Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác mở rộng điều tra tội phạm cướp giật tài sản của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Tình hình tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn quận Đống Đa từ năm 2002 đến 3 tháng đầu năm 2007

Một số vấn đề có liên quan đến hoạt động của tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn quận Đống Đa

Phân tích 155 đối tượng cho thấy chủ yếu là đối tượng bỏ học, phần lớn trong số này lớn lên trong những gia đình không hoàn thiện thuộc các dạng sau: trong gia đình không thống nhất yêu cầu giáo dục con cái chiếm 18%; đối xử khắc nghiệt, thô bạo chiếm 50%; lo bươn trải cuộc sống không quan tâm giáo dục con cái chiếm 27,5%; bố hoặc mẹ chết, ốm đau, bệnh tật mất khả năng lao động chiếm 25%; bố mẹ ly dị 28%; trong gia đình có người phạm tội chiếm 27%. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức cảnh giác trong nhân dân chưa được các cấp, các ngành coi trọng và thực hiện thường xuyên, ý thức tự phòng ngừa mang tính chủ động trong mỗi người dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong đa số phụ nữ đều rất thiếu ý thức bảo vệ tài sản của bản thân; nhiều biện pháp hướng dẫn phòng ngừa được nêu ra nhưng không được mọi người thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, triệt để.

Thực trạng hoạt động khai thác mở rộng điều tra tội phạm cướp giật tài sản của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Đống Đa

Trong 141 bản kế hoạch có 47 bản được lập trong tình huống đối tượng CGTS bị bắt quả tang, đã có những tài liệu, chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án chiếm tỷ lệ 33,3%; 12 bản kế hoạch được lập trong tình huống vụ CGTS đó xảy ra trờn thực tế, thủ phạm đó rừ hoặc chưa rừ và đó bỏ trốn nhưng có tài liệu làm cơ sở để tiến hành xác định và truy bắt đối tượng, chiếm tỷ lệ 8,5%; 82 bản kế hoạch được lập trong tình huống vụ CGTS đã xảy ra trên thực tế, chưa xác định được thủ phạm, cần áp dụng các biện pháp điều tra, trinh sát để làm rừ thủ phạm và nội dung vụ ỏn chiếm tỷ lệ 58,2%. Trong điều tra tội phạm CGTS, người phạm tội thường chỉ khai nhận những vấn đề mà không thể che giấu được, nhất là những vụ án có đồng phạm, các đối tượng hoạt động theo băng, ổ nhóm thường rất ngoan cố, lì lợm, do vậy thường xuất hiện các tình huống phổ biến trong hỏi cung bị can khai thác mở rộng vụ án đó là bị can từ chối khai báo; bị can khai báo gian dối; bị can khai báo "nhỏ giọt" (chiếm tỷ lệ 91% trường hợp) tức là CQĐT tra có tài liệu, chứng cứ đến đâu thì khai báo đến đó. + Trường hợp bị can khai báo gian dối do có sự thoả thuận từ trước, sắp đặt khai báo để hợp thức hoá cho hành vi phạm tội của bị can và đồng bọn hoặc bị can tin tưởng vào lòng trung thành của đồng bọn: ĐTV cần tập trung tác động làm cho bị can nghi ngờ về lòng trung thành của đồng bọn bằng cách "ngầm" thông báo cho bị can biết là đồng bọn ở ngoài đã không bao che, chạy chọt cho bị can mà còn trách bị can "dại dột" mới bị bắt; rằng đồng phạm đã bỏ rơi bị can.

Tóm lại: Để khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS, ĐTV của Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa đã sử dụng linh hoạt hài hoà và phối hợp có hiệu quả giữa cỏc thủ thuật, chiến thuật hỏi cung nhằm làm rừ được những yờu cầu cơ bản cần khai thỏc mở rộng như: những đối tượng cựng tham gia gõy ỏn; làm rừ nơi cất giấu phương tiện gõy ỏn, tài sản đó chiếm đoạt để thu giữ kịp thời; làm rừ hành vi phạm tội của băng, ổ nhúm, cỏc vụ ỏn và vị trớ vai trũ từng đối tượng; làm rừ hoạt động của những tên tội phạm khác hoặc ổ nhóm tội phạm khác đang tiếp tục gây án.

Nhận xét, đánh giá ưu điểm đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và

Về nhận thức: Cán bộ lãnh đạo chỉ huy Công an quận, chỉ huy Đội và cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng cảnh sát ĐTTP về TTXH công an quận Đống Đa đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm CGTS nói chung và hoạt động khai thác mở rộng điều tra loại tội phạm này nói riêng; nhận thức được rừ tỡnh hỡnh loại tội phạm CGTS đang gia tăng nhanh, diễn biến phức tạp, hình thành nhiều ổ nhóm tội phạm có tổ chức, do vậy cần đấu tranh, khai thác mở rộng điều tra triệt để, đầy đủ, toàn diện. Công tác điều tra, xử lý các vụ án cướp giật, xử lý các đối tượng phạm tội chưa thực sự kịp thời, nghiêm minh, chưa tạo được niềm tin đầy đủ trong quần chúng nhân dân, còn có tâm lý lo lắng và thiếu tin tưởng vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhiều người bị hại đã không dám trình báo cơ quan Công an do nghi ngờ, lo ngại, sợ bị trả thù, sợ mất thời gian hoặc cho rằng các cơ quan bảo vệ pháp luật. Một số trường hợp người tiếp nhận chỉ ghi chép theo lời kể của người trình báo mà chưa biết kết hợp công tác kiểm tra tin báo, trông chờ ỷ lại vào sự chỉ đạo của cán bộ chỉ huy, có hơn 80% trường hợp sau khi nhận tin, Công an phường không bố trí lực lượng đến hiện trường, tin báo về vụ CGTS đến CQĐT chậm nên ít có khả năng truy bắt đối tượng theo dấu vết nóng và hạn chế khả năng khai thác mở rộng điều tra vụ án.

+ Công tác lập kế hoạch khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS chưa được chú trọng: có nhiều bản kế hoạch điều tra còn sơ sài, chưa đầy đủ nội dung do thiếu sự chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu hồ sơ vụ án chưa kỹ, nhiều bản kế hoạch lập cho đủ thủ tục và quy trình nên chất lượng không cao, tỷ lệ có ý kiến phê duyệt bổ sung về các biện pháp điều tra khai thác mở rộng vụ án của chỉ huy còn ít.

Dự báo tình hình tội phạm cướp giật tài sản 1. Cơ sở khoa học của dự báo

Nội dung dự báo

Về độ tuổi của các đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất từ 16 - 30 tuổi, phần lớn là những thanh, thiếu niên bỏ học, nghiện hút ma tuý, không có việc làm ổn định, tập trung vào số đối tượng tù tha về các tội cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản. Bọn tội phạm cướp giật hoạt động chủ yếu theo băng, ổ nhóm và sự liên kết giữa chúng ngày càng chặt chẽ, có sự phân công về "ngôi thứ" trong quá trình thực hiện tội phạm cũng như các thủ đoạn đối phó với CQĐT khi bị phát hiện, bắt giữ. Các ổ nhóm hoạt động cướp giật mang tính chất chuyên nghiệp sẽ chú ý lôi kéo, tuyển lựa những thành viên mới và nhằm vào những người chưa đủ tuổi thành niên và tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thiếu sự quản lý giáo dục của gia đình để vào vai trò trực tiếp thực hiện tội phạm.

Chủ yếu vẫn là những người phụ nữ do khả năng bảo vệ tài sản của họ kém, ý thức bảo vệ tài sản hạn chế, hay sơ hở tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm dễ dàng chiếm đoạt được, mặt khác khả năng đuổi bắt tội phạm của người phụ nữ cũng rất hạn chế.

Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác mở rộng điều tra tội phạm cướp giật tài sản

Bọn tội phạm sẽ tập trung vào những phụ nữ có nhiều tài sản, phương tiện đắt tiền đi lại trên đường phố; cần chú ý số nạn nhân là khách nước ngoài đến tham quan du lịch ở tại địa bàn quận sẽ tăng. Thời gian tới loại tài sản là đối tượng cướp giật chủ yếu là loại di động đắt tiền và túi xách, còn dây chuyền sẽ giảm đi bởi vì hiện nay có rất nhiều loại trang sức rất đẹp mà giá trị không cao. Những đặc điểm, tình hình theo dự báo nêu trên sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động điều tra khám phá, khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS của Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa trong những năm tới.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng CSĐTTP về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm CGTS.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác mở rộng điều tra tội phạm cướp giật tài sản của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an

- Khi điều tra, khai thác mở rộng vụ án, lực lượng CSĐTTP về TTXH cần phối hợp với lực lượng CSQLHC, Công an phường, trạm, lực lượng quản lý hồ sơ nghiệp vụ, Cảnh sát kỹ thuật hình sự để kịp thời thu thập tài liệu và khai thác những thông tin về tội phạm, đặc điểm nhân thân, mối quan hệ của các đối tượng, bị can trong vụ ỏn, mối liờn hệ giữa cỏc vụ ỏn CGTS đó xảy ra chưa rừ thủ phạm cú cựng phương thức, thủ đoạn tương tự với vụ án đang điều tra, trong mối liên hệ với bị can. Giai đoạn này ĐTV phải đánh giá thận trọng những tài liệu chứng cứ đã thu thập được về vụ án, nghiên cứu nhân thân, lai lịch của từng bị can, đặc điểm tâm lý, tính cách, mối quan hệ xã hội, vị trí vai trò của từng bị can trong băng, ổ nhóm, nguyên nhân xuất xứ hình thành băng ổ nhóm, trên cơ sở đó xác định chính xác phạm vi những vấn đề cần làm rừ, khai thỏc mở rộng trong quỏ trỡnh hỏi cung; dự kiến chiến thuật hỏi cung, phối hợp sử dụng các chiến thuật trên cơ sở dự báo những tình huống cụ thể xẩy ra như: Bị can từ chối khai báo, bị can khai báo gian dối, che giấu đồng bọn và cách xử lý những tình huống này. - Thứ nhất: Đưa ra cơ sở khoa học và dự báo tình hình diễn biến tội phạm CGTS sẽ tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn hoạt động trắng trợn, liều lĩnh, sẽ hình thành nhiều ổ nhóm tội phạm cướp giật có nhiều đối tượng, gây án liên tục, hoạt động trên nhiều địa bàn, gây hậu quả nghiêm trọng, hoạt động khai thác mở rộng điều tra loại tội phạm này trong thời gian tới sẽ được tập trung hơn nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

- Thứ hai: Đề tài đã nêu ra những phương hướng có tính chất là cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác mở rộng điều tra tội phạm CGTS, trong đó cần tạo chuyển biến về nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ chiến sỹ trong hoạt động khai thác mở rộng điều tra tội phạm cướp giật, đồng thời phải tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt động này như những quy định về mối quan hệ phối hợp, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức lực lượng tiến hành, tổ chức các biện pháp tiến hành khai thác mở rộng điều tra tội phạm cướp giật.