MỤC LỤC
- Nghiên cứu thực trạng về sự tồn tại, phát triển và những khó khăn mà DNNVV gặp phải trong quá trình tiếp cận với các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Đồng thời đưa ra một số giải pháp tài chính giúp cho các DNNVV tiếp cận một cách tốt nhất các nguồn tài trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV trong giai đoạn hiện nay.
Từ đó, đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng hình thành, tồn tại và phát triển của các DNNVV ở Việt Nam.
Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, Chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. - DNNVV có nguồn vốn hạn chế, việc khởi sự kinh doanh và mở rộng qui mô đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị được thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và tín dụng không chính thức như vay, mượn bạn bè, người thân hay từ các tổ chức tài chính và phi tài chính trong xã hội.
Tín dụng trong một ngân hàng còn được gọi là tín dụng ngân hàng và được hiểu như sau: “ Tín dụng ngân hàng là một quan hệ giao dịch về tài sản giữa hai chủ thể trong đó một bên là người cho vay (ngân hàng) chuyển giao một lượng giá trị (tiền hoặc hàng hóa) cho người đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, và các chủ thể khác) sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận đồng thời bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện vốn gốc kèm theo một khoản lợi tức khi đến hạn thanh toán”. Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ rất cần thiết cho doanh nghiệp phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đây cũng là nguồn tài trợ không thể thiếu đối với các DNNVV, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, tín dụng ngân hàng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết của doanh nghiệp để họ tiếp tục duy trì hoạt động của mình trong cơn bão giá và thắt chặt tiền tệ, khan hiếm nguồn tiền như hiện nay.
DNNVV là thành phần kinh tế tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, giúp người lao động có điều kiện làm việc, có thu nhập ổn định và có điều kiện để cải thiện cuộc sống. DNNVV còn là tiền đề tạo ra những doanh nghiệp lớn, Với những doanh nghiệp thành công, quy mô của các doanh nghiệp được mở rộng và nhiều doanh nghiệp trong số này dần dần trở thành những doanh nghiệp lớn.
Các Luật tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới và Luật hỗ trợ DNNVV đổi mới trong kinh doanh khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các doanh nghiệp mới, tăng nguồn cung ứng vốn rủi ro, trợ giúp về công nghệ và đổi mới. + Hệ thống hỗ trợ tăng cường cơ sở quan lý các DNNVV ở từng khu vực, các khoản vay được thực hiện tuỳ theo điều kiện của khu vực thông qua một quỹ được góp chung bởi chính quyền trung ương và các chính quyền địa phương và được ký quỹ ở một thế chế tài chính tư nhân. Với các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp từ bên ngoài như tín dụng ngân hàng, cho thuê tài chính, quỹ đầu tư,.và vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nó đối với DNNVV, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển DNNVV là một vấn đề mang tính chất thực tiễn cao.
Đây là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các bộ ngành liên quan, các tổ chức hỗ trợ phát triển DNNVV và các doanh nghiệp trao đổi ý kiến, quan điểm, chia sẻ bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp phát triển DNNVV, xây dựng mối liên kết giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn, tạo cơ hội gặp gỡ giữa các DNNVV và các nhà cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh như tư vấn, cung cấp tài chính và nâng cao năng lực cho các DNNVV. - Trung tâm tổ chức các khu trưng bày sản phẩm công nghiệp phụ trợ để các DNNVV có cơ hội giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của mình tại các hội chợ quốc tế lớn như Hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam 2007,…Trung tâm cũng tổ chức xây dựng một danh bạ chi tiết các doanh nghiệp với những sản phẩm được sản xuất trên những dây chuyền công nghệ cụ thể cho các doanh nghiệp có nhu cầu có thể dễ dàng tìm kiếm các vệ tinh, các nhà cung ứng có đủ năng lực. Theo một khảo sát ngẫu nhiên đối với 100 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì có tới 70% số doanh nghiệp được hỏi biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, dử dụng dịch vụ CTTC, gần 20% doanh nghiệp hoàn toàn không hề biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu CTTC như một hoạt động mua trả gúp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rừ bản chất cấp tớn dụng của dịch vụ CTTC, chưa thấy rừ được hiệu quả, lợi ớch từ dịch vụ CTTC mang lại .(Tạp chớ Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương số 14, 2007).
Ngoài nguyên nhân trên, một nguyên nhân nữa là do quy chế thành lập quỹ cũn nhiều bất cập, chưa xỏc định rừ quyền lợi cũng như trách nhiệm của các tổ chức góp vốn thành lập quỹ, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV là một tổ chức tài chính hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn vốn và bù đắp được chi phí, do vậy không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào quỹ vì doanh nghiệp chỉ đầu tư để thu lợi nhuận. - Từ thực trạng phát triển của các DNNVV cho thấy với một số lượng đáng kể DNNVV được thành lập qua các năm và đóng góp của DNNVV vào sự phát triển chung của nền kinh tế thì những khó khăn, hạn chế mà những DNNVV gặp phải cũng rất nhiều như : nguồn vốn hạn chế; trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị lạc hậu; trình độ quản lý kém, chất lượng lao động thấp, môi trường kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, bình đẳng,…Trong đó, vấn đề nguồn vốn hoạt động và các nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đang là vấn đề bức thiết cần được giải quyết.
- Nhà nước cũng cần có các chính sách khuyến khích cho các công ty CTTC để các công ty CTTC có các chương trình tài trợ cho các DNNVV, ví dụ như ưu đãi thuế (thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, thuế thu nhập doanh nghiệp), ngoại tệ, lãi suất huy động vốn trung dài hạn…nhằm giúp các công ty CTTC có thể giảm các chi phí đầu vào và từ đó giảm giá cho thuê, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng qui mô hoạt động. - Thực hiện đa dạng hóa các hình thức CTTC như: Hình thức mua và cho thuê lại đối với các tài sản thuê là máy móc thiết bị, dây chuyền sàn xuất hiện đại, có thời gian sử dụng tương đối dài và chậm lạc hậu về công nghệ; Hình thức cho thuê trả góp, hình thức này đáp ứng được nhu cầu thích sở hữu hơn là đi thuê của người dân và các nhà doanh nghiệp; Hình thức cho thuê hợp tác, hình thức này không chỉ giúp cho các công ty CTTC có thể khắc phục tình trạng thiếu vốn của mình mà còn khắc phục được quy định của Chính phủ về mức giá trị cho thuê đối với một khách hàng không vượt quá 30% vốn tự có của các công ty CTTC. * Bên cạnh đó, một yếu tố không kém phần quan trọng đó là để góp phần cho các chính sách hỗ trợ thực thi có hiệu quả các DNNVV phải tự mình phát triển thông qua việc nâng cao năng lực, trình độ quản lý của các giám đốc và các cán bộ quản lý doanh nghiệp, bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho phù hợp với nền kinh tế mở hiện nay nếu không doanh nghiệp sẽ là người tự loại thải mình ra khỏi sân chơi quốc tế.