Tổ chức trò chơi đóng kịch phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non

MỤC LỤC

Lý luận về sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ 5 – 6 tuổi 1. Khái niệm lời nói mạch lạc

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã khẳng định: “Những trẻ trước khi bước vào trường phổ thông đã có khả năng nắm được ý nghĩa của các từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng với sự phát âm của người lớn (tùy theo địa phương có giọng nói như thế nào thì trẻ sẽ nói theo như vậy), biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt là nắm được hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật lời nói tinh vi nhất về phương diện cú pháp và về phương diện tu từ, nói năng mạch lạc, thoải mái. Điều đó có nghĩa là những “người thầy” đầu tiên này phải nắm vững đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ ở từng giai đoạn lứa tuổi để có biện pháp tác động phù hợp, tạo nên “vùng phát triển gần”, phát huy tối đa tính tích cực, tính chủ thể của trẻ trong hoạt động ngôn ngữ để có thể thúc đẩy sự phát triển năng lực ngôn ngữ của trẻ cao hơn “điểm phát triển dừng” trước đó.

Biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non

Biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi chính là cách làm cụ thể của giáo viên trong quá trình tổ chức TCĐK nhằm giỳp trẻ cú khả năng diễn đạt rừ ràng, khỳc chiết, cú trỡnh tự, cú lụgic một nội dung nào đó để đạt được sự thông hiểu của người nghe và mục đích phát ngôn của mình. Tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có định hướng của nhà giáo dục tới trẻ thông qua việc tổ chức TCĐK nhằm củng cố và phát triển ngôn ngữ cho trẻ đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.

Vài nét về đối tượng khảo sát 1. Địa bàn nghiên cứu

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRề CHƠI ĐểNG KỊCH NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NểI MẠCH LẠC. Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH. Vài nét về đối tượng khảo sát. Trưởng cơ sở và phụ trách chuyên môn đều là những người có trình độ Đại học và Thạc sĩ ngành Giáo dục mầm non. - Bản thân trẻ: Phần lớn là con em của cán bộ giảng viên, nhân viên trong trường Cao đẳng Sư phạm. Bên cạnh đó cũng có con em của cán bộ, người buôn bán quanh địa bàn xung quanh trường. Phụ huynh đều có hiểu biết, quan tâm và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Trẻ đều khỏe mạnh, tâm sinh lý phát triển bình thường. Đối tượng khảo sát. 40 giáo viên MN ở 2 trường MN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong đó có: 30 giáo viên MN Trường MN Hoa Hồng - Thành phố Bắc Ninh, 10 giáo viên MN Cơ sở MN Hoa Phượng - Thành phố Bắc Ninh giáo viên có trình độ từ trung cấp đến đại học. Mục đích khảo sát. Khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non và tìm hiểu nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp khắc phục thực trạng. Nội dung khảo sát. a) Khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên về tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. b) Khảo sát thực trạng các biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên (An két), phân tích các sản phẩm (kế hoạch) tổ chức TCĐK cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Kết quả khảo sát thực trạng biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non trên

Và khi tiến hành thì các biện pháp được họ sử dụng dưới hỡnh thức chung cho cả nhúm chơi, khụng cú thời gian theo dừi và chỳ ý đến đặc điểm từng cá nhân trẻ, Đây thực sự là một khó khăn đối với giáo viên MN, bởi nếu không có thời gian và không biết sắp xếp thời gian để chú ý quan tâm đến từng trẻ thì không thể có biện pháp phát triển lời nói cho trẻ phù hợp, hiệu quả được. Tóm lại, kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về việc tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường MN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh cho thấy, phần lớn giáo viên đã nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi và TCĐK là một trong những trò chơi đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển lời nói.

Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên  về những biểu hiện lời nói mạch lạc của trẻ
Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện lời nói mạch lạc của trẻ

Thực trạng biểu hiện lời nói mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi ở

Bên cạnh đó giáo viên cũng chưa chú ý đến từng cá nhân trẻ, mỗi trẻ có khả năng về ngôn ngữ khác nhau, cách thể hiện cũng khác nhau vì thế sự đánh giá không tỉ mỉ cho từng trẻ sẽ bỏ lỡ những cơ hội phát triển ở trẻ những khả năng không chỉ về ngôn ngữ mà cả về tư tưởng, tình cảm. Có tới hơn nửa số trẻ ở mức trung bình, những trẻ thuộc diện này ít nhiều đã biết kể thành câu chuyện có nội dung phù hợp với hình ảnh trong tranh nhưng lời kể của trẻ chưa được mạch lạc rừ ràng, trẻ chủ yếu sử dụng cỏc cõu đơn, cõu đơn mở rộng, chưa sử dụng được liên từ, trợ từ trong lời kể.

Bảng 2.4: Thực trạng mức độ biểu hiện lời nói mạch lạc của trẻ  ở hai trường mầm non Hoa hồng và mầm non Hoa Phượng
Bảng 2.4: Thực trạng mức độ biểu hiện lời nói mạch lạc của trẻ ở hai trường mầm non Hoa hồng và mầm non Hoa Phượng

Nguyên nhân thực trạng

Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, mặc dù giáo viên đã có sử dụng một số biện pháp khác nhau, nhưng những biện pháp mà giáo viên sử dụng chưa tác động hiệu quả đến sự phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ, chưa giúp trẻ thể hiện hết khả năng của bản thân. Nhiều gia đình còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời nói mạch lạc đối với sự phát triển của trẻ, chưa có sự phối hợp với nhà trường để giúp trẻ có lời nói lạch làm hành trang cho trẻ tự tin bước vào phổ thông và cuộc sống sau này.

Đề xuất một số biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non

Khi kể lại truyện, trẻ phải thể hiện cái hồn của tác phẩm, tình cảm, suy nghĩ, thái độ của mình đối với tác phẩm, trải nghiệm tình cảm của mình trong đó và thể hiện chúng cách sử dụng những phương tiện biểu cảm như lời nói, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ..Những kĩ năng mà trẻ có được trong quá trình kể lại truyện như cách mở đầu, diễn biến đến kết thúc truyện, cách điều chỉnh giọng điệu, hơi thở ngắt nghỉ một cách tự nhiên, kín đáo, bình tĩnh sẽ giúp trẻ chất lượng của lời nói, làm cho lời nói trở nên mạch lạc. Chính vì vậy việc tăng cường cho trẻ luyện tập lời thoại thông qua các vai chơi sẽ tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm tất cả các tuyến nhân vật để trẻ cảm nhận được sự giàu có của ngôn ngữ, biết cách sử dụng nhiều loại cấu trúc câu khác nhau trong lời nói, biết thể hiện lời nói sao cho phù hợp với từng nhân vật..Trong quá trình luyện tập lời thoại trẻ có thêt thêm, bớt từ, thêm vào những đoạn lặp, những từ cảm thán, nhấn giọng, chuyển giọng theo cảm xúc của trẻ để tăng tính biểu cảm, thuyết phục người xem mà không làm ảnh hưởng đến nội dung tác phẩm.

Thực nghiệm 1. Mục đích TN

Tiếp tục sử dụng các bài tập đã xây dựng với các chủ đề Thế giới động vật, Thế giới thực vật, nhằm đánh giá sự phát triển lời nói mạch lạc của trẻ sau khi tiến hành các biện pháp TN tác động (Phụ lục). Về mặt định lượng: Chúng tôi thu thập kết quả TN bằng các công thức toán thống kê kết hợp sử dụng phần mềm tin học Excel như: Tính điểm tổng, giá trị trung bình cộng, độ lệch chuẩn, so sánh sự khác biệt giữa kết quả của nhóm TN và nhóm ĐC.

Kết quả thực nghiệm

Trẻ được tham gia vào rất nhiều hoạt động chúng tôi tổ chức: Đóng kịch và thay nhau diễn kịch trong các buổi hoạt động vui chơi theo góc với nhiều hình thức: Biểu diễn, thi đua giữa các đoàn kịch..; tổ chức hội thi với quy mô giữa các khối lớp; Công diễn kịch với sân khấu ngoài trời..Bởi vậy trẻ mạnh dạn, tự tin lên rất nhiều trong giao tiếp với cô và các bạn. So t với tα, ta thấy rằng: t > tα và lớn hơn 0,551 nên khác biệt về điểm số ở nhóm TN và nhóm ĐC sau TN là có ý nghĩa (với độ tin cậy 95%) hay nói cách khác là có sự khác biệt, nhóm TN đã có kết quả cao hơn, khả năng phát triển lời nói mạch lạc thể hiện ở các mức độ cao hơn: vốn từ phong phú hơn, có khả năng kể chuyện, dựng truyện theo tranh và đặc biệt là khả năng giao tiếp tự tin, mạnh dạn hơn nhóm ĐC.

Bảng 3.1. Mức độ sử dụng lời nói mạch lạc của nhóm TN và ĐC trước TN
Bảng 3.1. Mức độ sử dụng lời nói mạch lạc của nhóm TN và ĐC trước TN