MỤC LỤC
+ Đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, công nghiệp, hàng hoá bảo đảm an toàn dịch bệnh và có sức cạnh tranh cao trên thị trường, quy hoạch chăn nuôi lợn ngoại tại các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Hồng, Nam Trung Bộ và một số tỉnh ở Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long. + Phấn đấu mỗi tỉnh có ít nhất 2 – 3 cơ sở nuôi lợn đực ngoại khai thác tinh phục vụ thụ tinh nhân tạo.
Tuy nhiên những nghiên cứu sau này người ta thấy không có sự khác biệt trong quá trình phát triển của lợn được nuôi bằng khẩu phần không có prolin và lợn được nuôi bằng khẩu phần có prolin (Murphy, 1992; Chung và Baker, 1993). Ví dụ: Đối với khẩu phần của gà con, trong đó bột cá là nguồn protein chính thì trình tự giới hạn của các axit amin là: Tryptophan, methionine, phenylalanin,…; còn trong khẩu phần ngô - đậu tương thì Methionine lại là axit amin giới hạn thứ nhất.
+ Khẩu phần nghèo protein có chất lượng cao như: bột cá, bột thịt, đậu nành… Khi cân đối chỉ chú ý đến chất đạm mà không chú ý đến axit amin, do đó có sự mất cân đối, xuất hiện axit amin có giới hạn. + Khẩu phần có chất đối kháng với axit amin như Mimosin đối kháng với Tyrosin…, ngoài ra còn có sự đối kháng giữa các axit amin với axit amin (như Lysin đối kháng với Arginin khi mất cân đối).
Trong chăn nuôi nguời ta thường dùng là L-Lysine và DL-Methionine và thường tính toán hàm lượng hai axit amin này có trong thức ăn sau khi bổ sung có tỷ lệ lysine/methionine = 1/0,5 – 0,6. Một thí nghiệm bổ sung methionine và lysine vào khẩu phần thức ăn là ngô và khô dầu đậu tương có tổng hàm lượng protein khác nhau (16,14% và 12%) cho hiệu quả tăng trọng của lợn cai sữa khá cao, đặc biệt là khẩu phần có 12 – 14% protein.
*Những nguyên nhân làm mất cân bằng axit amin trong khẩu phần : - Thiếu một hoặc một vài axit amin thiết yếu nào đó: Thức ăn cho gia súc thực tế thường thiếu Lysine, Methionine, Tryptophan, Threonine. - Thừa axit amin: Trong khẩu phần thừa một axit amin nào đó làm thay đổi cân bằng axit amin trong khẩu phần tạo ra "yếu tố hạn chế mới", làm giảm hiệu suất lợi dụng protein khẩu phần. + Sự nghèo Methionine sẽ làm tăng nhu cầu Cholin trong thức ăn, vì cả Cholin và Methionine đều có vai trò sinh học là nguồn cung cấp nhóm Metyl (-CH3) cho một số phản ứng sinh hoá học trong cơ thể.
Nhược điểm của biện pháp này là mặc dù tăng lượng protein lên nhưng vẫn không cân đối các axit amin mà chỉ đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng một vài loại axit amin giới hạn, nhiều khi lại quá thừa các axit amin khác làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của con vật, thậm chí còn gây hại.
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước. Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình luôn đi liền với nhau trong suốt quá trình sống của một cơ thể, có thể nói sinh trưởng là quá trình tăng về lượng còn phát dục là quá trình biến đổi về chất. * Không đồng đều về tăng trọng: Lúc còn nhỏ gia súc tăng trọng ít, sau đó tăng trọng nhanh hơn, đến thời kỳ trưởng thành tăng trọng chậm lại rồi dần dần ổn định, cuối cùng hoặc chỉ còn tích luỹ mỡ hoặc trọng lượng nói chung giảm xuống do cơ mỡ không phát triển thêm mà lại còn già cỗi và chết đi.
Thực tế, tuy biết lợn ở trọng lượng 60 kg đạt mức tích luỹ nạc cao nhất, nhưng người ta ít khi giết thịt vào trọng lượng đó mà ở mức cao hơn, vì tổng trọng lượng cơ thể trong đó có tổng lượng nạc thu được cũng tăng lên (trừ đối với một số giống chuyên nạc).
Nếu cho ăn quá thừa protein sẽ không làm tăng tích luỹ protein trong cơ thể và không làm tăng sức lớn, mà còn làm giảm hiệu quả sử dụng của protein do việc khử các axit amin để tạo ra năng lượng, đưa đến giảm hiệu quả kinh tế. Nhu cầu protein cho duy trì: Người ta ước tính khoảng 15% khối lượng cơ thể lợn là protein, trong đó 6 – 13% có thể tham gia vào sự chu chuyển hàng ngày để duy trì, có khoảng 6% protein trong cơ thể bị mất đi. Trong tính toán nhu cầu axit amin cần chú ý đến axit amin tiêu hoá hay còn gọi là axit amin hữu dụng, bởi vì gia súc, gia cầm cần axit amin là những axit amin được tiêu hoá hấp thu, mà trong thực tế giữa tiêu hoá thực và tiêu hoá biểu kiến có sự chênh lệch.
Ngoài việc cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, axit amin trong khẩu phần, người chăn nuôi cần chú ý đến việc cung cấp đầy đủ nước uống, các loại vitamin và khoáng chất một cách hợp lý để sinh trưởng và phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế.
Do đó, hàng ngày cung cấp khoáng bằng cách cho lợn ăn những loại thức ăn giàu khoáng như bột cá, …hoặc sử dụng premix khoáng.
Đối với điều kiện chăn nuôi ở nước ta cần phải phối hợp nhiều giống để có con lai có năng suất cao và phẩm chất thịt tốt, đồng thời có khả năng sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, có khả năng chống đỡ bệnh tật cao. Lợn thiến có mức tiêu tốn thức ăn cao hơn so với lợn không thiến, bởi vì lợn thiến có xu hướng tích luỹ mỡ nhiều hơn nạc (năng lượng dùng cho tích luỹ thịt nạc 15 MJDE/1kg nạc ít hơn nhiều so với tích luỹ mỡ 50MJDE/1kg mỡ). Thời gian nuôi dài có trọng lượng cao nhưng tiêu tốn nhiều thức ăn, tốn nhiều công chăm sóc và nuôi dưỡng, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, hệ số quay vòng thấp và chất lượng thịt kém (có nhiều mỡ).
Theo Herghman và Huygo, nhiệt độ 22oC, độ ẩm 65%, tốc độ gió 7,6 – 10,6m/phút là thích hợp cho sự phát triển của lợn thịt, tuy nhiên cần thiết có các nghiên cứu xác định nhiệt độ, độ ẩm tối ưu cho chăn nuôi lợn ngoại ở điều kiện khí hậu nước ta.
Cám gạo là nguồn thức ăn có sinh tố nhóm B dồi dào, nhất là B1, B3, B6, PP, biotin; tương đối nghèo canxi, còn photpho cám thường ở dạng phytin phosphate do đó hàm lượng photpho chỉ hấp thu được 50%, mặt khác lại ảnh hưởng tới sự hấp thu của kẽm (A. Độc tố này vào cơ thể lợn làm giảm chức năng gan, gây viêm gan, gây rối loạn hệ thống enzym trong cơ thể, nó kìm hãm sự tổng hợp ARN và làm giảm tính thèm ăn, ảnh hưởng khả năng sinh trưởng, sinh sản và khả năng lợi dụng thức ăn của lợn. Để khắc phục tình trạng mất cân đối của các axit amin trong khô dầu lạc, cần phối hợp khô dầu lạc với các loại thức ăn bổ sung protein khác như bột cá, bột thịt… Hoặc bổ sung axit amin tổng hợp như lysine, methionine.
Protein của khô dầu đậu tương chứa hầu hết các axit amin thiết yếu, nhưng nghèo axit amin chứa lưu huỳnh như cystine và methionine… Nếu chỉ dùng khô đậu tương là nguồn bổ sung protein duy nhất, thì phần lớn các axit amin sẽ thừa với nhu cầu của lợn.
Trong khô dầu đậu tương chỉ tồn tại một lượng nhỏ khoáng và nhiều vitamin, trừ vitamin B12. Hàm lượng 4 axit amin được đảm bảo ngang nhau thông qua sử dụng các axit amin tổng hợp lysine : 12,42 g;.
Trước khi lên khẩu phần ăn cho lợn, chúng tôi dựa vào bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam của Viện chăn nuôi quốc gia, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2001 để tính toán khẩu phần. Từ bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn, chúng tôi đã thiết lập khẩu phần ăn hàng ngày cho lợn ở các lô thí nghiệm qua hai giai đoạn: giai đoạn 1 trọng lượng lợn từ 20-50 kg và giai đoạn 2 lợn có trọng lượng > 50 kg (bảng 10). Với khẩu phần cơ sở như trên chúng tôi bổ sung tỷ lệ L – Lysine và DL – Methionine ở lô thí nghiệm với mức khác nhau ở 2 giai đoạn của khẩu phần.
Số liệu thu nhập được xử lý trên phần mềm Excel và được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình tương quan tuyến tính GLM (General Linear Model ) trên phần mềm Minitab version ….