Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ giống lúa của Công ty TBT tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

MỤC LỤC

Cơ sở thực tiễn

Ngoài những công ty đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thì các HTX dịch vụ nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ trong đó có dịch vụ làm đất, dịch vụ lúa giống, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi thú y..Tính đến nay các HTX vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp. Như dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, giống, bao tiêu đầu ra cho một số sản phẩm nông nghiệp như Công ty giống cây trồng Quảng Ngãi, Công ty Nông lâm nghiệp TBT, Công ty thuốc BVTV An Giang, Công ty TNHH giống cây trồng Đức Hiệp…Là những công ty chuyên kinh doanh, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ trên địa bàn huyện[1].

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kênh cung ứng lúa giống của Công ty nông lâm nghiệp TBT
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kênh cung ứng lúa giống của Công ty nông lâm nghiệp TBT

Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu khảo sát các hộ nông dân sử dụng lúa giống của công ty TBT trong thời gian quan, đặc biệt chú trọng giai đoạn từ 2013-2015 và các hoạt động cung ứng lúa giống của công ty TBT tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. - Thực trạng sử dụng lúa giống nông hộ: Loại hình dịch vụ cung ứng cho HTX Đức Tân, thời gian cung cấp dịch vụ, số lượng cung cấp tại xã, số hộ tham gia sản xuất, diện tích sản xuất cho công ty TBT. - Đặc điểm hộ nghiên cứu: Loại hộ, trình độ học vấn, số nhân khẩu trung bình, số lao động trong nông nghiệp, kinh nghiệm sản xuất của hộ, hoạt động sản xuất chính của hộ trên địa bàn nghiên cứu, thực trạng sử dụng đất cho hoạt động sản xuất lúa giống.

Phương pháp nghiên cứu

Về phía công ty TBT tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp từ báo cáo tổng kết của công ty trong thời gian từ 2013 đến 2015 trong đó có các nội dung liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu như kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh qua 3 năm 2013-2015, sản lượng tiêu thụ lúa giống của công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cơ cấu sản lượng các loại giống…ngoài ra còn có các tài liệu liên quan đến cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty và các tài liệu liên quan khác. Với kiểu địa hình trải dài theo hướng bắc nam và có một nhánh của sông Thoa chảy qua theo hướng đông nam, tại đây đã được xây dựng một hệ thống kênh chìm và kênh tiêu, nằm trong hệ thống thủy lợi trên toàn xã phục vụ công tác thủy nông trong sản xuất lúa trên địa bàn xã Đức Tân, song song với đó kiểu địa hình bằng phẳng không ngập úng về mùa mưa và có lượng nước trời đầy đủ vào mùa hè, đây cũng là điều kiện cần thiết trong phát triển hệ thống trồng trọt của vùng. Là một xã chuyên canh trong sản xuất lúa, dĩ nhiên tỷ trọng nông nghiệp sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất, nhưng điều đó đang dần thay đổi trong giai đoạn vừa qua, chính quyền xã Đức Tân định hướng phát triển kinh tế theo thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa, gắn với nền kinh tế thị trường, tăng trưởng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong thời gian tới.

Hình 4.1: Bản đồ hành chính xã Đức Tân, huyện Mộ Đức
Hình 4.1: Bản đồ hành chính xã Đức Tân, huyện Mộ Đức

Các chỉ tiêu bình quân

Giới thiệu chung về công ty Nông Lâm Nghiệp TBT .1 Lịch sử hình thành và mục tiêu phát triển của công ty

Ngoài ra, với quyết tâm xây dựng một thương hiệu chất lượng hàng đầu và mang đến cho bà con nông dân những sản phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất cùng với mục tiêu phát triển một nền nông nghiệp xanh, sạch theo hướng bền vững, công ty đã không ngừng nghiên cứu và tìm kiếm các giống lúa thích nghi tốt với nhiều vùng sinh thái ít sâu bệnh và năng suất cao. Nhờ đặt ra những mục tiêu thiết thực đó, chất lượng sản phẩm cũng như năng lực đội ngũ nhân viên, cán bộ công ty không ngừng được tăng lên và phục vụ có hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất cho những người dân sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty. Công ty TBT liên kết sản xuất với HTX dịch vụ nông nghiệp Đức Tân từ năm 2008 cho đến nay, trong quá trình đó công ty luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và giá cả tốt nhất phục vụ nhu cầu của bà con nông dân trên địa bàn xã Đức Tân và phù hợp với chiến lược kinh doanh của HTX Đức Tân trong thời gian 8 năm vừa qua.

Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty nông lâm nghiệp TBT
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty nông lâm nghiệp TBT

Chú Huỳnh Ngọc Lin, người dân thôn 7 cho biết: “Trước đây các công ty khác về bán giống đầu vụ để sản xuất nên đầu vụ tốn rất nhiều

Tại xã Đức Tân, Công ty TBT liên kết sản xuất lúa giống thông qua cơ quan đại diện hợp pháp là HTX dịch vụ nông nghiệp Đức Tân, cho người dân mượn giống và cuối vụ sẽ thanh toán, các dịch vụ của công ty được cung cấp cho người dân thông qua trung gian là HTX gồm có dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Với đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn vững vàng và nhiệt tình trong công việc, bộ phận này có chức năng quản lý vùng sản xuất từ lúc xuống giống đến thu hoạch, công việc cụ thể là: Theo sát kiểm tra kỹ thuật xuống giống cho bà con nông dân, hướng dẫn gieo sạ với số lượng cho phép (không thưa cũng không dày quá). Đến trước thời gian thu hoạch cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm kiểm tra đồng ruộng trước từ 12-20 ngày, xác định độ chín của hạt giống với tỷ lệ hạt chín lớn hơn hoặc bằng 95% sẽ tiến hành khử lẫn lần cuối và lên lịch dự kiến ngày thu hoạch để cho bà con nông dân được biết.

Ông Nguyễn Tiến, người dân thôn 3 nói rằng: “Công tác kỹ thuật hỗ trợ người dân sản xuất lúa giống rất quan trọng, quyết định năng

Trong các buổi tập huấn có sự tham gia của người dân, đại diện HTX và đại diện bên phía chính quyền xã là đại diện cán bộ nông nghiệp địa phương tới tham dự và tham gia đóng góp ý kiến, hỗ trợ cán bộ công ty tập huấn cho người dân. Các nội dung kiểm định là kiểm định độ thuần của lúa tức là không có lẫn cỏ và các giống khác, lúa giống không bị sâu bệnh và mức giá mà công ty tiến hành thu mua lúa tươi, nếu thu khô được tính 1kg bằng 1,2kg lúa theo giá thị trường tại thời điểm hiện đó. Cam kết về thời gian thu hoạch và cách thức thu mua: Thời gian phụ thuộc vào hai bên thỏa thuận và tùy vào điều kiện thời tiết, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.

Ông Huỳnh Văn Đẹp, thôn 3 xã Đức Tân nói rằng: “Nhà chú có diện tích sản xuất lớn nhất vùng thôn 3, mỗi năm thu hoạch gần chục tấn

Đặc điểm hộ nghiên cứu .1 Thông tin chung của hộ

Hộ sản xuất nhận lúa giống từ HTX, giống này được công ty cung cấp phục vụ hoạt động sản xuất, những hộ nằm trong vùng quy hoạch sản xuất đăng ký số lượng giống tại HTX, sau đó HTX thông báo nhận giống về sản xuất, người dân mang về ngâm ủ rồi sau đó mới mang đi gieo sạ, trước đây chủ yếu gieo thủ công, những bây giờ gieo bằng máy gieo, tỷ lệ gieo đồng đều và có khoảng cách hợp lý. Mặc dù tỷ lệ không biết chỉ 13%, nhưng con số này nói lên một điều rằng công tác quảng cáo thương hiệu sản phẩm của công ty TBT trên thị trường xã Đức Tân còn yếu, mặc dù đã liên kết sản xuất trong nhiều năm qua, nhưng khi được hỏi Cô/chú có biết, nghe công ty TBT không, thì có đến 5/40 hộ trả lời là không biết, mặc dù đang sử dụng sản phẩm lúa giống của công ty mà vẫn không biết, không tìm hiểu gì về công ty TBT. Trong số 38 hộ này, thì có đến 36 hộ đánh giá chất lượng dịch vụ tốt, bởi vì nhờ có đội ngũ kỹ thuật tận tình, chu đáo, những năm gần đây ít xuất hiện sâu bệnh hại, giải thích cho con số 5% tương ứng 2 hộ trong tổng số 38 hộ thường xuyên sử dụng và ít sử dụng, đánh giá chưa tốt là vì diện tích sản xuất rộng lớn, nhân viên kỹ thuật chưa nắm.

Bảng 4.7: Đặc điểm về hộ nghiên cứu
Bảng 4.7: Đặc điểm về hộ nghiên cứu

Theo chú Trần Như Bích, thôn trưởng thôn 7 cho hay: “Tôi chưa thấy loại giống của công ty nào cho năng suất cao như giống của công ty TBT,

Chính vì vậy, 55% còn lại tương ứng với 22 hộ chịu tác động bởi yếu tố quy hoạch vùng sản xuất tập trung, bởi vì hoạt động sản xuất giống trên địa bàn xã Đức Tân mang tính chất tập trung trên diện tích cố định, những hộ nằm trong vùng quy hoạch thì phải thực hiện đúng theo chủ trương, chính sách của chính quyền về diện tích sản xuất cũng như loại giống sử dụng. Nguồn: Phỏng vấn hộ 2016 Từ bảng trên có thể thấy rằng, trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng lúa giống từ phía nông hộ, yếu tố quyết định chính sản xuất lúa giống tiết kiệm chi phí và thời gian chăm sóc so với lúa thường, có 16 hộ được hỏi có ảnh hưởng bởi yếu tố này, với mức độ ảnh hưởng là 40% trong tất cả các yếu tố. Từ những thông tin trên cho ta kết luận chung nhất về các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng dịch vụ lúa giống của nông hộ trên địa bàn xã Đức Tân theo thứ tự lần lượt; thứ nhất, quy hoạch vùng sản xuất tập trung;n thứ hai, năng suất cao hơn chất lượng giống tốt hơn; thứ ba, dịch vụ bao tiêu sản phẩm; thứ tư, tiết kiệm chi phí và thời gian chăm sóc.

Bảng 4.13: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng lúa giống của nông hộ về phía sản phẩm
Bảng 4.13: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng lúa giống của nông hộ về phía sản phẩm