Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Phát triển nông thôn

MỤC LỤC

Thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại SGD NHĐT&PT

Kết quả công tác thẩm định dự án tại SGD NHĐT&PT

Công tác thẩm định ngày càng được nâng cao về chất lượng thẩm định cũng như về tiến độ thực hiện dự án. Như vậy số dự án đã thẩm định chiếm 61% tổng số dự án phòng đã nhận.

Công tác tổ chức thẩm định DA tại SGD

+ Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh daonh, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh (nếu có). Nếu hồ sơ đạt đủ yêu cầu thì sang bước tiếp theo là thẩm định dự án và khách hàng vay vốn.  Thẩm định dự án xin vay vốn và khách hàng vay vốn:. Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu. cầu được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, Cán bộ thẩm định xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng vay vốn. - Các nội dung chính trong thẩm định, đánh giá khách hàng:. + Đánh giá chung về khách hàng. + Đánh giá năng lực pháp lý khách hàng. + Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động và quản trị điều hành của ban lãnh đạo của Doanh nghiệp. + Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng. + Thẩm định tài chính của khách hàng. + Đánh giá công nợ của khách hàng đối với Tổ chức tín dụng. - Các nội dung chính trong thẩm định dự án. + Xem xét, đánh giá tổng thể DAĐT. +Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. +Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. +Đánh giá nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật. +Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. + Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn. +Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Đây là bước quan trọng trong quá trình thẩm định vì là cơ sở để có chấp nhận cho vay hay không. Sau khi thẩm định xong thì lập báo cáo thẩm định và trình trưởng phòng kiểm tra lại nội dung và kết quả thẩm định.  Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát:. Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định dự án, trình Trưởng phòng xem xét. Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ. Nếu chưa đạt thì yêu cầu cỏn bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rừ cỏc nội dung Cũn nếu đạt rồi sẽ thụng qua và đề nghị cán bộ thẩm định hoàn chỉnh báo cáo thẩm định.  Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định và lưu hồ sơ, tài liệu:. Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định trình trưởng phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng. Việc lưu hồ sơ tài liệu cần thiết để quản lý, theo dừi, phục vụ cho cụng tỏc thẩm định của các dự án sau này. Các tài liệu lưu tại phòng thẩm định:. - Bản báo cáo thẩm định dự án và các bảng tính toán kèm theo. - Các thông tin cần thiết dùng để thẩm định các dự án khác tương tự sau này. Phương pháp thẩm định. Việc thẩm định một dự án cụ thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng để kết quả thẩm định được chính xác và khoa học thì đòi hỏi cán bộ thẩm định phải sử dụng những phương pháp thẩm định cộng với những kinh nghiệm thực tiễn có được. Các phương pháp được sử dụng thường xuyên trong thẩm định của phòng thẩm định là:. Là phương pháp phổ biến và giản đơn bởi nội dung của phương pháp này là so sánh chỉ tiêu chính của dự án đang thẩm định với những chỉ tiêu tương tự của các dự án khác đang hoạt động. Việc so sánh này giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá được một cách trực quan nhất tính hiệu quả và hợp lý của dự án để bước đầu đánh giá được tính khả thi của dự án. Các chỉ tiêu được đem ra so sánh:. - Quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế xây dựng dự án. - Quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, trang thiết bị so sánh với tiêu chuẩn về công nghệ Quốc gia và trên thế giới. - Chỉ tiêu tổng hợp như tổng vốn đầu tư, vốn đầu tư cho tài sản cố định, tài sản lưu động. - Chỉ tiêu hiệu quả đầu tư. - Chỉ tiêu phát sinh của dự án.  Thẩm định theo trình tự:. Nội dung của phương pháp này là trình tự xem xét, thẩm định dự án từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết quả của bước trước làm tiền đề cho bước sau. - Thẩm định tổng quát: xem xét, đánh giá dự án một cách khái quát tất cả nội dung cơ bản của một dự án. - Thẩm định chi tiết: Xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, hiệu quả của dự án trên khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật, công nghệ….  Phân tích độ nhạy:. Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay hai nhân tố đồng thời tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án. Tuy nhiên phân tích độ nhạy là tìm ra một nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án vào các nhân tố này.  Phương pháp dự báo:. - Phương pháp này sử dụng trong quá trình thẩm định về phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, như: mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của khách hàng vay vốn là bao nhiêu, khách hàng liệu có kịp thay đổi cung cấp sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm để phù hợp với tình hình thị trường, mức độ biến động giá bán…. - Phương pháp này được sử dụng dự báo khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của dự án như: khách hàng cần bao nhiêu nguyên vật liệu đàu vào, chính sách nhập khẩu với nguyên vật liệu đầu vào có thể thay đổi như thế nào, biến động về giá mua… Cán bộ thẩm định dùng các số liệu dự báo, điều tra thống kê để xem xét các. yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả, tính khả thi của dự án. a) Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn. a1) Đánh giá chung về khách hàng. -Điều kiện địa lý (địa lý kinh tế). a2) Đánh giá năng lực pháp lý khách hàng. Cần tìm hiểu về những nội dung:. - Khách hàng vay vốn là pháp nhân có đủ năng lực pháp luật dân sự không?. - Khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự và có hoạt động theo luật doanh nghiệp?. - Khách hàng là doanh nghiệp hợp danh, có hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các thành viên của doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự?. - Điều lệ, quy chế tổ chức của khỏch hàng vay vốn cú thể hiện rừ phương thức tổ chức, quản trị, điều hành. - Giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề có hiệu lực đến thời gian vay vốn?. - Khách hàng vay vốn là đơn vị hoạch toán phụ thuộc có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp?. a3)Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động và quản trị điều hành của ban lãnh đạo của Doanh nghiệp.  Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp. Những thông tin cần tìm hiểu, đánh giá:. - Quy mô hoạt động của Doanh nghiệp. - Cơ cấu hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. - Số lao động, trình độ lao động, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp. - Tuổi trung bình, mức thu nhập trung bình, thời gian làm việc. - Chính sách tuyển dụng lao động, chính sách tăng lương. - Tình hình đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển doanh số và thiết bị, phát triển sản phẩm mới, mẫu mã, hợp tác công nghệ.  Đánh giá quản trị điều hành của ban lãnh đạo. Những thông tin cần tìm hiểu, đánh giá:. - Danh sách Ban lãnh đạo, tuổi, thời gian đảm nhận chức vụ. - Trình độ chuyên môn, cách thức lãnh đạo, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất và Ban lãnh đạo. - Khả năng nắm bắt thị trường, thích ứng hội nhập. - Uy tín của Ban lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp. - Đoàn kết Ban lãnh đạo trong nội bộ công ty. - Sự thay đổi nhân sự trong Ban lãnh đạo. - Ban quản lý có thể ra quyết định dựa vào thông tin tài chính hay không. - Ai là người ra quyết định thực sự của công ty. a4) Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng.  Tình hình sản xuất. Để đánh giá tình hình sản xuất của khách hàng ta xem xét trên hai nội dung:. - Các điều kiện về sản xuất: xem xét, đánh giá thực trạng của máy móc thiết bị, nhà xưởng, công nghệ thiết bị hiện đại; Những thay đổi về khả năng. sản xuất và tỷ lệ sử dụng trang thiết bị; Tỷ lệ phế phẩm; Nguyên vật liệu cung cấp đầu vào, nhà cung cấp, thay đổi về giá mua và chất lượng nguyên liệu. - Kết quả sản xuất: Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm, thay đổi về thành phần của sản phẩm,về hiệu quả sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi. Bên cạnh đó còn xem xét về công suất hoạt động, hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm và các chi phí hiện tại và thay đổi như thế nào trong tương lai.  Tình hình bán hàng. Trong nội dung thẩm định này cần thẩm định các nội dung:. - Thay đổi về doanh thu: doanh thu của các sản phẩm của từng năm, sự thay đổi doanh thu và yếu tố tác động đến sự thay đổi này. - Các phương pháp và tổ chức bán hàng: tổ chức, các hoạt động bán hàng, các doanh thu từ bán hàng trực tiếp và gián tiếp, các loại hình bán hàng gián tiếp. - Các khách hàng: đánh giá trao đổi sản phẩm đối với khách hàng chính của doanh nghiệp, đánh giá của khách hàng về sản phẩm và khả năng trả nợ của khách hàng đối với doanh nghiệp. - Giá bán sản phẩm: Sự thay đổi của giá sản phẩm, phương pháp đặt giá, các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi. - Quản lý chi phí: Biến động về tổn chi phí và nhân tố ảnh hưởng. - Phương thức thanh toán: trả nhanh hay chậm. - Số lượng đơn đặt hàng: Số lượng đặt hàng, lượng đặt hàng của các khách hàng chính của doanh nghiệp. - Quản lý hàng tồn kho: Những thay đổi về lượng hàng tồn kho và cách quản lý. - Tình hình xuất khẩu: Tỷ lệ thay đổi theo tổng doanh thu, số lượng xuất khẩu đến từng nước đối với từng sản phẩm, phương pháp xuất khẩu và những thay đổi về giá xuất khẩu. - Các mối quan hệ đối tác kinh doanh: Các đối tác bao gồm cả trong mối quan hệ sản phẩm đầu vào, đầu ra và mối liên hệ vốn. a5) Thẩm định tài chính của khách hàng.  Khả năng tự chủ của khách hàng:. Thẩm định khả năng tự chủ của khách hàng để có thể đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết hay không theo các yêu cầu:. - Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. - Kinh doanh có hiệu quả: có lãi. Trường hợp lỗ thì phải có phương án khắc phục để có khả năng trả nợ đúng thời hạn. - Không có nợ khó đòi và nợ quá hạn 6 tháng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.  Thẩm định tài chính khách hàng thông qua các chỉ tiêu:. Lượng hoá thành các con số sẽ giúp cho Ngân hàng đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của khách hàng. Việc đánh giá này thông qua các chỉ tiêu:. - Chỉ tiêu cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn còn gọi là chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính, cho thấy mức độ ổn định, tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ cho vay của khách hàng:. + Hệ số tài sản cố định: Phản ánh tỷ số giữa tài sản cố định và vốn chủ sở hữu. Hệ số này cho thấy mức độ ổn định của việc đầu tư vào tài sản cố định. Điều này dựa theo quan điểm tài sản cố định có thể tái tạo theo mong muốn từ nguồn vốn chủ sở hữu vì đầu tư vào đây cần một thời gian dài.Hệ số này càng nhỏ càng tốt, khi đó khả năng trả nợ ngắn hạn sẽ cao. + Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định: Hệ số này phản ánh phạm vi mà công ty mình có thể trang trãi tài sản cố định bằng các nguồn vốn dài hạn ổn định gồm vốn chủ sở hữu và tài sản nợ cố định. Lý tưởng nhất là đầu tư vào tài sản cố định được trang trãi bởi nguồn vốn chủ sở hữu.Nếu không ít nhất cũng được trang. trãi cả thêm những nguồn vốn vay dài hạn. Về nguyên tắc thì hệ số này không được vượt quá 100%. + Hệ số nợ: Đây là hệ số phản ánh tỷ lệ giữa vốn vay so với vốn chủ sở hữu tính vào cuối kỳ. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Khi đó vốn chủ sở hữu lớn hơn nhiều so với vốn vay và đồng nghĩa với khả năng trả nợ cao. + Hệ số vốn chủ sở hữu: Đây là hệ số phản ánh tỷ số giữa vốn chủ sở hữu và tổng vốn, dùng để đo lường sự ổn định của việc tăng vốn. Khi hệ số này càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá cao. - Chỉ tiêu về tình hình công nợ và khả năng thanh toán, như: chỉ tiêu thời gian thu hồi công nợ, thời gian thanh toán công nợ, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh. - Chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động, như: chỉ tiêu mức sinh lời trên vốn, mức sinh lời từ hoạt động bán hàng, doanh thu từ tổng tài sản, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu, hiệu suất lao động, tài sản cố định hữu hình trên số nhân công, hiệu quả của đồng vốn…. - Các chỉ tiêu phân phối lợi nhuận. a6) Đánh giá công nợ của khách hàng đối với Tổ chức tín dụng. Xem xét hiện tại khách hàng có quan hệ tín dụng với những ngân hàng nào, nợ bao nhiêu, khả năng trả nợ như thế nào. Có thể xem xét, tham khảo những nhận định của ngân hàng đó về khách hàng…. b)Thẩm định dự án đầu tư. b1) Xem xét, đánh giá tổng thể DAĐT. Nhìn nhận một cách tổng quát về DAĐT theo các nội dung:. - Mục tiêu đầu tư của DAĐT. - Sự cần thiết phải đầu tư. - Phương án tiêu thụ sản phẩm. - Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án. b2) Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.  Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án. Để đánh giá được nhu cầu về sản phẩm của dự án cần tìm hiểu các nội dung:. - Tổng nhu cầu hiện tại và tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. - Tình hình sản xuất, tiêu thụ của các sản phẩm, dịch vụ thay thế tại thời điểm thẩm định. - Ước tính gia tăng sản phẩm trong tương lai và nhu cầu xuất khẩu ra nước ngoài về sản phẩm, dịch vụ của dự án.  Đánh giá về cung sản phẩm. Đánh giá mối quan hệ cung- cầu để xem sản phẩm của dự án có khả thi hay không, hay nói cách khác là sản phẩm được sản xuất ra phải có thị trường tiêu thụ. Chỗ trống giữa cung và cầu của thị trường sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm. Cũng như xem xét về nhu cầu sản phẩm thì việc đánh giá cung sản phẩm theo các nội dung:. - Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước về sản phẩm của dự án như thế nào, đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, nhập khẩu bao nhiêu phần trăm?. Việc nhập khẩu là do sản phẩm trong nước không đủ cung cấp hay do chất lượng của sản phẩm nhập khẩu tốt hơn?. - Dự kiến sự biến đổi của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác xuất hiện sản xuất cùng loại sản phẩm của dự án. - Dự kiến thay đổi lượng nhập khẩu sản phẩm trong thời gian tới. - Từ những mối quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường về sản phẩm, dịch vụ của dự án, đưa ra nhận xét về tính hợp lý của dự án, sự cần thiết thực hiện dự án tại thời điểm hiện tại.  Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án. Việc đánh giá thị trường mục tiêu để xem xét được tính khả thi của sản phẩm của dự án. Đánh giá xem sản phẩm của dự án là thay sản phẩm nhập khẩu, để xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm khác. Cần xem xét trên hai thị trường:. nội địa và nước ngoài.  Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối. Sản xuất ra sản phẩm nhưng tiêu thụ như thế nào là rất quan trọng trong một dự án. Ngân hàng sẽ xem xét các nội dung:. - Sản phẩm đầu ra cần tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối hay không. - Mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án đã được xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không. - Ước tính chi phí cho việc thành lập mạng lưới phân phối.  Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. Việc đánh giá này giúp cho Ngân hàng có thể lượng hoá để tính doanh thu của sản phẩm và đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Nên việc đánh giá này không những tại thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai:. - Theo như ước tính thì mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của khách hàng vay vốn là bao nhiêu. - Khách hàng có kịp thay đổi cơ cấu sản phẩm để phù hợp với thị trường khi có nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu. - Giá cả thay đổi như thế nào trong tương lai. b3) Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. Trên cơ sở hồ sơ dự án và đặc điểm dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng cung cấo nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án:. - Nhu cầu nghuyên nhiên vật liệu đầu vào để phục vụ cho việc sản xuất hàng năm. - Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, họ là những nàh cung cấp có quan hệ từ trước hay mới thiết lập và khả năng cung cấp của họ là bao nhiêu. - Chính sách nhập khẩu nguyên liệu đầu vào như thế nào. - Biến động của giá mua. b4) Đánh giá nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật.  Địa điểm xây dựng. Đánh giá địa điểm xây dựng là bước đầu xem xét tính khả thi của dự án. Xem xét mức độ thuận lợi của dự án về xây dựng, sản xuất và tiêu thụ:. - Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần với nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, nguồn cung cấp điện nước? và có nằm trong quy hoạch hay không?. - Cơ sở hạ tầng hiện có tại địa điểm so với ở các địa điểm khác. - Địa điểm thực hiện có gần nơi tiêu thụ hàng hoá không, có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư hay giá thành của sản phẩm hay không.  Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án. Xem xét theo các nội dung:. - Công suất thiết kế dự kiến của dự án có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, khả năng tiêu thụ.. - Sản phẩm của dự án là mới hay cũ trên thị trường, phẩm chất và mẫu mã như thế nào. - Yêu cầu về tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao hay không.  Công nghệ, thiết bị. Đánh giá công nghệ thiết bị không những về máy móc mà còn về uy tín của nhà sản xuất cung cấp máy móc:. - Đánh giá về quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không. - Công nghệ thiết bị có phù hợp với trình độ lao động của người Việt Nam hay không. - Uy tín của nhà cung cấp máy móc thiết bị, giá cả thiết bị và phương thức thanh toán hợp lý không. đánh giá về quy xá, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.  Môi trường, phòng cháy chữa cháy. Đánh giá các tác động của dự án và các giải pháp về môi trường, phòng cháy chữa cháy của dự án?. Xem xét các giải pháp đó đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hay chưa. b5) Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. Xem xét về khả năng tổ chức, quản lý thực hiện dự án:. - Xem xét, kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết của, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án. - Đánh giá khả năng ứng xử của khách hàng như thế nào khi thị trường mục tiêu dự kiến bị mất. - Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động, trình độ tay nghề, kế hoạch đào tạo và chính sách thu hút nguồn nhân lực. b6) Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn. Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh tình trạng vốn đầu tư trong quá trình thực hiện tăng lên hoặc giảm đi so với dự kiến là quá lớn dẫn đến không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và hiệu quả của dự án đầu tư. Vì vậy cán bộ thẩm định phải đánh giá, xem xét tổng vốn của dự án đã được tính toán hợp lý hay không, trong tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết hay chưa, xem xét các yếu tố làm thay đổi giá, thay đổi tỷ giá ngoại tệ…. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án: Cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho tùng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đó trong từng giai đoạn để đảm bảo tiến độ thực hiện của dự án hay không. Trong việc đánh giá này cần xem xét tủ lệ nguồn vốn tham gia vào trong từng giai đoạn có hợp lý hay không để xác định được tiến độ giải ngân hợp lý và xác định thời gian vay trả…. Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại từng nguồn vốn tham gia tìa trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của các nguồn vốn đặc biệt là vốn chủ sở hữu thông qua việc phân tích tài chính của khách hàng, cân đối giữa vốn chủ sở hữu và vốn tài trợ cũng như là vốn đi vay…. b7) Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.

Ví dụ nghiên cứu tình huống thẩm định dự án đầu tư “Nhà máy nước khoáng VITAL” tại Sở giao dịch

Tuy nhiên do nhiều tác động của các yếu tố như hiệu suất lao động, công suất sử dụng máy, sự ổn định của nguồn nguyên nhiên vật liệu nên tổ Thẩm định dự kiến công suất hoạt động của dự án là 85% trong năm đầu và sẽ tăng dần trong nhữn năm tiếp theo. - Có những yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện dự án như: thương hiệu của sản phẩm nước khoáng Vital là một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu trên thị trường nước giải khát của Việt Nam, dự án đã có sẵn thị trường tiêu thụ, nhà máy đã ổn định sản xuất trong 10 năm, đội ngũ công nhân đã được đào tạo, nguồn cung cấp nguyên vật liệu đã ổn định.

Bảng 1.6: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phàn Vital
Bảng 1.6: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phàn Vital

Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại SGD NHĐT&PT

Định hướng phát triển của SGD NHĐT&PT

    Bên cạnh đó SGD phải chú trọng đến kiểm tra, giám sát sau giải ngân, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích vay, hạn chế rủi ro xảy ra với khoản vay; tiếp tục đẩy mạnh xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ đọng; Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng thực tế hoạt động tín dụng, quyết định của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Hội sở chính; Kiên quyết thu hẹp dần tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả; Tăng cương công tác tiếp thị để mở rộng và đa dạng hoá khách hàng. - Với nguyên tắc hợp tác cùng phát triển bền vững; Với phương châm phát triển quan hệ hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu, hợp tác toàn diện, có hiệu quả; Cốt lừi là tin tưởng, tớn nhiệm lẫn nhau để cựng hướng tới KH đó tạo ra mối quan hệ của SGD với các tổ chức tín dụng và NH nước ngoài càng trở nên thân thiện, lành mạnh.

    Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tại SGD NHĐT&PT

    • Kiến nghị

      Trong thời gian đầu khi khách hàng nộp hồ sơ, phòng tín dụng nên kiểm tra sơ bộ hồ sơ, xem xét những giấy tờ còn thiếu hay chưa rừ ràng thỡ đề nghị khỏch hàng bổ sung luụn, trỏnh tỡnh trạng khi hồ sơ chuyển sang phòng thẩm định rồi mới được kiểm tra, nếu có thiếu sót, lại chuyển sang phòng tín dụng để liên hệ với khách hàng, điều đó sẽ làm kéo dài thời gian thẩm định hay ảnh hưởng đến bước thẩm định tiếp theo. - Hàng năm, ngân hàng nên kiểm tra trình độ của cán bộ làm công tác thẩm định để nắm bắt được những mặt đạt được cũng như những mặt thiếu xót và đồng thời chức các lớp tập huấn, đào tạo cho các cán bộ thẩm định với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia và tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ tại ngân hàng hoặc kết hợp với các ngân hàng khác để tạo ra một sân chơi lành mạnh cho các cán bộ thể hiện khả năng của mình cũng như học hỏi lẫn nhau, khắc phục những mặt còn hạn chế.

      Các bảng tính hiệu quả tài chính

      Nguồn: Phòng Thẩm định- SGD NH ĐT&PT Bảng 9: Khảo sát độ nhạy của dự án. Các chỉ tiêu tài chính Phương án tĩnh Khả năng tăng giảm giá bán sản phẩm.

      Bảng 3: Doanh thu, sản lượng
      Bảng 3: Doanh thu, sản lượng