toán bằng cổ phiếu sẽ hiệu quả hơn do điều kiện thị trường Việt Nam rất khó tìm kiếm đơn vị tài trợ để huy động đủ lượng tiền đáp ứng cho nhu cầu thâu tóm hơn nữa qui mô vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực, ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam là Vietcombank mới có vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng, trong khi đó Ngân hàng Bangkok – Thái Lan là 3.674,2 triệu USD (năm 2006), MayBank của Malaysia là 4.214 triệu USD nên việc lựa chọn phương thức thanh toán bằng cổ phiếu là khả thi nhất.
Vì vậy, khi tiếp quản đội ngũ nhân viên mới đến từ ngân hàng sáp nhập hay bị sáp nhập thì từ cán bộ quản lý bộ phận đến Ban lãnh đạo đều cần thiết phải tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với nhân viên động viên họ vượt qua giai đoạn hậu sáp nhập để tiến đến sự hòa nhập nhằm tạo ra cho ngân hàng sau sáp nhập một sức mạnh đoàn kết gắn bó. Đối với cán bộ nhân viên chủ chốt, Ban điều hành ngân hàng nên tổ chức tuyên truyền thông tin về thương vụ sáp nhập thông qua các cuộc họp nội bộ, đồng thời yờu cầu cỏc cỏn bộ quản lý cấp trung gian núi rừ cho cỏc nhõn viờn của mình hiểu thông tin về việc sáp nhập ngân hàng của mình về các chính sách chế độ có thể được thực hiện sau sáp nhập tạo tâm lý yên tâm làm việc cho nhân viên. Vì vậy, ngân hàng thâu tóm phải tiến hàng xác minh và đánh giá thận trọng các khoản nợ hiện hữu của ngân hàng mục tiêu, để có được kết quả đánh giá một cách tin cậy thì ngân hàng thâu tóm nên thuê những hãng luật có đủ năng lực và tính nhiệm để thẩm tra được đầy đủ tính pháp lý của các tài sản và nợ của ngân hàng mục tiêu.
Hơn nữa đối tượng thực hiện trong hoạt động thâu tóm và sáp nhập ngân hàng cũng phải được qui định rừ ràng nhằm trỏnh xẩy ra hiện tượng cỏc Tập đoàn, Tổng Công ty, doanh nghiệp lớn thâu tóm ngân hàng nhằm mục đích kiểm soát ngân hàng để phục vụ cho mục đích kinh doanh riêng của họ. Đồng thời, Kế hoạch phát triển hệ thống ngân hàng dài hạn trong vòng 10 – 20 năm tới cần thiết phải được Ngân hàng Nhà nước thiết lập để đảo bảo duy trì ổn định sự phát triển của toàn hệ thống, ổn định thị trường vốn, từ đó tạo đà thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đồng thời luận văn cũng đề xuất cho Ngân hàng Nhà nước các vấn đề về việc xây dựng các qui định về thâu tóm và sáp nhập ngân hàng, các vấn đề về quản lý hoạt động thâu tóm và sáp nhập ngân hàng và đặc biệt là xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong dài hạn.