MỤC LỤC
Dãy núi này có phần đuôi hầu như chụm lại ở Tam Đảo, còn đầu tỏa ra như những nan quạt về phía Bắc. Đến Tam Đảo dãy núi giảm dần độ cao rồi chuyển thành các đồi gò vùng Trung Du và đồng bằng Bắc Bộ. Khối núi Tam Đảo như một bức hình phong chắn gió mùa Đông Bắc cho vùng Đồng Bằng, gồm > 20 đỉnh núi được nối với nhau bằng một đường dông sắc nhọn.
Các đỉnh có độ cao trên dưới 1000m, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Nord (1.592m) nằm ở trung tâm và là giao điểm ranh giới của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Địa giới hành chính của huyện có 9 đơn vị cấp xã nằm trọn trong vùng chính và vùng đệm phía Tây Nam VQG Tam Đảo. Vùng đệm VQG Tam Đảo chủ yếu là địa hình đồi núi thấp và trung bình, xen kẽ với các vùng bình địa của các nhánh sông.
Huyện Tam Đảo: Địa hình tương đối đa dạng và phức tạp, vùng miền núi và núi cao diện tích có khoảng 11.000 ha chủ yếu do VQG và lâm trường Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng, với đặc điểm địa hình như trên tạo điều kiện cho huyện Tam Đảo phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp phong phú và đa dạng.
- Chế độ nhiệt: Căn cứ chỉ số về chế độ nhiệt của trạm quan trắc khí tượng Vĩnh Yên nằm trong vùng Lim xẹt tái sinh phân bố có nhiệt độ trung bình năm là 23,70C; nhiệt độ tối cao bình quân là 41,50C; nhiệt độ tối thấp bình quân là 3,20C.
Nghiên cứu đặc điểm lý tính, hóa tính của đất dưới tán rừng tự nhiên nơi có Lim xẹt tái sinh phân bố, đề tài chọn 3 phẫu diện đất điển hình tại 3 khu vực nghiên cứu, phẫu diện 1 được bố trí tại khu vực 1(trong ô tiêu chuẩn 1), phẫu diện 2 được bố trí tại khu vực 2 (trong ô tiêu chuẩn 3) và phẫu diện 3 được bố trí tại khu vực 3 (trong ô tiêu chuẩn số 5) do VQG Tam Đảo cung cấp. Như vậy, qua kết quả điều tra và phân tích lý tính, hóa tính của đất dưới tán rừng Lim xẹt phân bố tự nhiên cho thấy: Lim xẹt tái sinh trên đất Feralit điển hình phát triển trên nhiều loại đá như: Phiến sét, Mica …, độ dốc.
Bạch đàn trắng, Keo tai tượng, Keo lá tràm và một số loài cây bản địa. Ngoài ra còn một số thảm thực vật tự nhiên khác như trảng cỏ, cây bụi và cây gỗ xen kẽ, đặc biệt là tại các xã vùng đệm diện tích cây ăn qủa ngày càng được tăng lên đáng kể.
Vùng đệm VQG Tam Đảo là vùng bán sơn địa, nhiều soi bãi đồi trọc, đất nông nghiệp chiếm 4,38% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Cây lúa nước là cây lương thực chính, diện tích đất canh tác bình quân cho một nhân khẩu là 776 m2, quá thấp so với yêu cầu tối thiểu của bộ phận dân cư nông nghiệp còn ở trình độ sản xuất thấp. Mặc dù trong những năm gần đây, một bộ phận dân cư đã cố gắng thâm canh từ 1 vụ lúa/năm lên 2 vụ lúa + 1 vụ màu/năm, thậm trí có nơi đưa 3 vụ lúa/năm, nhưng năng suất chỉ đạt 35- 40 tạ/năm không đủ cung cấp cho nhiều hộ gia đình, họ phải dựa vào nguồn thu nhập khác từ việc trồng màu, trồng chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm, một số gia đình sống dựa vào việc khai thác trộm gỗ, củi, măng trong rừng để bán.
Lâm trường Lập Thạch trực thuộc công ty nguyên liệu giấy Bãi Bằng, thuộc công ty giấy Việt Nam, quản lý 1.235 ha đất lâm nghiệp trên địa bàn 19 xã thuộc huyện Lập Thạch. Trung tâm khoa học và dịch vụ lâm nghiệp Đông Bắc bộ trực thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, quản lý 886,4 ha trên địa bàn huyện Mê Linh. Lâm trường Tam Đảo trực thuộc Sở NN&PTN tỉnh Vĩnh Phúc quản lý 1.040 ha trên địa bàn huyện Tam Đảo.
Lâm trường Sơn Dương trực thuộc Sở NN&PTN tỉnh Tuyên Quang quản lý 8.909,9 ha trên địa bàn huyện Sơn Dương. Lâm trường Đại Từ trực thuộc Sở NN&PTN tỉnh Thái Nguyên, quản lý 2.159,9 ha trên địa bàn huyện Đại Từ. Ngoài các đơn vị trên còn có các tổ chức khác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp như trại giam Vĩnh Linh, các hộ gia đình, tập thể quản lý sử dụng.
Theo giáo trình Thực vật rừng của Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) thuộc họ Vang (Caesalpiniceae R.Br). Cây tái sinh thường mọc rải rác hoặc đám nhỏ trong rừng thứ sinh phục hồi (Trạng thái IIA, IIB) và mọc rất thưa thớt ở những nơi chưa đủ điều.
Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các thành phần thực vật trong quần xã, đối tượng là loài cây. Tổ thành của rừng cho biết số loài cây và tỷ lệ mỗi loài cấu tạo rừng. Tổ thành rừng không những phản ánh tính đa dạng sinh vật hay tính ổn định của khu rừng mà nó còn cho ta biết được giá trị kinh tế của rừng, để từ đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng.
Do khu vực 3 là nơi chưa đủ điều kiện thành rừng (trạng thái IC) có chiều cao Hvn< 5,0m nên tổ thành khu vực này được trình bày trong mảng tái sinh. Ở đây, tác giả chỉ viết công thức tổ thành tầng cây cao của khu vực 1 và 2 (trạng thái IIA và IIB). Nhìn chung cấu trúc tổ thành ở khu vực 1 phức tạp hơn khu vực 2, số loài tham gia vào cấu trúc rừng của khu vực 1 cũng cao hơn so với khu vực 2.
Về thành phần loài cây tầng cao giữa 2 khu vực không có nhiều khác biệt, song tỷ lệ tổ thành của mỗi loài lại có sự khác nhau.
Từ số liệu thu thập được từ 90 ô dạng bản của 3 khu vực nghiên cứu, tôi đã tiến hành tính toán được chiều cao cây tái sinh trung bình của lâm phần và Lim xẹt, kết quả thu được được thể hiện ở bảng 4.7. Kết quả điều tra cây bụi - thảm tươi trong các ô dạng bản tại 3 khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.8.