Thực trạng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam theo chiều sâu

MỤC LỤC

Phân theo hình thức sở hữu -Doanh nghiệp Nhà nước

Như vậy xu hướng quy mô nhỏ ngày càng tăng, chủ yếu là do doanh nghiệp tư nhân tăng nhiều, trong đó gồm phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.Do phần lớn doanh nghiệp có mức vốn thấp (85% doanh nghiệp có số vốn dưới 10 tỷ đồng) nên ngay từ đầu việc trang bị kỹ thuật, công nghệ đã rất hạn chế, mức độ trang bị tàI sản cố định cho một lao động ở mức rất thấp, bình quân 108 triệu đồng/1 lao động, trong đó cao nhất là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI là 247,4 triệu đồng/1 lao động; khu vực doanh nghiệp Nhà nước 117 triệu đồng/ 1 lao động (bằng 47% mức trang bị của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI), thấp nhất là doanh nghiệp ngoàI quốc doanh 42,8 triệu đồng/1 lao động (chỉ bằng 17% của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI, và bằng 26,5% doanh nghiệp Nhà nước). Khu công nghiệp là đầu mối quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đóng góp vào việc gia tăng sản lượng, góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.Tuy nhiên, tiến độ lấp đầy các khu công nghiệp còn chậm do nhiều nguyên nhân như hệ thống hạ tầng điện, nước, giao thông của các khu công nghiệp chưa hoàn chỉnh, giá thuê đất chưa thực sự hấp dẫn, các doanh nghiệp trong nước thiếu vốn để đầu tư xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp.

ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU

Hiện nay, thị trường lao động nước ta có đặc thù: tỷ lệ lao động tự làm cao, khu vực phi chính thức lớn, việc làm nông nghiệp chiếm đa số, thị trường lao động bị chia cắt (do sự thiếu hụt thông tin thị trường lao động, thiếu các chính sách về thị trường lao động…), bất cân đối lớn cung – cầu lao động (đặc biệt là cung lao động phổ thông), giá cả sức lao động rẻ và hạn chế liên kết với thị trường lao động thế giới, khu vực … đã cản trở đến sự hoạt động mạnh mẽ của thị trường lao động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trước hết là do nguồn vốn trong nước có thể huy động cho hiện đại hoá công nghệ là rất nhỏ bé, do quy mô của nền kinh tế là nhỏ.Tỷ trọng đầu tư cho công nghệ chỉ dưới 40% tổng đầu tư toàn xã hội, chưa đủ để phát triển ngành, đặc biệt la ngành mũi nhọn.Tổng kinh phí nhà nước cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ năm 2000 khoảng 100 triệu USD, trong khi đó ở Hàn Quốc là 7,5 tỷ USD.Mặt khác sư đóng góp của các trường đại học, viện nghiên cứu cho phát triển công nghệ còn rất khiêm tốn,do thiếu kinh nghiệm, thiếu cơ chế thích hợp và chưa thực sự gắn với nhu cầu bức xúc của nền kinh tế. Những thành tích, kết quả trong hoạt động KHCN đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển GTVT trong thời gian qua, nhất là trong việc tháo gỡ những khó khăn về chủ trương kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo và nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo chất lượng, giảm giá thành của công trình, sản phẩm, tăng năng suất lao động, từng bước thực hiện được phương châm của Đại hội Đảng lần thứ VII đề ra là: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải bằng và dựa vào khoa học công nghệ”.

- Về trình độ công nghệ: với chủ trương đầu tư, đi thẳng vào các kỹ thuật công nghệ mới, hiện đại, tiên tiến, các doanh nghiệp đã tiếp thu được những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ, bước đầu đã nâng cao trình độ công nghệ ở các doanh nghiệp từ mức trung bình yếu lên mức trung bình tiên tiến, cập nhật các công nghệ tiên tiến thế giới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Về nguồn nhân lực: trình độ các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật đã có nhiều tiến bộ, đã sử dụng thành thạo và làm chủ các máy móc thiết bị mới, nắm vững các công nghệ chuyển giao, làm chúng thích nghi với điều kiện của doanh nghiệp; chủ động phát triển một số sản phẩm mới, tự giải quyết được những khó khăn trong quá trình sản xuất … Các doanh nghiệp đã có sự quan tâm và đầu tư cho cán bộ kỹ thuật tiếp cận với các công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ CHIỀU SÂU

Tuy nhiên, thị trường công nghệ khá phức tạp, nhưng thành quả khoa học của thế giới đang “ngổn ngang” giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và lạc hậu, cái sắp ra đời khiến các doanh nghiệp lớn của các quốc gia có nền công nghệ hiện đại cũng phải nghiên cứu sắp đặt, lựa chọn và loại bỏ, chính ví thế đối với các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam thì thực tế việc đòi hỏi việc đầu tư đổi mới công nghệ càn được nghiên cứu về mặt lý luận, phân tích, đánh giá tình hình và nhận diện các xu thế phát triển, đưa ra các giải pháp cho đầu tư đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp một cách hợp lý nhất. Doanh nghiệp Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn do năng lực công nghệ thấp và kỹ thuật hạn ché, trình độ của người quản lý và người lao động thấp, bình quân hiện nay khoảng 7,4% lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam chưa học hết phổ thông và chỉ khoảng 30% chủ doanh nghiệp đã qua trường lớp đào tạo, thiếu thông tin cần thiết về tình hình kinh tế tài chính trong và ngoài nước, về thị trường và giá cả, về môi trường kinh doanh nói chung,… phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là những khó khăn lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, năng lực canh tranh sản phẩm của doanh nghiệp thấp làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể dành thắng lợi trong cạnh tranh ngay chính thị trường trong nước. Mặc dù đã có những nỗ lực rất lớn cả về phía các cơ quan quản lý và chính bản thân các doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp nước ta vẫn chưa thoát khỏi được vòng luẩn quẩn: thiếu vốn để đầu tư dẫn đến trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu, khả năng thu hút lao động có tay nghề và trình độ cũng như đào tạo để nâng cao trình độ của người lao động thấp, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh thấp, làm cho các doanh nghiệp không có thị trường, mức tích lũy thấp, và cuối cùng là không có điều kiện để đầu tư.

GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ THEO CHÍỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHÍỀU SÂU

TẦM VĨ MÔ

Bên cạnh đó Nhà Nước chú trọng một số hướng công nghệ trọng đIểm, mũi nhọn như công nghệ thông tin và truyền thông, sinh học, công nghệ vật liệu mới, tự động hoá, chế tạo máy… Nhà Nước tăng vốn đầu tư cho khoa hoc công nghệ và xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý đối với khoa học công nghệ bằng các chính sách khuyến khích hoạt động đổi mới công nghệ như đIều chỉnh các chính sách thuế và triển khai luật. Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự thay đổi về chất của nguồn nhân lực về các mặt thể lực, trí lực, chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất và nhân cách để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế, văn hoá xã hôI… Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại thì phát triển nguồn nhân lực trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, trong giai đoan hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có xu hướng sát nhập, liên kết hợp tác với nhau theo mô hình công ty mẹ_con hoặc tập đoàn kinh tế hoặc các công ty đa quốc gia… để có khai thác được lợi thế quy mô, thu lợi nhuận cao, giảm chí phí và có thể đứng vững trong thị trương cạnh tranh.

TẦM VI MÔ

    Cần xuất phát từ nhu cầu thị trường, từ nhu cầu đổi mới chủng loại, chất lượng sản phẩm, cũng như nhu cầu về tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và căn cứ vào khả năng huy đông vốn từ mọi nguồn, khả năng khai thác sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp để lựa chọn:hình thức mức độ đổi mới công nghệ thích hợp. Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp phải thườn xuyên đánh giá trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp để thấy được năng lực nội tại và làm cơ sở phân tích định tính và điịnh lượng trình độ công nghệ, so sánh với đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần tổ chức các khoá đào tạo để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, để cán bộ tiếp thu được những tiến bộ của thời đại như các phần mềm mới, hình thức quản lý mới có hiệu quả cao.Hơn nữa, nếu có điều kiện có thể gửi những cán bộ có năng lự đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm.