Tác động của quản lý nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là thông qua việc phân tích, nghiên cứu tìm hiểu thực trạng vay nợ nước ngoài và mối quan hệ tác động giữa nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Từ đó, tác giả rút ra các nhận xét và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương phỏp mụ hỡnh hoỏ: Phương phỏp này được sử dụng để làm rừ những phân tích định tính bằng các hình vẽ cụ thể để vấn đề trở nên dễ hiểu hơn;. - Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy đồng liên kết để phân tích cân bằng dài hạn và mô hình ECM để phân tích cân bằng ngắn hạn của một số yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế giai đoan 1986 - 2010.

Dữ liệu nghiên cứu

- Phương thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích số liệu từ Internet, các bài báo, các bài nghiên cứu trong và ngoài nước.

CHƯƠNG I

Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

    Yt = α0 + α1 lnEDTt + α2 lnFDIt + α3 lnINVt + α4 lnTDSt + α5 EXPt + εt Trong đó : Biến Y là biến phụ thuộc đại diện cho mức tăng trưởng kinh tế; biến EDT là tỷ số giữa tổng số nợ nước ngoài trên GDP; biến FDI là tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP; biến INV là tỷ lệ đầu tư trong nước trên GDP; biến TDS là tỷ lệ tổng dịch vụ nợ trên xuất khẩu (%) và biến EXP là chỉ tiêu đại diện cho biến đo lường độ mở của nền kinh tế (%), được tính bằng cách lấy tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tính theo giá hiện tại qui về đồng tiền địa phương chia cho chỉ số giá điều chỉnh hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư là do nhu cầu đầu tư tăng cao thì thâm hụt chưa hẳn là một vấn đề nghiêm trọng, khi đầu tư nhiều tài sản cố định như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn, sẽ sản xuất nhiều hơn và hàng hóa sản xuất ra có thể để tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và tài khoản vãng lai (trả nợ). Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng nhanh, đó có thể là do kết quả những cải cách kinh tế mà Việt Nam đã thực hiện trong những năm 90, thể hiện qua việc ký kết các hiệp định thương mại song phương và gần nhất là việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO (01/11/2007) sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu tăng lên, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ đầu tư sản xuất và tiêu dùng cũng gia tăng.

    Vì vậy, để xác định, đánh giá đúng đắn mức độ an toàn của nợ công, không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợ trên GDP, mà cần phải xem xét nợ công một cách toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư toàn xã hội. - Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn vay chưa thật sự mang lại hiệu quả: Nguồn vốn vay nợ nước ngoài trong thời gian qua chưa thực sự gắn với hiệu quả sử dụng và trách nhiệm trả nợ, nhiều dự án không trả được khó khăn trong việc hoàn trả vốn vay, chủ trương đầu tư và phân phối cho các đối tượng sử dụng vốn đôi khi không rừ ràng, khụng gắn trỏch nhiệm của cơ quan ra quyết định, cơ quan sử dụng vốn và cơ quan trả nợ trong khi chế tài xử lý không nghiêm. - Việc tổ chức đánh giá mức an toàn nợ chưa toàn diện, đúng ra phải đánh giá cả phần nợ của tổ chức, doanh nghiệp vay nợ nước ngoài với hình thức tự vay tự trả, vì theo nguyên tắc bình thông nhau, các doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh trong nước nếu bị thua lỗ, mất khả năng thanh khoản sẽ tác động dây chuyền đến các doanh nghiệp khác và nếu nhiều doanh nghiệp phá sản sẽ tác động xấu cả nền kinh tế theo hiệu ứng Domino.

    Hình 2.1: Nợ nước ngoài, dịch vụ nợ, GDP và tăng trưởng GDP  Giai đoạn 1986 – 2010.
    Hình 2.1: Nợ nước ngoài, dịch vụ nợ, GDP và tăng trưởng GDP Giai đoạn 1986 – 2010.

    Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam theo mô phỏng đường cong Laffer nợ

    PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010.

    Phân tích thực nghiệm ảnh hưởng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, giai đoạn 1986-2010

    • Kết quả thực nghiệm

      “threshold level” nên nghiên cứu kỳ vọng nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu mong đợi α1 > 0; tương tự tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP bổ sung nguồn lực bên ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mong đợi một tác động tích cực đến tăng trưởng, vì vậy kỳ vọng α2 >0 ; tỷ lệ đầu tư trong nước so với GDP dự kiến sẽ có ảnh hưởng tích cực đáng kể vào tăng trưởng GDP, nên nghiên cứu mong đợi α3>0 ; tỷ lệ tổng dịch vụ nợ trên xuất khẩu dự kiến sẽ tác động tiêu cực do việc giảm chi phí đầu tư trong nước từ dịch vụ thanh toán nợ, nên nghiên cứu dự đoán α4 <0. Như vậy, đầu tư trong nước là nền tảng, phát triển kết cấu tầng kinh tế -xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực phát triển, đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự phát triển toàn diện giữa các ngành, vùng , miền kinh tế, góp phần đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Điều này phù hợp xu thế thời đại, thực trạng và chính sách mở cửa kinh tế của Việt Nam hiện nay, bằng chứng việc gia nhập WTO đã có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nước ta trong bốn năm qua, xuất-nhập khẩu tăng mạnh, quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại với nhiều nước được tăng cường và mở rộng, đặc biệt là với các đối tác quan trọng.

      Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy hầu hết các biến là chuỗi dừng ở sai phân bậc một I(1), và có tồn tại sự đồng liên kết trong phương trình (1) nên ta có thể sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM), để tính toán mức độ tác động của các nhân tố đến biến động của tăng trưởng kinh tế và xác định mức chênh lệch trong ngắn hạn so với mức cân bằng dài hạn của chỉ số tăng trưởng kinh tế.

      Bảng 3.1: Ma trận hệ số tương quan.
      Bảng 3.1: Ma trận hệ số tương quan.

      Kết quả kiểm ý nghĩa thống kê mô hình ECM (Mô hình 1 bước trễ)

        Việc quản lý nợ nước ngoài hiệu quả cần phải được nhìn nhận và đánh giá qua tính ổn định nợ công, khả năng trả nợ trong tương lai, tính công bằng về gánh nặng nợ giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai theo các tiêu chí phù hợp với mục tiêu quản lý và thông lệ quốc tế, từ đó hướng tới hoàn thiện thể chế, chiến lược, chính sách trong vay và quản lý nợ nhằm tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí vay nợ trong khuôn khổ trung và dài hạn, kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, phải gắn kết quy mô nợ nước ngoài với mục tiêu tăng trưởng, bảo đảm tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ nước ngoài, trong đó, phải xây dựng chiến lược vay và sử dụng nợ vay một cách hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, đồng thời phải thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ chính phủ, để đảm bảo quy mô nợ vay phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, không làm tăng thêm gánh nặng nợ cho quốc gia. Có các tiêu chí cần xem xét, (a) nền tảng pháp lý về quyền tài sản và hợp đồng; (b) tính tiên liệu, minh bạch và công bằng của luật pháp tác động đến hoạt động kinh tế … - Chất lượng quản lý tài chính và lập ngân sách: Được đánh giá qua các tiêu chí (a) ngân sách đáng tin cậy và tổng thể có gắn kết với các ưu tiên chính sách; (b) hệ thống quản lý tài chính hiệu quả để đảm bảo ngân sách được thực hiện có hiệu quả và hiệu lực; (c) kế toán và báo cáo tài chính chính xác và kịp thời.

        Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng.

        Hình 3.4 : Kết quả kiểm định Histogram-Normality.
        Hình 3.4 : Kết quả kiểm định Histogram-Normality.